8. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Kế hoạch dạy-học môn Hóa học trong trường THPT
1.4.3.1. Kế hoạch dạy học ở trường THPT.
Hiện nay theo nhiệm vụ và biên chế thời lượng cho môn hóa học ở trường THPT được phân bố như sau:
Bảng 1.4. Biên chế thời lượng cho môn hóa học trong trường THPT phân ban TT Thời lượng
Lớp
10 11 12
CTC CTNC CTC CT NC CTC CTNC
1 Thời gian mỗi tiết 45 phút 45 phút 45 phút 45 phút 45 phút 45 phút
2 Số tuần học 1 năm 35 35 35 35 35 35
3 Số tiết /1tuần 2 2,5 2 2,5 2 2,5
4 Số tiết /năm 70 88 70 88 70 88
Ngoài thời lượng quy định thống nhất ở trên có thể bố trí thêm một số tiết tự chọn (với các chuyên đề tự chọn) ở từng lớp, từng khối tùy thuộc sở thích, nguyện vọng học tập của học sinh và khả năng đáp ứng của từng trường.
1.4.3.2. Với các nội dung dạy học ở từng lớp như sau:
Lớp 10:
1. Thành phần nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị, khối lượng nguyên tử trung bình. Sự chuyển động của electron, obitan nguyên tử, lớp và phân lớp electron, năng lượng của các electron, cấu hình electron nguyên tử.
2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, các đại lượng vật lý của các nguyên tố, sự biến đổi tính kim loại- phi kim. Định luật tuần hoàn. Thực hành một số thao tác thí nghiệm hóa học, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm.
3. Khái niệm về liên kết hóa học, liên kết ion, liên kết cộng hóa trị. Sự lai hóa các obitan nguyên tử, sự hình thành liên kết đơn, đôi, ba. Tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học. Hóa trị, số oxi hóa, liên kết kim loại.
4. Phản ứng hóa học: phản ứng oxi hóa - khử, phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ. Thực hành về phản ứng oxi hóa - khử.
5. Halogen: Khái quát về nhóm halogen, clo, các hợp chất của clo.Flo, brom, iod. Thực hành về tính chất của halogen, các hợp chất của halogen.
6. Nhóm oxi: Khái quát về nhóm oxi, oxi, zôn và hiđro peoxit. Lưu huỳnh, hiđrô sunfua, hợp chất có oxi của lưu huỳnh. Thực hành về tính chất của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh.
7. Tốc độ phản ứng hóa học, cân bằng hóa học. Thực hành về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Lớp 11:
1. Sự điện li, phân loại các chất điện li, axit-bazơ và muối, sự điện li của nước, Ph, chất chỉ thị axit-bazơ, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch. Thực hành về tính axit -bazơ, phản ứng trao đổi ion
2. Khái quát về nhóm nitơ, nitơ, amoniac và muối amoni, axit nitơric và muối nitơrat, phôtpho, axit phootphoric và muối phootphat, phân bón hóa học, thực hành về tính chất của một số hợp chất nitơ, phootpho, phân biệt một số loại phân bón hóa học.
3. Khái quát về nhóm cacbon, cac bon, hợp chất của các bon, silic và hợp chất của silic, công nghiệp silicat.
4. Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ, phân tích nguyên tố, công thức phân tử hợp chất hữu cơ, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ và phản ứng của các hợp chất hữu cơ.
5. Ankan với đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu trúc phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng. Thực hành phân tích định tính, điều chế và ứng dụng của mêtan
6. Anken danh pháp, cấu trúc, đồng phân, tính chất, điều chế, ứng dụng. Ankađien, khái niện về tecpen. Ankin, tính chất, điều chế và ứng dụng. Thực hành tính chất của hiđrocacbon không no.
7. Hiđrocacbon thơm; benzen và ankylbenzen, stiren và naphtalen, nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm. 8. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. Ancol, cấu tạo, tính chất, điều chế và ứng dụng. Phenol, thực hành tính chất một số dẫn xuất của hiđrocacbon.
9. Anđehit và xeton, axit cacboxylic cấu trúc danh pháp, tính chất điều chế và ứng dụng. Thực hành về tính chất của anđehít và axit cacboxylic.
Lớp 12:
1. Este, lipit, khái niệm về xà phòng và chất tẩy rửa tống hợp.
2. Cacbohiđrat: Glucozơ, saccrozơ, tinh bột và xenlulozơ. Thực hành về điều chế, tính chất hóa học của este và các bonhiđrat.
4. Polime và vật liệu polime. Thực hành tính chất của protein và vật liệu polime.
5. Đại cương về kim loại: Vị trí trong BTH, tính chất vật lí và hóa học, dãy điện hóa, hợp kim, sự ăn mòn kim loại, điều chế kim loại. Thực hành về tính chất, điều chế và sự ăn mòn.
5. Kim loại kiềm và các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
6. Kim loại kiềm thổ và các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ. Nhôm và các hơp chất của nhôm. Thực hành tính chất của natri, magie, nhôm.
7. Sắt, một số hợp chất của sắt và hợp kim sắt. Crôm và các hợp chất Crom, đồng và các hợp chất của đồng. Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc. Thưch hành về tính chất hóa học của sắt, đồng và các hợp chất của sắt đồng.
8. Phân biệt một số hợp chất vô cơ, nhận biết một số ion trong dung dịch, nhận biết một số khí
9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế xã hội, hóa học với môi trường.
Kết luận chương 1
Trên đây là những vấn đề cơ bản chung nhất về quản và quản lý giáo dục trong nhà trường phổ thông nói chung và nhà trường THPT nói riêng. Đặc biệt là những định hướng cơ bản về giáo dục của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội cũng như các Chỉ thị của Chính phủ về mục tiêu giáo dục trong nhà trường cũng như nhà trường THPT. Một số cơ sở khoa học cơ bản về lý luận QLGD, lý luận giáo dục và dạy học trong nhà trường cũng như những nội dung cơ bản của nội dung giáo dục trường THPT nói chung và bộ môn hóa học nói riêng có tính chất quy định về pháp lý để tiến hành việc QL dạy và học trong nhà trường. Đây là cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý để nghiên cứu và thực hiện đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI