Khi tham gia vào thị trường gạo thế giới, Việt Nam tất nhiên phải căn cứ vào giá gạo quốc tế làm cơ sở định giá gạo xuất khẩu của mình. Về lý thuyết, giá được chọn làm giá quốc tế phải là giá cả của những hợp đồng thương mại lớn. Bên bán và bên mua hoàn toàn tự nguyện. Giá thanh toán bằng những đồng tiền tự do chuyển
đổi, chủ yếu USD. Cuối cùng, giá phải được chọn ở trung tâm giao dịch quốc tế
quan trọng nhất. Căn cứ vào đó, từ thập kỷ 60 trở lại đây, người ta thường dựa vào giá xuất khẩu gạo của Thái Lan (FOB - Bangkok) làm giá quốc tế mặt hàng gạo vì Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Mọi sự biến động cung cầu và giá cả của thị trường gạo quốc tế đều chiụ sự chi phối sâu sắc bởi số lượng và giá cả
xuất khẩu gạo của Thái Lan.
Thực tế, trong những năm qua chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp hơn rõ nét so với chất lượng gạo của các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Mỹ, Pakixtan
đặc biệt những năm đầu xuất khẩu gạo. Chất lượng thua kém là lí do cơ bản nhất quyết định giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo quốc tế. Qui cách chất lượng sản phẩm còn thấp và không đồng đều. Những hạn chế về chất lượng, cơ cấu chủng loại có ảnh hưởng rất lớn đến giá gạo xuất khẩu. Nếu tỷ trọng gạo phẩm cấp cao càng lớn thì mức giá gạo bình quân năm càng cao và ngược lại. Chẳng hạn, giai
đoạn 1997 – 1998, đồng Bath mất giá nghiêm trọng (hơn 40%) do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Thái Lan đã hạ giá gạo ngang với giá gạo Việt Nam, thậm chí có lúc rẻ hơn 5 - 10 USD/tấn để tăng sức cạnh tranh. Nhưng, nếu tính giá gạo bình quân năm của ta vẫn thấp hơn của Thái Lan vì gạo xuất khẩu phẩm cấp cao của Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn hơn của Việt Nam.
Ngoài chất lượng, mức chênh lệch giữa giá gạo quốc tế và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam còn do những nguyên nhân khác. Cụ thể, Việt Nam chưa có được hệ
thống bạn hàng tin cậy, ổn định nhiều năm như Thái Lan. Khả năng hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam về marketing trong việc tiếp cận thông tin, nắm bắt thị
trường, cũng như trong khâu giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng. Trên thực tế, có những hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam vi phạm thời hạn giao hàng, hoặc khâu bốc xếp...Hệ quả là mức chênh lệch giá trong năm 1989, năm đầu Việt Nam xuất khẩu gạo, thường rất lớn từ 70 - 80 USD/tấn. Bảng 6 dưới đây sẽ nói rõ tình hình giá cả gạo xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua so với giá gạo quốc tế.
Bảng 6 - Giá gạo xuất khẩu gạo Việt Nam so với giá gạo quốc tế thời gian qua (Đơn vị: USD/tấn) Giá gạo quốc tế (FOB-Bangkok, loại 5% tấm) Giá gạo XK trung bình của Việt Nam Giá gạo XK của Việt Nam theo giá
gạo 5% tấm Chênh lệch giá giữa (2) và (4) (1) (2) (3) (4) (5) 1989 311 226 236 75 1990 275 191 212 63 1991 298 227 242 56 1892 275 214 228 47 1993 247 211 209 38 1994 285 230 250 35 1995 332 250 301 31 1996 348 285 321 27 1997 312 247 288 24 1998 312 273 290 21 1999 250 227 230 20 2000 204 188 190 14 Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới - Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.199.
Bảng trên phản ánh tổng hợp giá gạo quốc tế và giá gạo Việt Nam, cụ thể: - Cột 2: Nói rõ giá gạo quốc tế, tức giá gạo xuất khẩu theo điều kiện FOB tại cảng Bangkok, thường đối với loại gạo 5% tấm.
- Cột 3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tính giá trung bình của tổng lượng xuất khẩu mỗi năm.
Từ đó có thể xác định được mức chênh lệch giữa giá gạo quốc tế và giá gạo xuất khẩu Việt Nam cùng cấp loại 5% tấm. Quá trình thu hẹp mức chênh lệch giá từ
75 USD/tấn năm 1989 xuống còn 21 USD/tấn năm 1998 cũng là quá trình cố gắng của Việt Nam ở các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, chuyên chở, cảng khẩu, cũng như nghiệp vụ thương mại quốc tế, trong đó chất lượng là yếu tố cơ bản nhất mà Việt Nam cần phấn đấu nhiều hơn nữa trong thời gian tới.