Quản lý đổi mới phương pháp dạyhọc môn Hóa học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5.2. Quản lý đổi mới phương pháp dạyhọc môn Hóa học

Như đã trình bày ở phân trên về việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay 5/5 giáo viên của tổ (100%) đã có chứng chỉ lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về "thay SGK và đổi mới phương pháp dạy

học" do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong những năm 2006, 2007 và

2008.

Về trang thiết bị: Nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp thiết bị thí nghiệm và thực hành tối thiểu cho các môn học trong đó có môn hóa học đúng theo chương trình SGK. Về phía nhà trường đã chuẩn bị cơ sở vật chất như phòng TN, hợp đòng giáo viên có chuyên môn về thiết bị dạy học để tiếp nhận cũng như quản lý. Không những thế mà việc sử dụng các thiết bị dùng chung như máy chiếu, tivi... cũng được nhà trường quan tâm và đáp ứng. Có thể nói các yếu tố chuẩn bị cho việc đổi mới PPDH và thây SGK đã được hoàn tất. Vấn đề là con người sử dụng và QL như thế nào.

Ngay từ những năm học đầu của việc thay SGK và đổi mới PPDH BGH nhà trường đã có kế hoạch cụ thể để thực hiện nhiệm vụ. Giao cho các tổ chuyên môn lên kế hoạch thời gian và nội dung sinh hoạt tổ. Về thời gian thực hiện theo quy chế (1 tháng 2 lần), về nội dung thì sinh hoạtđể thảo luận tìm ra những vấn đè mới và khó trong SGK để thảo luận đi thống nhất cách dạy và phương pháp dạy những bài mới và khó đó.

Tăng cường thực hiện kế hoạch dự giờ, thăm các giáo viên. Sau mỗi lần dự giờ thì có khảo sát về chất lượng, phương pháp để góp ý rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp. Ban Giám hiệu làm phiếu thăm dò, khảo sát.

Mỗi phiếu khảo sát có 2 phần: phần 1 đánh giá về việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng vận dụng của học sinh, phần 2 khảo sát về hứng thú bộ môn,

Ví dụ: Một số mẫu phiếu thăm dò

- Phương pháp dạy của thầy(cô) có giúp em hiểu được bài tại lớp không?

Hiểu Khó hiểu Không hiểu

- Theo em có khoảng bao nhiêu % số bạn trong lớp hiểu được bài ngay tại lớp?

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

- Trong các môn Toán, Lý, Hóa em thích học môn nào nhất?

Toán Lý Hóa

Qua khảo sát thấy được số học sinh hiểu bài ngay tại lới tương đối cao thường nằm trong khoảng 65 đến 85%. Và số học sinh thính học môn hóa học tương đương với môn Toán và Lý.

Qua việc dự giờ, khảo sát để BGH hiệu nhà trường nắm bắt được tình hình dạy, phương pháp, cũng như chất lượng giờ dạy trên lớp của đội ngũ GV. Từ đó có giải pháp phù hợp với từng đối tượng. Qua thực tiễn cho thấy, việc đối

mới PPDH của giáo viên có nhiều thực hiện được hay không thực hiện được phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Thói quen sử dụng phương pháp truyền thống (như diễn giải, nêu vấn đề, thuyết trình ..), công tác chuẩn bị giáo án của giáo viên, công tác dự giờ thăm lớp, kiểm tra đánh giá giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả cuối kỳ, cuối năm của BGH, thói quen học tập của học sinh từ bậc THCS. Một bộ phận không nhỏ học sinh từ bậc THCS học các các lớp phía dưới chỉ quên với phương pháp đọc chép (thậm chí nhìn chép). Sau một số giờ dạy của giáo viên khi kiểm tra lại vở của học sinh vẫn còn bỏ trống.

Sự phản hồi về hiệu quả của học sinh đối với người dạy, đây là một yếu tố vừa mang tính động lực tất lớn đối với GV. Vì vậy trong việc QL đổi mới PPDH trong nhà trường thì việc thăm dò sự phản hồi của HS có ý nghĩa rất quan trọng cho nhà QL.

