Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.Nguyên nhân của thực trạng

- Sự nhiệt tình, tâm huyết, năng động, đoàn kết của BGH nhà trường quyết tâm xây dựng trường để tiến tới trường Chuẩn Quốc gia. BGH đã lãnh đạo nhà trường thực hiện các đường lối chủ trương của lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương và đực biệt thực hiện sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các năm học một cách nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả. Nhà trường đã tham mưu và tranh thủ được sự ủng hộ của của lãnh đạo địa phương, ngành (Sở GD & ĐT) để tạo điều kiện cho trường từng bước xây dựng CSVC ngày càng khang trang. BGH trường làm tốt công tác phối kết hợp với Chính quyền địa phương nơi nhà trường đóng, sự đồng tình ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh để thực hiện tốt và hiệu quả sự kết hợp "Nhà trường - gia đình -xã hội" thực hiện mục tiêu giáo dục. BGH nhà trường đã sát sao trong công tác chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng đội ngũ GV.

- Với những nổ lực trong công tác QL của BGH, phương châm lấy hiệu quả trong công việc làm thước đo mức độ hoàn giá trị hoạt động. Vì vậy đã động viên được sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của đội ngũ Cán bộ, giáo viên và công nhân viên, trong đó tổ Hóa cũng là một thành viên. Mỗi thành viên trong tổ luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Tổ Hóa học cùng với các tổ chuyên môn và các tổ chức Chính trị xã hội, tổ chức xã hội sát cánh cùng với lãnh đạo nhà trường đưa nhà trường từng bước vươn vững chắc.

Song bên cạnh đó không thể nhắc đến những nguyên nhân chủ quan và khách của đến sự tồn tại cần khắc phục.

Về khách quan: Trình độ học sinh ở bậc THCS có một bộ phân không nhỏ còn yếu, kém khi tuyển vào bậc THPT (chỉ có khoảng 60% học sinh có điểm tuyển trung bình đạt từ 5 trở lên), một số ít ý thức học tập kém, lại mặt trái của của xã hội tác động như thích ăn diện, sống chưa có động cơ, hoài bảo muốn sớm hưởng thụ. Đặc biệt một bộ phận học sinh đang sống trong điều kiện mà nền tảng gia đình truyền thống bị phá vỡ điều này gây ảnh hưởng không có lợi, không tốt cho môi trường giáo dục hiện nay.

Trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH đã được đầu nhưng không đồng bộ, không được bổ sung kịp thời những hư hỏng. Đặc biệt là không có GV thực hành, phụ tá thí nghiệm gây khó khăn cho việc phục dạy học. Số giáo viên dạy học bộ môn phải thực dạy trên lớp số giờ nhiều, (do có tiết tự chọn) ảnh hưởng đến việc thiết kế bài dạy.

Nguyên nhân chủ quan: Sự quản lý hoạt động dạy - học đôi khi có những vấn đề còn mang tính hành chính, đội ngũ giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt lá phối hợp trong việc dạy chữ - dạy người chưa đạt được như mong muốn, chưa giáo dục được đông đảo học sinh xá định vị trí vai trò của việc học tập để lập nghiệp, lập thân.

Kết luận chương 2

Trên đây là thực trạng về tình hình kinh tế xã hội của địa phương có con em đang học tập bậc THPT tại trường cũng như bức tranh hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2. Bên cạnh những mặt tích cực, đã làm của nhà trường góp phần giáo dục đào tạo một phần lớn học sinh đã trưởng thành từ mái trường có đủ tri thức, khoa học và tâm huyết xây dựng quê hương đất nước.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2, HUYỆN TRIỆU

SƠN, TỈNH THANH HOÁ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 77)