8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Môn Hóa học trong chương trình phổ thông
1.4.1. Vị trí môn Hóa học trong chương trình phổ thông và trong cấp THPT.
Hóa học có vai trò to lớn trong sản xuất, đời sống, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy hóa học cũng có vài trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường phổ thông. Việc dạy và học bộ môn hóa học ở trong nhà trường phổ thông phải thực hiện 3 chức năng: trí dục, giáo dục và phát triển.
- Nhiệm vụ trí dục phổ thông, kỹ thuật tổng hợp: Cung cấp cho HS một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và kỹ thuật tổng hợp về hóa học, hình thành ở HS một số kỹ năng thực hành hóa học cơ bản nhất.
- Cung cấp cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng trên cơ sở nghiên cứu ý nghĩa của các quy luật, định luật cơ bản của hóa học.
- Trên cơ sở hiểu biết của học sinh về kiến thức hóa học phổ thông giúp các em có tinh thần yêu nước, yêu khoa học, học tập để xây dựng đất nước và hòa nhập trong tương lai.
1.4.2. Mục tiêu dạy - học môn Hóa học trong nhà trường THPT.
Để góp phần mục tiêu chung của giáo dục bậc THPT thì bộ môn hóa học trên cơ sở vai trò nhiệm vụ của mình cũng nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Lĩnh hội một cách vững chắc, tự giác và có hệ thống những sự kiện điển hình, khái niệm cơ bản, định luật và học thuyết hóa học ( như định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn, những kiến thức mở đầu về cấu tạo nguyên tử, phân tử, liên kết hóa học, thuyết cáu tạo hóa học, các định luật cơ bản...) và những ứng dụng có hệ thống các thuyết, các định luật, quy luật vào trong việc trong việc giải quyết những vấn đề trong học tập và đời sông.
- Tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ hóa học và hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong việc vận dụng ngôn ngữ hóa học và các thuyết, định luật trong việc giải thích các hiện tượng, giải quyết các bài toán hóa học trong học tập và đời sống. Lĩnh hội được những kiến thức và nguyên tắc kho học cơ bản của nền sản xuất hóa học cũng như những ứng dụng của hóa học trong sản xuất và đời sống cũng như trong an ninh quốc phòng.
- Cùng với các môn khoa học khác hình thành thế gới quan duy vật biện chứng, có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường, có tính nhân văn trong đời sống lao động và học tập.
- Phát triển năng lực quan sát khoa học, phát triển tư duy biện chứng khoa học, xây dựng tính tự học tập và nghiên cứu. Phát hiện và bối dưỡng học sinh để có thể tiếp tục học tập lên những bậc học cao hơn.
1.4.3. Kế hoạch dạy - học môn Hóa học trong trường THPT.
1.4.3.1. Kế hoạch dạy học ở trường THPT.
Hiện nay theo nhiệm vụ và biên chế thời lượng cho môn hóa học ở trường THPT được phân bố như sau:
Bảng 1.4. Biên chế thời lượng cho môn hóa học trong trường THPT phân ban TT Thời lượng
Lớp
10 11 12
CTC CTNC CTC CT NC CTC CTNC
1 Thời gian mỗi tiết 45 phút 45 phút 45 phút 45 phút 45 phút 45 phút
2 Số tuần học 1 năm 35 35 35 35 35 35
3 Số tiết /1tuần 2 2,5 2 2,5 2 2,5
4 Số tiết /năm 70 88 70 88 70 88
Ngoài thời lượng quy định thống nhất ở trên có thể bố trí thêm một số tiết tự chọn (với các chuyên đề tự chọn) ở từng lớp, từng khối tùy thuộc sở thích, nguyện vọng học tập của học sinh và khả năng đáp ứng của từng trường.
1.4.3.2. Với các nội dung dạy học ở từng lớp như sau:
Lớp 10:
1. Thành phần nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị, khối lượng nguyên tử trung bình. Sự chuyển động của electron, obitan nguyên tử, lớp và phân lớp electron, năng lượng của các electron, cấu hình electron nguyên tử.
