2 2 Đánh giá lợi thế của Việt Nam trong sản xuất gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 25 - 26)

Trong thương mại quốc tế, các nước đều căn cứ vào lợi thế so sánh của mình

để sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đem lại hiệu quả cao nhất, như Heckscher- Ohlin đã nhấn mạnh: “Một nước sẽ sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó”. Chẳng hạn, xuất khẩu dầu mỏ của Trung Cận Đông, đồng của Zambia, Zaica, Chilê, Pêru, hoặc gỗ của Malaixia, Philippin...Khí hậu nhiệt đới đem lại lợi thế về các mặt hàng như cà phê, ca cao, chuối, dầu thực vật và các nguyên liệu thô như bông cao su. Cuối cùng, tiềm năng lao động dồi dào cho phép xuất khẩu các mặt hàng sử

dụng nhiều lao động như dệt may, dày gia, công nghiệp nhẹ...Việt Nam cũng không nằm ngoài trường hợp này. Nguồn tiềm năng thuận lợi của Việt Nam trong xuất khẩu gạo bao gồm cảđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lao động dồi dào.

Về tự nhiên, Việt Nam có diện tích 330,363 km2 (thuộc loại có diện tích trung bình trên thế giới). Đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ta có bờ biển dài thuận lợi cho giao thông và chuyên chở đường biển- thuận lợi cho

xuất khẩu. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á và Bắc Bán Cầu, khí hậu nhiệt

đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa. Do vậy, cây lúa là cây lương thực truyền thống. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho biết Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước xa xưa. Nên người Việt Nam

đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm canh tác lúa, làm nền tảng cho việc trồng lúa hướng xuất khẩu. Việt Nam cũng là một trong những nước tham gia xuất khẩu gạo tương đối sớm so với nhiều nước xuất khẩu khác trên thế giới (năm 1880 Việt Nam xuất 300 ngàn tấn gạo sang các nước trong hệ thống thuộc địa của Pháp).

Về lao động, Việt Nam là nước có lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ

cao: trên 70% lực lượng lao động cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp - giá nhân công rẻ. Điều này làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có giá thành thấp, tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới.

Việt Nam có thể tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu và lao động để sản xuất những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng tài nguyên và lao động cao, còn vốn và kỹ thuật thấp. Do vậy, Việt Nam chọn phát triển sản xuất lúa gạo là ngành chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là hoàn toàn đúng đắn cả về lý thuyết và thực tiễn. Sản xuất lúa gạo thể hiện rõ các đặc tính của sản xuất nông nghiệp. Thứ nhất, thực hiện sản xuất trên diện rộng và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, nguồn nước...Thứ hai, tiến hành sản xuất cần nhiều lao động do tính chất phân bố

rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc. Sản xuất lúa cho phép tận dụng tốt ưu thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế những khó khăn về vốn, kỹ thuật - công nghệ.

1. 2. 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 1. 2. 2. 1. Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc (Trang 25 - 26)