Đối với việc sử dụng thiết bị dạy học: BGH nhà trường đã lượng hóa việc sử dụng thiết bị dạy học bằng các tiêu chí thi đua đầu năm. Trong mỗi học kỳ mỗi giáo viên phải sử dụng ít nhất 2 tiết dạy có ứng dụng CNTT trong dạy học (Chuẩn bị dạy học bằng máy chiếu (gọi là giáo án điện tử). Với các dụng cụ TN thực hành bộ môn thì căn cứ vào phiếu theo dõi việc sử dụng thiết bị, TN trong dạy học để đánh giá việc hoàn thaanhf nội dung dạy học. Nếu không sử dụng, không lchuaanr bị TN thì coi như vi phạm quy chế chuyên môn.

Bên cạnh việc đổi mới PPDH thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh cũng được BGH tiến hành đồng thời. Bên cạnh việc kiểm tra theo phương pháp truyền thống như trước đây (Kiểm tra tự luận). Nhà trường và các tổ chuyên môn trong những năm đầu thực hiện " thay SGK và đổi mới PPDH" thường xuyên mở các đợt sinh hoạt chủ đề "Hình thức đánh giá như thế nào là phù hợp, như thế nào là tốt, hiệu quả". "Trắc nghiệm"

khảo ý kiến của nhiều giáo viên trong cũng như ngoài trường thì thấy rằng. Bên cạnh những ưu, nhược điểm như chúng ta đã đề cặp đến thì tác giả còn những tồn tại khác nữa mà phương pháp "trắc nghiệm" cần phục đó là: Về phía giáo viên, việc ra đề trắc nghiệm chiếm hết nhiều thời gian khi ra đề; khi thực hiện làm trả lời phiếu trắc nghiệm thì người GV phải có trình độ thực hành vi tính nhất định; kỹ năng thực hiện phương án nhiễu của các phương án chưa thực sự nhiễu. Về cơ sở vật chất cần có phương tiện hỗ trợ như máy in, máy photo coppy, chi phí giấy cho việc thực hiện. Về phía học sinh. Do đề kiểm tra hoặc phiếu trả lời với thời gian ngắn, vì vậy khó thực hiện phương án đảo đề trong khi đó học sinh được kiểm tra lại ngồi rất gần nhau trong giờ khảo sát hoặc kiểm tra nên việc coppy bài của nhau tương đối khó khắc phục. Nếu những tồn tại trên được khắc phục thì việc kiểm tra, khảo sát dưới hình thức trắc nghiệm sẽ đạt được kết quả chính xác và phản ánh được chất lượng dạy của GV cũng như kết quả học của HS

2.2.6. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của tổ Hóa học

Như ta đã biết hoạt động dạy học phụ thuộc nhiều vào hoạt động học của học sinh, về nguyên tắc ở đây là nguyên tắc định hướng, đáp ứng và phân. Vì vậy vào đầu mỗi khóa học nhà trường cấn cứ vào kết quả thi tuyển sinh, dùng phiếu khảo sát nguyện vọng của tất cả học sinh (đăng ký học ban gì, nguyện vọng học khối gì?) trên cơ sở nhà trường thực hiện phân lớp. đảm bảo theo khả nâng tiếp thu kiến thức của học sinh nhưng vẫn đáp ứng nguyện vọng học tập. Trước khi thực hiện khảo sát nhà trường bao giờ cũng

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát nguyện vọng của học sinh đầu cấp trong 5 thực hiện phân ban của trường THPT Triệu Sơn 2.

Năm học T ổn g số Ban KHTN Ban KHXH Ban CB.A Ban CB.B Ban CB.XH SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 07-08 500 197 39,4 89 17,2 214 42,8 0 0,0 0 0,0

08-09 500 232 46,4 58 11,6 203 40,6 7 1,4 0 0,0

09-10 500 263 52,6 34 6,8 194 38,8 9 1,8 0 00

10-11 405 192 47,4 21 5,2 187 46,2 5 1,2 0 00

11-12 405 201 49,6 27 6,7 172 42,5 3 0,7 2 0,9

Qua bảng thống kê trên ta thấy xu hướng xã hội, tâm lý phụ huynh và học sinh có nhu cầu học các môn khoa học. Song kiến thức và khả năng của các em có hạn vì vậy việc phân phân ban cho học sinh học gì? Mức dộ nào được BGH nhà trường cân nhắc kỹ lưỡng. Vấn đề này ảnh hưởng và tác động đến việc dạy cũng như phương pháp dạy của GV rất lớn.

