3. 2.2 Giải pháp giảm chi phí marketing xuất khẩu
3.2.3. 3 Đa dạng hoá cách ợp đồng xuất khẩu gạo với các phương thức thanh toán linh hoạt
toán linh hoạt
Một thực tế đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong việc đa dạng hoá các loại hợp đồng xuất khẩu gạo cùng với các phương thức thanh toán linh hoạt. Do đó, để tăng được kim ngạch xuất khẩu gạo, thời gian tới họ phải tìm ra các hình thức và biện pháp khác nhau đối với từng khu vực thị trường và từng bạn hàng nhập khẩu.
Đối với khu vực thị trường có thu nhập thấp như thị trường châu Phi, khó khăn về tài chính, cần chú ý tới các phương thức như giao hàng trả chậm, cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và Chính phủ có chính sách tạo điều kiện cho việc thanh toán qua ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Đối với thị trường Nga, các nước SNG, họ cũng không mạnh về tài chính, nhưng có ưu thế về máy móc công nghệ. Nên ngoài các hình thức trên, có thể dùng hình thức trả nợ, đổi gạo lấy máy móc, thiết bị nông nghiệp...vì Việt Nam còn nợ những nước này từ hồi chiến tranh. Hoặc như Indonesia có lợi thế vế phân bón trong khi hằng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu lượng lớn phân bón, nên có thể xuất khẩu theo hình thức đổi gạo lấy phân bón.
Đối với khu vực thị trường có thu nhập cao như thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ, họ có khả năng tài chính tốt, nhưng thường nhập khẩu với khối lượng ít. Trong trường hợp này nên dùng phương thức trả ngay và có chiến lược phát triển và mở
rộng vào những thị trường này bởi họ có khả năng thanh toán nhanh, vốn không bịứ đọng.
Các hợp đồng có thể ký kết ở nhiều cấp độ khác nhau như cấp chính phủ, cấp doanh nghiệp, theo chuyến, theo mùa vụ, từng đợt...Trong đó chú trọng đến cấp chính phủ bởi loại hợp đồng này vừa xuất khẩu với khối lượng lớn, lâu dài, độ rủi ro ít. Các loại khác thì linh hoạt theo tình hình thực tế.