2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, các đại lượng vật lý của các nguyên tố, sự biến đổi tính kim loại- phi kim. Định luật tuần hoàn. Thực hành một số thao tác thí nghiệm hóa học, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm.
3. Khái niệm về liên kết hóa học, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị. Sự lai hóa các obitan nguyên tử, sự hình thành liên kết đơn, đôi, ba. Tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học. Hóa trị, số oxi hóa, liên kết kim loại.
4. Phản ứng hóa học: phản ứng oxi hóa - khử, phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ. Thực hành về phản ứng oxi hóa - khử.
5. Halogen: Khái quát về nhóm halogen, clo, các hợp chất của clo.Flo, brom, iod. Thực hành về tính chất của halogen, các hợp chất của halogen.
6. Nhóm oxi: Khái quát về nhóm oxi, oxi, zôn và hiđro peoxit. Lưu huỳnh, hiđrô sunfua, hợp chất có oxi của lưu huỳnh. Thực hành về tính chất của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh.
7. Tốc độ phản ứng hóa học, cân bằng hóa học. Thực hành về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Lớp 11:
1. Sự điện li, phân loại các chất điện li, axit-bazơ và muối, sự điện li của nước, Ph, chất chỉ thị axit-bazơ, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch. Thực hành về tính axit -bazơ, phản ứng trao đổi ion
2. Khái quát về nhóm nitơ, nitơ, amoniac và muối amoni, axit nitơric và muối nitơrat, phôtpho, axit phootphoric và muối phootphat, phân bón hóa học, thực hành về tính chất của một số hợp chất nitơ, phootpho, phân biệt một số loại phân bón hóa học.
3. Khái quát về nhóm cacbon, cac bon, hợp chất của các bon, silic và hợp chất của silic, công nghiệp silicat.
4. Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ, phân tích nguyên tố, công thức phân tử hợp chất hữu cơ, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ và phản ứng của các hợp chất hữu cơ.
5. Ankan với đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu trúc phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng. Thực hành phân tích định tính, điều chế và ứng dụng của mêtan
6. Anken danh pháp, cấu trúc, đồng phân, tính chất, điều chế, ứng dụng. Ankađien, khái niện về tecpen. Ankin, tính chất, điều chế và ứng dụng. Thực hành tính chất của hiđrocacbon không no.
7. Hiđrocacbon thơm; benzen và ankylbenzen, stiren và naphtalen, nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm. 8. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. Ancol, cấu tạo, tính chất, điều chế và ứng dụng. Phenol, thực hành tính chất một số dẫn xuất của hiđrocacbon.
9. Anđehit và xeton, axit cacboxylic cấu trúc danh pháp, tính chất điều chế và ứng dụng. Thực hành về tính chất của anđehít và axit cacboxylic.
Lớp 12:
1. Este, lipit, khái niệm về xà phòng và chất tẩy rửa tống hợp.
2. Cacbohiđrat: Glucozơ, saccrozơ, tinh bột và xenlulozơ. Thực hành về điều chế, tính chất hóa học của este và các bonhiđrat.
4. Polime và vật liệu polime. Thực hành tính chất của protein và vật liệu polime.
5. Đại cương về kim loại: Vị trí trong BTH, tính chất vật lí và hóa học, dãy điện hóa, hợp kim, sự ăn mòn kim loại, điều chế kim loại. Thực hành về tính chất, điều chế và sự ăn mòn.
5. Kim loại kiềm và các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
6. Kim loại kiềm thổ và các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. Nhôm và các hơp chất của nhôm. Thực hành tính chất của natri, magie, nhôm.
7. Sắt, một số hợp chất của sắt và hợp kim sắt. Crôm và các hợp chất Crom, đồng và các hợp chất của đồng. Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc. Thưch hành về tính chất hóa học của sắt, đồng và các hợp chất của sắt đồng.
8. Phân biệt một số hợp chất vô cơ, nhận biết một số ion trong dung dịch, nhận biết một số khí
9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế xã hội, hóa học với môi trường.