Với Ban KHTN mặc dù nhiều học sinh đăng ký học nhưng thực tế một số kiến thức mới và nâng cao hiệu quả hiểu bài cúng như vận dụng các em gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như các khái niệm về cân bằng, sự chuyển dịch cân bằng trong hóa học cũng như các bài tập có liên quan đến cân bằng ở lớp 11. Vì vậy đối với ban này nhà trường chỉ xếp 2 lớp với tổng số 90 đến 100 học sinh. Cac học sinh học ở ban này có thể thi đại học được cả 2 khối A và B.

Đối với ban KHXHNV, do nhiều yếu tố khách quan khác nhau mà hiện nay học sinh đăng ký học theo ban này ngày càng ít (Xem tỉ lệ trong bảng 2.10). Thế nhưng BGH nhà trường vừa làm công tác tư vấn nghề nghiệp, vừa động viên khuyến khích để bố trí số học sinh đủ cho 2 lớp trong năm 2007- 2008 và 2008-2009, còn trong các năm cong lại chỉ còn 1 lớp Học sinh học ban này có thể thi Đại học và Cao đẳng 2 khối C và D). Đây cũng là tình hình chung của các trường THPT ở Thanh Hóa.

Với ban cơ bản thì học sinh chủ yếu có nguyện vọng học theo định hướng khối A.(gọi tắt là CB.A) (vì các môn học tự chọn các em có nguyện vọng toán, lý và hóa). Với ban này nhà trường xếp các em theo nguyện vọng và số còn lại của ban KHTN có kết quả thi tuyển sinh và khảo sát thấp.

Các ban khác hầu như không có hoặc có rất ít HS đăng ký học. vì vậy nhà trường không thể bố trí được học sinh theo học.

Bảng 2.11. Việc phân các ban học đầu khóa học (lớp 10) của Trường THPT Triệu Sơn 2 từ năm học 2007 đến nay như sau:

Năm học Tổng số HS Số lớp Ban. KHTN Ban KHXH-NV Ban CB.A Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp 07-08 500 10 100 2 90 2 310 6 08-09 500 10 100 2 55 1 345 7 09-10 500 10 200 100 4 2 45 45 1 1 255 355 5 7 10-11 405 9 100 2 45 1 250 5 11-12 405 9 100 2 43 1 252 5

Chú thích: Năm học 2009-2010 vào đầu năm học do nguyện vọng học sinh nhiều (263 HS) đăng ký theo nguyện vọng B.KHTN nên BGH nghà trường xếp 4 lớp với 200 HS. Nhưng sau 1 năm học thấy trình độ HS yếu không đáp ứng được so với nội dung dạy học.Hội đồng Giáo dục nhà trương quyết định chuyển số em học yếu hơn (100HS) chỉ nên theo ban CB.A. (phần in nghiêng trong bảng là số lớp hiện tại của HS hiện đang học lớp 12).

Bảng 2.12 Việc bố trí số tiết dạy của môn hóa học trong 1 tuần của 1 lớp ở các ban như sau:

Ban KHTN Ban CB.A Ban KHXH-NV Học kỳ I II I II I II Khối 10 3 + 1 2 + 1 2 + 1 2 +1 2 2 Khối 11 2 + 1 3 + 1 2 + 1 2 + 2 2 2 Khối 12 3 + 1 2 + 1 2 + 1 2 + 1 2 2

Trong bảng số giờ cộng thêm (in nghiêng) là số giờ tự chọn (do yêu cầu của học sinh mà nhà trường bố trí 4 gời tự chon trong 1 tuần cho các môn Toán, Lý, Hóa và Sinh cho các lớp ban KHTN, Ở ban cơ bản thì mỗi môn

thêm 1 giờ trong tuần. (riêng giờ còn lại thì thêm cho toán khối 10, Hóa khối 11 và Vật lý khối 12).

Với số lớp như hiện nay thì tổng số giờ môn Hóa của toàn trường từ 80 đến 90 giờ trong 1 tuần. Vây giáo viên phải dạy từ 16 đến 18 giờ trong 1 tuần thực dạy, chưa kể công tác kiêm nhiệm khác như chủ nhiệm lớp.

Về nội dung dạy học: Đối với các giờ theo quy định thì dạy theo khung và phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất; Đối với các giờ tự chọn hiện nay nhà trường đang thực hiện giao quyền chủ động cho giáo viên và học sinh. Có thể dạy theo nội dung bán sát chương trình (đối với lớp KHTN). Với ban cơ bản (CB.A) có thể bám sát theo chương trình "chuẩn" hoặc bán sát với các chủ đề của "chương trình nâng cao".

