Đổi mới nội dung chương trình cấp THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Đổi mới nội dung chương trình cấp THPT

Thực hiện việc đổi mới nội dung chương trình thì ở cấp THPT có 8 lĩnh vực học tập sau đây:

Môn Ngữ văn và Văn học Toán học và tin học

Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Giáo dục công dân Công nghệ

Thể chất

Giáo dục quốc phong và an ninh.

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (khóa IV-1979) đã ra NQ 14 nêu rõ về cải cách giáo dục nêu rõ " Nội dung giáo dục ở trường Trung học phổ thông cũng mang tính toàn diện và giáo dục tổng hợp nhưng có chú ý hơn đến việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân...sẽ thực hiện sự phân ban một cách hợp lý trên cơ sở giáo dục toàn diện". Các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội sau này cũng đã tiếp tục kế thừa và ghi nhận sự phân ban ở bậc THPT. NQ số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục trong đó yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu điều chỉnh phương án phân ban THPT, góp phấn tích cực hướng nghiệp cho HS và phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt

Nam.. Luật giáo dục sữa đổi 2005 cũng đã quy định cụ thể hơn về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục THPT, trong đó yêu cầu "có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh". Với những quan điểm đường lối của đảng và nhà nước, những luận chứng vừa mang tính khoa học và thực tiễn, việc thực hiện chương trình phân ban ở bậc THPT là một tất yếu khách quan.

- Căn cứ vào mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông đã được quy định trong Luật giáo dục, mục tiêu cụ thể của cấp THPT được xây dựng, thể hiện qua yêu cầu HS học xonh cấp THPT phải đạt ở các mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống; học vấn kiến thức phổ thông; hiểu biết kỹ thuật và hướng nghiệp; kỹ năng học tập và vận dụng kiến thức; về thể chất và xúc cảm thẩm mỹ.

Từ căn cứ trên mà nội dung chương trình cấp THPT đã quy định cụ thể về mục tiêu trong Luật 2005 là " Giáo dục PHPT nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động." [2] (Điều 27, mục 2, chương II, Luật Giáo dục 2005). Trên cơ sở đó mà kế hoạch giáo dục THPT có một số thay đổi so với so với kế hoạch trươncs đây. Thủ Tướng Chính phủ đã yêu cầu nội dung giáo dục THPT phải dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp. Chênh lệch về kiến thức của các môn học phân hóa, giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao không quá 20%. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo về phương án phân thành ba ban: Ban khoa học tự nhiên (KHTN) có các môn nâng cao Toán, Lý, Hóa, Sinh; ban khoa học xã hội nhân văn (KHXHNV) có các môn nâng cao Ngữ văn, Sử, Địa, Tiếng nước ngoài và ban

Cơ bản hs học theo chương trình chuẩn. Đây là những căn cứ cơ bản để xây dựng kế hoạch dạy học ở cấp THPT.

Kế hoạch dạy học:

- Trước tiên bố trí thời lượng dạy học chênh lệch cho 8 môn phân hóa - Mức độn phân hóa không quá lớn giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Các môn Toán, Ly, Hóa, Sinh sẽ nâng lên 20% ở ban KHTN, cac môn Ngữ văn, Sử, Địa, Tiếng nước ngoài được nâng lên ở ban KHXH so với chương trình chuẩn.

- Giảm số tiết ở một số môn như Ngữ văn, Toán, Công nghệ. Thời lượng còn lại dành cho việc giáo dục ngoài giờ lên lớp và học tự chọn.

- Số tuần học trong 1 năm là 35 tuần, mỗi tuần lễ học 6 buổi.Thời gian dạy các môn trong mỗi buổi không quá 5 tiết, mỗi tiết 45 phút.

- Mỗi tuần có 2 tiết hoạt động giáo dục tập thể dành cho sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trường. Mỗi tháng có 4 tiết (tương đương 1 buổi) dành cho giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Kế hoạch dạy học là một văn bản quy định thành phần các môn học trong nhà trường, trình tự dạy mỗi môn trong năm của mỗi khối, lớp, mỗi ban, số giờ dành cho mỗi môn trong một năm, cấu trúc và thời gian để thực hiện một năm học. Số giờ được bố trí trong 1 năm học của từng môn nói lên vị trí, vai trò từng môn trong nội dung giáo dục của cấp học tham gia thực hiệm mục tiêu giáo dục. Kế hoạch giáo dục phải được thực hiện nghiêm túc, số tiết dành cho mỗi môn phải được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, không quá coi trọng môn nay, coi nhẹ môn kia, đảm bảo cho việc thực hiện mục đích giáo dục là phát triển nhân cách toàn diện của HS. Kế hoạch giáo dục là một văn bản quan trọng thể hiện nội dung, múc độ kiến thức, kỹ năng, trình độ học vấn bậc THPT, tổ chức hoạt động giáo dục là việc thực hiện mục tiêu giáo dục đó.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w