2 Mục tiêu định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm tớ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 71 - 72)

2. 4 4 Tương quan vị thế của Việt Nam với các đối thủ (Thái Lan, Ấn độ)

3.1. 2 Mục tiêu định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm tớ

Trong chiến lược phát triển xuất khẩu cho giai đoạn 2001 - 2010 của Bộ

Thương mại, tháng 10/2000, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam là 62,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá: 54,6 tỷ USD, dịch vụ: 8,1 tỷ USD (tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 là 15,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá đạt 13,5 tỷ USD, dịch vụđạt 2,0 tỷ USD).

Trong cơ cấu xuất khẩu, cần gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến có hàm lượng công nghệ cao và giảm dần tỷ trọng hàng thô. Trong đó nhóm hàng nông sản, hải sản từ 23,3% năm 2000 xuống còn 16 - 17% năm 2010. Đối với mặt hàng gạo, tỷ trọng xuất khẩu gạo đương nhiên giảm xuống, song khối lượng và giá trị xuất khẩu hàng năm vẫn tăng khá mạnh. Trong dự báo chiến lược phát triển nông nghiệp thời kỳ 2000 - 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3/2000, xuất khẩu gạo sẽ từ 4 - 5 triệu tấn/năm và duy trì khoảng 5 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,5 tỷ USD.

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược phát triển xuất khẩu ở trên, và vị

trí, vai trò của mặt hàng gạo, đồng thời xuất phát từ tình hình thực tế và định hướng chung về sản xuất và xuất khẩu gạo cho thời gian tới, việc xác định mục tiêu trong xuất khẩu gạo đến năm 2010 cần phát triển theo các định hướng sau:

Một là, đa dạng hoá chủng loại gạo, cấp loại gạo xuất khẩu, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường gạo thế giới. Đa dạng hoá chủng loại, cấp loại không có nghĩa là càng nhiều chủng loại, cấp loại càng tốt, mà sự đa dạng đó cũng phải theo nhu cầu của thị trường. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, dù đó là nhu cầu loại gạo gì, quy mô lớn hay nhỏ. Ngoài ra, đa dạng hoá xuất khẩu chủng loại gạo, cấp loại gạo phải theo hướng tăng dần tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao, gạo cấp loại cao trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

Hai là, kết hợp chặt chẽ đa phương hoá và tập trung hoá thị trường xuất khẩu, trước hết là những thị trường tiêu thụ lớn, ổn định lâu dài. Đó là những thị trường chiến lược cần phải có những ưu tiên nhất định đối với khách hàng. Những thị

trường nhỏ và không ổn định được coi là các thị trường chiến thuật, cần có chính sách, hệ thống tổ chức thích hợp để sẵn sàng chiếm lĩnh khi cần thiết và có cơ hội.

Ba là, đa dạng hoá các hình thức tổ chức và thành phần tham gia xuất khẩu gạo để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu ở mọi nơi, mọi lúc, quy mô lớn hay nhỏ

của khách hàng. Như vậy, trong hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo và cơ chế quản lý vĩ

mô, cần vừa có doanh nghiệp lớn chủ đạo, vừa có doanh nghiệp nhỏ hỗ trợ, vừa có cơ chế cứng, vừa có cơ mềm để hệ thống này có thể linh hoạt, uyển chuyển, thích

ứng kịp thời với mọi biến động của thị trường. Vấn đề là cần có sự phân chia, phân cấp thị trường cho các loại hình tổ chức xuất khẩu gạo một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 71 - 72)