3. 2.2 Giải pháp giảm chi phí marketing xuất khẩu
2.3.5.2 Chú trọng hoạt động hội trợ triển lãm thương mại quốc tế và các công cụ yểm trợ xuất khẩu khác
cụ yểm trợ xuất khẩu khác
Như chúng ta đã biết, điểm mạnh nổi bật của hội trợ triển lãm thương mại quốc tế là khách hàng hiện diện được cụ thể sản phẩm, do đó, doanh nghiệp quy tụ được kịp thời bạn hàng và có nhiều cơ hội ký kết được hợp đồng tiêu thụ. Chính vì thế, hội trợ triển lãm thương mại quốc tế ở các nước nhập khẩu trở thành công cụ
quan trọng trong chính sách yểm trợ Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần mở rộng hơn quan hệ trực tiếp với tổ chức hội trợ triển lãm ở các nước nhập khẩu để đẩy mạnh các hoạt động hội trợ
triển lãm, tìm được nhiều cơ hội cho việc mở rộng xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều và hiệu quả.
Doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng loại hội trợ, kế hoạch, lịch trình hội trợ, làm tốt bước chuẩn bị sản phẩm tham gia và kế hoạch bán hàng hiệu quả.
Ngoài quảng cáo và hội trợ triển lãm, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh kịp thời các hoạt động yểm trợ xuất khẩu khác như quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, lập các trang Web...nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên quy mô rộng.
Trên đây là hệ thống 5 giải pháp chủ yếu với 13 giải pháp lớn cụ thể. Một trong những phương châm được quán xuyến của đề tài này là giải pháp đưa ra mang tính đồng bộ và, hơn thế nữa, phải mang tính trọng điểm mà đề tài cần tập trung giải quyết. Do vậy, đề tài không có ý định đưa ra nhiều giải pháp một cách dàn trải để độc giả tiết kiệm thời gian và bớt mệt mỏi. Theo nhận thức có hạn của người viết,
những giải pháp trên là vấn đề cơ bản nhất trong định hướng chiến lược đẩy mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam nhằm tạo bước đột phá và tăng tốc kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường thế giới dù có những những biến động thăng trầm trong từng thời kỳ, song nhìn chung vẫn có xu hướng tiếp tục tăng cả về
số lượng và chất lượng. Mức tăng trưởng cung lúa gạo đã bắt đầu có dấu hiệu giảm.
Đó là thuận lợi để Việt Nam có thể yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo đến năm 2010 và trong những những năm tiếp theo.
Các tiềm năng, nguồn lực và lợi thế của Việt Nam trong sản xuất, xuất khẩu gạo đã phát huy một cách có hiệu quả và được minh chứng rõ nhất trong suốt 14 năm liên tục vừa qua cả về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia lẫn đẩy mạnh xuất khẩu – Việt Nam trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới. Thắng lợi này cả thế giới không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, sản xuất và sản xuất hàng hoá lúa gạo xuất khẩu của ta vẫn cơ bản phát triển theo chiều rộng, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu còn thấp hơn so với nhiều nước xuất khẩu khác. Nguyên nhân chủ yếu do nền nông nghiệp nước ta vẫn trong tình trạng sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách đầu tư phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Tóm lại, với xu thế phát triển của đất nước, tương quan với tình hình thị
trường và các nước cạnh tranh xuất khẩu gạo bên ngoài, có thể nhận định chung:
Việt Nam vẫn là một trong các nước có nhiều khả năng, cùng với Thái Lan, thuộc những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong vòng 10 năm tới. Hương thơm lúa gạo Việt Nam vẫn sẽ lan toả rộng hơn trên thị trường gạo thế giới..../.