4 2 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp Nhà nước trong xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 94 - 95)

3. 2.2 Giải pháp giảm chi phí marketing xuất khẩu

3.2. 4 2 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp Nhà nước trong xuất khẩu gạo

khẩu gạo

Toàn cầu hoá và khu vực hoá là sự phát triển cả chiều rộng và chiều sâu các mối quan hệ giao lưu quốc tế trên nhiều phương diện như kinh tế, thương mại. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các quốc gia phải có các mối liên kết kinh tế, thương mại tương ứng từ cấp doanh nghiệp, quốc gia, khu vực và quốc tế thì mới có thể mở

rộng thị trường ra khỏi phạm vi quốc gia và thâm nhập ngày càng sâu với quy mô càng lớn vào phạm vi quốc tế. Để thực hiện được điều đó thì vai trò của hoạt động marketing quốc tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng, trong đó phải kểđến hoạt động xúc tiến thương mại cả ở cấp Chính phủ và doanh nghiệp.

Hiện nay, bất cứ quốc gia và doanh nghiệp nào muốn tăng thêm thị phần cho sản phẩm của mình trên thị trường thế giới, chắc chắn hoạt động xúc tiến thương mại phải đi trước một bước. Với tầm quan trọng đó, nên hoạt động xúc tiến thương mại đang diễn ra rất mạnh với quy mô càng lớn hơn ở tất cả các cấp. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động này có thể rất lớn. Đây cũng là vấn đề khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi phần lớn họ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu...Những nguyên nhân này khiến cho hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam chưa phát triển, hoặc nếu có cũng chỉ ở phạm vi hẹp và quy mô nhỏ.

Trước tình hình đó, Chính phủ cần có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác này. Và Chính phủ Việt Nam đã và đang chú trọng và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ. Cụ thể là nhiều chuyến thăm viếng

của các lãnh đạo cấp cao đều có rất nhiều các doanh nghiệp đi cùng, đồng thời trong chuyến thăm đó hàng loạt các hiệp định thương mại song phương được ký kết, thúc

đẩy quan hệ buôn bán giữa hai nước như (như thoả thuận Bộ Thương mại Việt Nam ký với Cục Lương thực Indonesia mua 500 ngàn tấn gạo từ 2002-2004). Một thuận lợi nữa là hoạt động ở cấp chính phủ dễ dàng thiết lập các mối liên hệ bạn hàng lâu dài, ổn định và chắc chắn, trong khi chúng ta chưa có hệ thống bạn hàng truyền thống, ổn định về nhập khẩu gạo thì việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

ở cấp Chính phủ càng cần được quan tâm hàng đầu, đóng góp một phần quan trọng vào việc đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)