3 4 Thị trường châu Âu (EU và SNG)

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 75 - 76)

2. 4 4 Tương quan vị thế của Việt Nam với các đối thủ (Thái Lan, Ấn độ)

3.1. 3 4 Thị trường châu Âu (EU và SNG)

EU là thị trường không có nhu cầu lớn về gạo, chủ yếu vẫn là gạo cao cấp. Tuy nhiên, các nước EU lại đóng vai trò trung gian quan trọng trong xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước nghèo châu Phi bằng con đường viện trợ. Hàng năm nhu cầu tiêu thụ của EU đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam rất lớn, đồng thời chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam không ngừng

được hoàn thiện. EU còn là khu vực kinh tế khá ổn định, cùng với việc ra đời và hoạt động của “khu vực đồng Euro”, đang tạo ra những thuận lợi mới cho thương mại của Việt Nam. Do vậy, thị trường EU là môi trường lý tưởng để các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện khả năng của mình.

Hiện nay, thị trường EU chiếm khoảng 26% xuất khẩu của Việt Nam, phấn

đấu tăng lên 30% năm 2005. Hàng xuất khẩu vào EU thường được giá, nhưng đòi hỏi chất lượng rất cao. Hiện nay phần lớn các sản phẩm nông nghiệp nói chung và gạo nói riêng của Việt Nam chưa thích ứng được với điều kiện mậu dịch ở khu vực này. Ngoài ra, EU sử dụng nhiều biện pháp hàng rào phi thuế quan rất nghiêm ngặt nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp trong nước. Cụ thể, ở năm tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và lao động.

Tại thị trường này, hàng hoá của các nước đang phát triển cạnh tranh rất mạnh. Trong vài năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng nâng cao chất lượng và giữ gìn uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội chiếm lĩnh thị phần cao

trên thị trường này. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Nga và SNG là khu vực thị trường truyền thống mà các doanh nghiệp Việt Nam đã từng quen thuộc. Thị trường này có sức tiêu thụ lớn đối với các loại hàng có chất lượng và giá cả trung bình, nghĩa là không đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm quá chặt chẽ như những thị trường khó tính khác (EU). Nên thị

trường này được coi là thị trường “dễ tính” nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phục hồi thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai. Về phía các doanh nghiệp, cần xúc tiến mở rộng quan hệ với khu vực này theo hướng duy trì quan hệ cũ, tìm kiếm thêm đối tác mới. Ở đây doanh nghiệp cả hai phía đều có khó khăn về tài chính, do đó hai bên cần tìm kiếm các hình thức và biện pháp khác nhau như giao hàng trả chậm, cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu, lập kho ngoại quan, xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại...để tăng nhanh kim ngạch buôn bán.

Tuy nhiên, quan hệ thương mại trong thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Năm 2001, kim ngạch mậu dịch song phương Việt-Nga đạt 571 triệu USD (tăng 1,5 lần so với năm 2000 và khoảng 800 triệu USD năm 2002). Nga cũng là thị trường nhiều tiềm năng với GDP hơn 250 tỷ USD/năm. Quan hệ

hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đang tiến triển thuận lợi, đặc biệt sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin (năm 2002), tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ kinh tế và thương mại song phương. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm cơ hội này để

tìm hiểu nhu cầu đích thực của thị trường Nga về từng chủng loại sản phẩm, chất lượng, thị hiếu, giá cả...để từ đó xác định chiến lược thâm nhập thị trường đạt hiệu quả cao và lâu dài. Họ không nên coi việc xuất khẩu trả nợ là dịp để “đẩy đi” những sản phẩm cấp thấp có chất lượng kém.

Cùng với những thị trường chiến lược ở trên, Việt Nam cũng không xem nhẹ

thị trường chiến thuật đối với những nước tiêu thụ nhỏ đang có quan hệ và sẽ mở

rộng mới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 75 - 76)