Việc, chương trình dạy học của các giáo viên luôn đặt trong sự QL chặt chẽ của tổ và BGH nhà trường. Hàng tuần tổ trưởng duyệt kế hoạch (kế hoạch giảng dạy) giảng dạy của mỗi giáo viên. Hàng tháng BGH thực hiện kế hoạch giao ban và kiểm tra kế hoạch của tổ và giáo viên, qua đó nắm bắt được việc thực hiện tiến độ chương trình, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục

2.2.7. Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Hóa học của học sinh

2.2.7.1. Quản lý học tập trên lớp của học sinh.

Việc quản lý học tập của học sinh học tập trên lớp nhà trường đã tiến hành nhiều giải pháp mang tính đồng bộ.

Quản lý sĩ số các lớp từng giờ, từng buổi, hàng tuần và hành tháng. Nhà trường thành lập tổ trực ban để lấy sĩ số các lớp từng buổi, bên cạnh đó thực hiện việc ghi chép sổ đầu bài (dạng nhật ký hoạt động day -học của lớp học),cuối mỗi tuần có bộ phận tổng hợp ghi chép lại cụ thể. Thứ 2 hàng tuần vào giờ sinh hoạt tập thể toàn trường BGH đưa ra nhận xết về việc chấp hành nội quy nề nếp, nội quy học tập học sinh. Thông qua đó nêu gương những cá

nhân, tập thể có thành tích tốt, có điểm cao trong giờ học , bên cạnh đó cũng phê bình nhắc nhỡ những tập thể, cá nhân có ý thức, kết quả học tập chưa tốt.

Tăng cường nhắc nhở giáo viên kiểm tra và cặp nhất điểm kiểm tra miệng trên lớp vào sổ điểm và sổ đầu bài. Thông qua các đợt kiểm tra tập trung, lấy kết quả kiểm tra, làm con số thống kê điểm, so sánh kết quả học tập từng bộ môn của các tập thể học sinh, khen thưởng kịp thời những học sinh có điểm kiểm tra mỗi môn cao nhất, học sinh có tổng số điểm kiểm tra cao nhất. Qua đó thúc đẩy được cả sự cố gắng học tập của học sinh và việc rèn luyện, dạy dỗ của giáo viên. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn trong việc tự trào dồi chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên cũng như việc tăng cường công tác QL học của học sinh.

Sau mỗi học kỳ BGH nhà trường tổ chức họp Phụ huynh học sinh để thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, đồng thời đưa ra những phương hướng, kế hoạch của nhà trường trong thời gian còn lại. Công tác này trợ giúp cho việc tự học, tự đào tạo của học sinh rất lớn vì có sự giúp đỡ đắc lực không bỏ qua được của cha mẹ học sinh. Các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ của học sinh yêu cầu học sinh lưu lại, nhà trường sẽ kiểm tra định kỳ và đợt xuất các bài kiểm tra này. Qua đó giúp học sinh tôn trọng kiến thức và kết quả học tập của bản thân, giúp các em cố gắng vươn lên trong học tập.

2.2.7.2. Quản lý việc học tập ở nhà của học sinh:

Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp. Bên cạnh việc kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn, dùng các con điểm để kiểm tra đánh giá và động viên khuyến khích học sinh tự học để nâng cao chất lượng học tập các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng. Việc kết hợp 2 chặt chẽ giữa nhà trường và thực hiện. Đối với giáo viên trong tổ BGH yêu cầu việc kiểm tra, đôn đốc việc học tập ở nhà của học sinh. Bằng cách kiểm tra vở làm bài tập ở nhà của học sinh.Đây là vở ghi chép bắt buộc đố với tất cả học sinh, ở tất cả các môn

học trong đó có môn Hóa học. Giáo viên có thể cho điểm bằng việc kiểm tra này.

2.2.7.3. Quản lý các hoạt động ngoại khóa.

Công tác ngoại khóa cho học sinh hiện nay nhà trường chỉ chú trọng được 2 đối tượng. Đó là học sinh giỏi và học sinh yếu kém.

Việc đào tạo học sinh giỏi là việc làm thường xuyên của nhà trường ở tất cả các môn văn hóa. Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân và Thể dục-Quốc phòng. BGH đặt ra vấn đề này và giao chỉ tiêu cho các tổ chuyên môn chủ động. Hằng năm theo kế hoạch của Sở Giáo dục và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w