8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
"Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niện cho đến quy trình kỹ thuật và đổi mới những hoạt động quản lý cả quá trình này."[17]. (Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT - NXBGD 2007)
1.3.1.1. Căn cứ pháp lý của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc hội khóa X đã ra Nghị quyết số 40/2000/QH10 về việc đổi mới CTGDPT là " xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới" và " Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình; sách giáo khoa; tăng cương tính thực tiễn; kỹ năng thực hành; năng lực tự học; coi trọng kiến thức xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục"[10]
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 -2010 của nước ta đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho ngành DG&ĐT là " Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới"[6]
Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để thực hiện NQ số 40/2000/QH10 và Chỉ thị số 30/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở THPT (Trung học phổ thông) và đào tạo 2 giai đoạn ở đại học đã nêu rõ các yêu cầu, công việc mà Bộ GD & ĐT và các cơ quan có liên quan phải khẩn trương tiến hành.
1.3.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình và nội dung giáo dục cũ không phù hợp ở giai đoạn qua nay bộc lộ tồn tại, không theo kịp sự đổi mới. Do sự thay đổi của đối tượng học sinh trong điều kiện kinh tế-xã hội và khoa học kỹ thuật phát triển. Sản phẩm con người không thích ứng được với sự phát triển của khoa học, công nghệ. Không phù hợp với sự phân luồng nguồn nhân lực. Tâm lý thi cứ còn nặng nề, chưa kích thích được tính sáng tạo trong học tập, chưa phản ánh chính xác năng lực toàn diện của người học. Sự phân hóa cũng như tích hợp chưa rõ rệt, có chỗ còn chồng chéo, chương trình đồng tâm không phù hợp, thiếu tính liên thông giữa các cấp học. Nhiều thành tựu của khoa học-kỹ thuật, công nghệ cũng như sự tiến bộ xã hội và các vấn đề cấp bách có tính toàn cầu chưa được đề cập, chưa đưa được ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào dạy học. Chương trình củ không phù hợp với sự đổi mới PPDH (phương pháp dạy học), còn nặng về tính hàn lâm, ít thực hành, chưa quan tâm nhiều đến phong cách tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế -xã hội với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập cả về chiều sâu và rộng đối với thế giới, do sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi nguồn nhân lực con người phải tương xứng với sự phát triển. Do sự thay đổi về tâm - sinh của người học trong thời đại mới.
Chương trình và cách thực hiện chương trình sẽ làm thay đổi về cách biên soạn, sử dụng sách giáo khoa (SGK). SGK trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trinh tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hiện theo năng lực của người học. Các thông tin trong SGK (qua kênh hình và kênh chữ) thường đa dạng và phong phú, đòi hỏi người học phải có tư duy linh hoạt, có đầu óc phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn đề.
Căn cứ vào tính tất yếu và yêu cầu nêu trên để xem xét chương trình phổ thông hiện hành với những ưu nhược điểm đã nêu trên thì rõ ràng là phải tổ chức xây dựng lại chương trình, SGK mới cho tất cả các cấp, bậc học phổ thông ở nước ta.
1.3.1.3. Nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục, SGK phổ thông.
- Quán triệt mục tiêu giáo dục: Chương trình và SGK của giáo dục phổ thông phải là sự thể hiện cụ thể của mục tiêu giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục. Với yêu cầu xây dựng như mục tiêu đã nêu, chương trình và SGK phải quan tâm đến "dạy chữ", "dạy người" và "dạy nghề", định hướng nghề nghiệp cho người học trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại.
- Đảm bảo tính khoa học và sư phạm: Chương trình và SGK giáo dục phải là công trình khoa học sư phạm, trong đó phải lựa chọn được nội dung cơ bản, phổ thông, cập nhật với những tiến bộ của khoa học, công nghệ, của kinh tế - xã hội, gần gũi với đời sống hàng ngày và phù hợp với nhận thức, tâm, sinh lý của học sinh trong từng giai đoạn phát triển. Chương trình mới phải bảo đảm sự tích hợp được nhiều mặt giáo dục trong từng nội dung kiến thức, nâng cao chất lượng đồng thời để giản tải đến số môn học. Chuyển đổi một số nội dung thành các hoạt động giáo dục khác giảm gánh nặng học tập, góp phần tạo niềm tin cho trẻ đến trường.
- Thể hiện tinh thần đổi mới PPDH: Đây là một nội dung quan trọng yêu cầu của việc đổi mới chương trình và SGK phổ thông là tập trung vào việc đổi mới PPDH. Thực hiện việc dạy học dựa vào sự hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của thầy. Đổi mới PPDH luôn đặt trong mối quan hệ với việc đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vaath chất và trang thiết bị dạy học (TTBDH).
- Đảm bảo tính thống nhất: Chương trình giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính chỉnh thể qua việc xác định mục tiêu, nội dung, định hướng, phương pháp...từ cấp Tiểu học qua THCS đến THPT. Chương trình phải thống nhất trong toàn Quốc. Tính thống nhất của chương trình thể hiện ở. Mục tiêu giáo dục; quan điểm khoa học sư phạm xuyên suốt ở các môn, các cấp bậc học; Trình độ chuẩn của chương trình trong dạy học và kiểm tra, đánh giá.
- Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh: Chương trình và SGK tạo cơ sở quan trọng để phát triển trình độ giáo dục cơ bản của nguồn nhân lực mới. Phát triển năng lực của mỗi cá nhân, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Phải giúp cho mỗi học sinh với sự cố gắng đúng mức của mình để có thể đạt được kết quả học tập, phát triển năng lực và sở trường của tứng cá nhân.
- Quán triệt quan điểm mới trong biên soạn chương trình và SGK: Chương trinh không chỉ là nội dung và thời lượng dạy học mà thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp, bậc học. giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học.
- Đảm bảo tính khả thi: Chương trình và SGK không đòi hỏi những điều kiện vượt quá sự cố gắng và khả năng của số đông giáo viên, học sinh, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên chương trình và SGK phải đặt trong mối tương quan giữa trình độ giáo dục cơ bản của Việt Nam với các nước phát
triển trong khu vực và thế giới, giữa giai đoạn trước mắt và khoảng thời gian 10 đến 20 năm sau.