khẩu gạo
Cùng với những kết quả khả quan đã đạt được, chúng ta cũng còn nhiều việc chưa làm được, trong đó phải kểđến những vấn đề sau:
Thứ nhất, số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo
Bước đầu chúng ta đạt được mục tiêu về số lượng gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa phục vụ cho xuất khẩu. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan có xu hướng tăng từ dưới 30% (trước năm 1998) lên 44% (năm 1998). Điều đó cho thấy, thời gian qua, sức cạnh tranh của gạo Việt Nam có được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ kim ngạch tăng nhỏ hơn tốc
độ của sản lượng xuất khẩu (17,1% so với 20,2%). Trong khi tốc độ tăng sản lượng của các đối thủ thấp hơn, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,67 lần của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 2,27 lần.
Thứ hai, chất lượng gạo xuất khẩu
So với thời kỳ đầu xuất khẩu thì chất lượng gạo Việt Nam có được cải thiện
đáng kể. Cụ thể, tăng được tỷ trọng gạo cấp cao trong tổng số gạo xuất khẩu; song cơ cấu chủng loại còn chưa đa dạng; chất lượng chưa đáp ứng được đầy đủ ở các thị
trường cấp cao. Nên thị phần ở đây còn khiêm tốn, do đó giá bán luôn thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh, gây thua thiệt cho hoạt động xuất khẩu.
Những năm gần đây giá gạo xuất khẩu Việt Nam có tăng lên, nhưng vẫn thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh và thấp hơn nhiều của thế giới
Thứ tư, thị phần và thị trường xuất khẩu
Từ năm 1991 đến năm 1998 thị phần gạo được mở rộng hơn 10%. Đến nay con số đó là 18,44% so với Thái Lan là 22,2%. Như vậy, thị phần gạo tăng lên thì cùng với quy mô thị trường xuất khẩu được mở rộng. Tuy nhiên, dù số lượng thị
trường xuất khẩu có nhiều hơn, nhưng các thị trường nhập khẩu quy mô lớn và ổn
định thì lại ít. Xuất khẩu vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, từng chuyến. Đến nay, các doanh nghiệp vẫn chưa ký kết được nhiều những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, phần lớn đều xuất khẩu qua trung gian. Ngoài ra, mức độ thâm nhập vào thị trường “chính ngạch” của gạo Việt Nam rất thấp. Đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu và
đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao như gạo đặc sản.
Trên đây là 4 vấn đề mà chúng ta đã làm được, song nếu đi sâu phân tích thì lại chính là 4 vấn đề chúng ta chưa làm được. Vậy những yếu tố cơ bản nào khiến cho năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam thấp hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới? Chương 2 của Khoá luận này sẽ trả lời rõ hơn cho câu hỏi này.
CHƯƠNG 2