Kết luận chương 1
Trên đây là những vấn đề cơ bản chung nhất về quản và quản lý giáo dục trong nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường THPT nói riêng. Đặc biệt là những định hướng cơ bản về giáo dục của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội cũng như các Chỉ thị của Chính phủ về mục tiêu giáo dục trong nhà trường cũng như nhà trường THPT. Một số cơ sở khoa học cơ bản về lý luận QLGD, lý luận giáo dục và dạy học trong nhà trường cũng như những nội dung cơ bản của nội dung giáo dục trường THPT nói chung và bộ môn hóa học nói riêng có tính chất quy định về pháp lý để tiến hành việc QL dạy và học trong nhà trường. Đây là cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý để nghiên cứu và thực hiện đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Khái quát về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, giáo dục củavùng dân cư có học sinh học tại trường (10 xã phía nam huyện Triệu Sơn, vùng dân cư có học sinh học tại trường (10 xã phía nam huyện Triệu Sơn,
tỉnh Thanh Hoá)
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, dân cư.
"Huyện Triệu Sơn, thuộc vùng trung du, là vùng chuyển tiếp giữa các huyện miền núi và đồng bằng của tỉnh Thanh hóa, cách Thành phố Thanh hóa 20 KM về phía Tây tây - Bắc. Phía bắc tiếp giáp các huyện Thọ Xuân và Thiệu hóa, phía tây tiếp giáp các huyện Như Thanh và Nông Cống, phía nam tiếp giáp với Nông Công, Đông Sơn. Phía đông tiếp giáp với Đông Sơn và Nông Công. Diện tích tự nhiên 292,21 Km2. đất canh tác 26 475 ha, ao hồ 534 ha, đất lâm nghiệp 4297 ha, tài nguyên có mỏ Crom, núi đá vôi, dân số 211 372 người (Báo cáo tại Đại hội Đảng bộ huyện 2010), gồm các dân tộc Kinh (chủ yếu), Mường, Thái. Số hộ làm nông nghiệp gần 80%. Toàn huyện có 35
xã và 1 thị trấn, trong đó có 4 xã thuộc miềm núi còn lại là trung du và đồng bằng. Là một huyện được thành lập năm 1965 do cắt ra từ nam huyện Thọ Xuân và bắc huyện Nông Cống"[13]. Cũng trong năm 1965 trường THPT đầu tiên của huyện cũng ra đời (trường cấp 3 Triệu Sơn 1, nay là trường THPT Triệu Sơn 1), Trường cấp 3 Triệu Sơn 2 là một phân hiệu của trường cấp 3 Triệu Sơn 1 lức bấy giờ và đến năm 1968 thì có quyết định thành lập, nay đổi thành Trường THPT Triệu Sơn 2. Nhà trường đã có 43 năm hình thành và phát triển.
2.1.2. Kinh tế - xã hội.
"Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, một số ít là tiểu thương, khai thác quạng và đá, công nghiệp chế biến nhỏ và xây dựng cơ bản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trong 5 năm qua (2005-2010) 12%/năm. Thu nhập bình quân đầu người thuộc diện thấp so với trung bình của toàn quốc khoảng 8 triệu VNĐ/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn toàn huyện đạt 41,29 tỉ VNĐ (2010). Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới 19% (2010). Huyện thực hiện và luôn quan tâm tới các đối tượng thuộc các chính sách, xã hội như Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, những người có công, người già, người cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, tre mồ côi, người nghèo".[14]
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển của đất nước, tỉnh nhà, huyện nhà mà dân cư trong khu vực nhà trường cũng đã có nhiều tiến bộ về mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội.
2.1.3. Giáo dục
2.1.3.1. Một số thành tựu của giáo dục huện Triệu Sơn trong ngững năm qua.
Toàn huyện năm học 2008-2009, 2009 -2010. Trong hệ thống giáo dục có 36 trường Mẫu giáo, 39 trường Tiểu học, 38 trường Trung học cơ sở, hệ trung học có 4 trường THPT công lập, 2 trường THPT bán công, 1 trường THPT
dân lập (đào tạo cả 2 cấp THCS và THPT), 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho con em các dân tộc trong huyện và 1 trường Trung học nông nghiệp của tỉnh đóng tại địa bàn huyện. Qua đó cũng thấy được mạng lưới trường lớp của huyện nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân đã đảm bảo được vai trò giáo dục trong tình hình mới.
Đến năm học 2010 -2011. Toàn huyện đã có 29 trường Mầm non bán trú, các trường Tiểu học vẫn được giữ nguyên, đặc biệt là 2 trường THPT hệ bán công đã được UBND tỉnh Thanh hóa chuyển đổi thành hệ THPT công lập cùng với 23 trường trong tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề đã được tách làm 2 với 2 nhiệm vụ riêng biệt là giáo dục thường xuyên (học sinh chủ yếu là trong độ tuổi THPT) và dạy nghề.Qua đó cũng thấy được sự phát triển về quy mô cũng như phương thức giáo dục và đào tạo đang dần được nâng cao ở các cấp học trong huyện. Đến thời điểm hiện tại trong toàn huyện đã có 2 trường Mầm non, 18 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1. Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện nhà đã được các cấp Đảng, Chính quyền quan tâm đúng mức, cơ sơ vật chất ngày càng được đầu tư, nâng cấp từ nhiều nguồn (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và từ nguồn xã hội hóa giáo dục). Đến nay trong toàn huyện đã cơ bản xóa nhà tạm, không có tình trạng học 2 ca, học 2 ca cũng còn không đáng kể. Nhìn chung các trường trong toàn huyện đang được kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng khuôn viên các trường ngày càng đẹp và sạch hơn. Huyện đã hoàn thành việc phổ cập Tiểu học từ trước năm 2000 và đang thực hiện việc phổ cập THCS
2.1.3.2. Quy mô phát triển trường lớp và học sinh. (theo thống kê của phòng GD&ĐT)
Bảng 2.1. Số học sinh ở các cấp học 2005-2010
2005-2006 7715 16631 22492 11270 2006-2007 8490 15201 19379 11656 2007-2008 8301 14326 16722 11748 2008-2009 8360 14300 16529 11700 2009-2010 8382 14318 16427 11482 Tổng cộng 41148 74776 91549 57856
Qua bảng thống kê trên thì ta thấy số lượng học sinh bậc tiểu học trong 5 năm gần đây ít biến đổi, số lượng học sinh bậc THCS giảm mạnh trong những năm 2005, 2006 và ổn định trong những năm gần đây, còn số lượng học sinh bậc THPT tăng lên trong năm học 2006-2007, ổn định rồi lại giảm xuống trong những năm gần đây. Lý do không phải do học sinh bỏ học, hay chuyển trường mà là do sự biến đổi về phát triển dân số
Bảng 2.2. Số trường trong huyện (2005-2010).
Năm học Mầm non Tiểu học THCS THPT TTGDTX Tổng 2005-2006 36 39 38 7 1 121 2006-2007 36 39 38 7 1 121 2007-2008 39 39 38 7 1 121 2008-2009 39 39 38 7 1 121 2009-2010 36 39 38 7 1 121
Qua bảng thống kê ta thấy hầu như quy mô trường không biến, chỉ thay bằng sự biến đổi ở số học sinh trên mỗi lớp, số lớp trên mỗi đơn vị trường và phương thức quản lý (Loại hình trường).
Bảng 2.3. Số học sinh, lớp được tuyển trường THPT Triệu Sơn 2 từ năm 2005 đến 2011. Năm học Lớp 10 Lớp11 Lớp 12 Tổng số Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp 2006-2007 500 10 450 9 450 9 1400 28 2007-2008 500 10 500 10 450 9 1450 29 2008-2009 500 10 500 10 500 10 1500 30
2009-2010 500 10 500 10 500 10 1500 30
2010-2011 405 9 500 10 500 10 1405 29
2011-2012 405 9 405 9 500 10 1310 28
Trong những năm 2007, 2008, 2009 số học sinh và số lớp của nhà trường tăng lên là do sự phát triển dân số ở địa phương nhà trường. Đến năm 2010, 2011 sỉ số học sinh và số lớp giảm xuống cũng là do sự giảm số học sinh ở bậc trung học cơ sở.
2.2.Thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy - học môn Hóa học tại