Quản lý đánh giá kết quả học tập môn hóa học của học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.7.4. Quản lý đánh giá kết quả học tập môn hóa học của học sinh

Giáo viên tự đánh giá: Việc kiểm tra định kỳ đối với học sinh để đảm bảo các con số điểm theo quy định thì do giáo viên tự đánh giá (điểm miệng, điểm 15 phút, điểm 1 tiết). Nhưng dạng đề kiểm tra từ 15 phút trở lên luôn được thống nhất nội dung và hình thức kiểm tra (phần trắc nghiệm chiếm 20% -30% lượng kiếm thức và điểm). Đối với bài kiểm tra 1 tiết thì phải có sự ký duyệt của tổ trưởng chuyên môn.

Nhà trường kiểm tra đáng giá: Giám hiệu thực hiện công tác kiểm tra đến tận học sinh ít nhất 4 lần trong năm học (vào giữa kỳ và cuối kỳ). Điểm số được dùng làm điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra học kỳ để làm điểm tổng kết trung bình môn cho học sinh. Thông qua việc kiểm tra tập trung này để nhà trường đánh giá khách quan việc dạy và học của cả thầy và trò. Đặc biệt là có sự so sánh kết quả học tập của các tập thể học sinh, giữa các cá nhân học sinh với nhau. Công việc này có nhiều yêu điểm trong công tác quản lý, đánh giá hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh, song cũng có những nhược điểm là tốn thời gian và kinh phí tổ chức.

Việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện theo quy định hiện hành.

Trường THPT Triệu Sơn 2 mặc dù nằm trong địa bàn dân cư còn thiếu thốn về kinh tế, giao thông đi lại khó khăn, đời sống văn hóa xã hội còn chậm phát triển, nhưng trong những năm học gần đây, đặc biệt là năm học 2010- 2011 nhà trường đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về mọi phương diện, từ công tác xây dựng CSVC, nề nếp học sinh, chất lượng dạy và học đã dần được nâng lên từng bước. Công tác QL hoạt động dạy và học BGH thực hiện đúng theo pháp lệnh chuyên môn của ngành, hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Trong các hoạt động chuyên môn của nhà trường thì bộ môn hóa học là một trong những bộ mônnhà trường.

Về tình tình hình đội ngũ giáo viên bộ môn hóa tuổi đời trung bình còn trẻ, sức khỏe tốt, 100% đạt chuẩn, luôn chấp hành kỷ luật chuyên môn, được đánh giá là tổ bộ môn mạnh so với các tổ Hóa khác của các trường THPT trong huyện. Hầu hết các giáo viên đều đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH (80% đạt GV giỏi cấp trường). Hằng năm tổ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ và được nhà trường công nhận là tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác nghiên cứu khoa học và tự học có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa thực sự tốt. Trong cả 5 GV hiện nay không có giáo viên nào đạt trình độ trên chuẩn và cũng chưa có GV đang theo học trên chuẩn

Qua kết quả đánh giá chất lượng hằng năm của trường thì số học sinh có kết quả học tập yếu kém dần giảm xuống (từ 5,43 trong năm 2009 xuống 3,78% năm 2011), và chất lượng học sinh giỏi tăng dần (từ 3,11% năm 2008 tăng lên 6,48 năm 2011). Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh hằng năm cũng tăng lên về số lượng và chất lượng. ( 8 giải năm 2011 trong đó có 4 giải ba). Hằng năm có từ 15 đến 20 HS đạt điểm 9 đến 10 điểm môn hóa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH (năm học 2009 có 2/19 em đạt A khoa trong toàn tỉnh Thanh

hóa). Nhìn chung chất lượng tương đối tốt nhưng chưa thực sự đồng đều và ổn định.

Việc quản lý nề nếp dạy của giáo viên và chuyên cần học tập của học sinh về tương đối nề nếp và hiệu quả, được Nhân dân , Chính quyền địa cũng như các cấp trong ngàng giáo dục ghi nhận.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng.

- Sự nhiệt tình, tâm huyết, năng động, đoàn kết của BGH nhà trường quyết tâm xây dựng trường để tiến tới trường Chuẩn Quốc gia. BGH đã lãnh đạo nhà trường thực hiện các đường lối chủ trương của lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương và đực biệt thực hiện sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các năm học một cách nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả. Nhà trường đã tham mưu và tranh thủ được sự ủng hộ của của lãnh đạo địa phương, ngành (Sở GD & ĐT) để tạo điều kiện cho trường từng bước xây dựng CSVC ngày càng khang trang. BGH trường làm tốt công tác phối kết hợp với Chính quyền địa phương nơi nhà trường đóng, sự đồng tình ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh để thực hiện tốt và hiệu quả sự kết hợp "Nhà trường - gia đình -xã hội" thực hiện mục tiêu giáo dục. BGH nhà trường đã sát sao trong công tác chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng đội ngũ GV.

- Với những nổ lực trong công tác QL của BGH, phương châm lấy hiệu quả trong công việc làm thước đo mức độ hoàn giá trị hoạt động. Vì vậy đã động viên được sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của đội ngũ Cán bộ, giáo viên và công nhân viên, trong đó tổ Hóa cũng là một thành viên. Mỗi thành viên trong tổ luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Tổ Hóa học cùng với các tổ chuyên môn và các tổ chức Chính trị xã hội, tổ chức xã hội sát cánh cùng với lãnh đạo nhà trường đưa nhà trường từng bước vươn vững chắc.

Song bên cạnh đó không thể nhắc đến những nguyên nhân chủ quan và khách của đến sự tồn tại cần khắc phục.

Về khách quan: Trình độ học sinh ở bậc THCS có một bộ phân không nhỏ còn yếu, kém khi tuyển vào bậc THPT (chỉ có khoảng 60% học sinh có điểm tuyển trung bình đạt từ 5 trở lên), một số ít ý thức học tập kém, lại mặt trái của của xã hội tác động như thích ăn diện, sống chưa có động cơ, hoài bảo muốn sớm hưởng thụ. Đặc biệt một bộ phận học sinh đang sống trong điều kiện mà nền tảng gia đình truyền thống bị phá vỡ điều này gây ảnh hưởng không có lợi, không tốt cho môi trường giáo dục hiện nay.

Trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới PPDH đã được đầu nhưng không đồng bộ, không được bổ sung kịp thời những hư hỏng. Đặc biệt là không có GV thực hành, phụ tá thí nghiệm gây khó khăn cho việc phục dạy học. Số giáo viên dạy học bộ môn phải thực dạy trên lớp số giờ nhiều, (do có tiết tự chọn) ảnh hưởng đến việc thiết kế bài dạy.

Nguyên nhân chủ quan: Sự quản lý hoạt động dạy - học đôi khi có những vấn đề còn mang tính hành chính, đội ngũ giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt lá phối hợp trong việc dạy chữ - dạy người chưa đạt được như mong muốn, chưa giáo dục được đông đảo học sinh xá định vị trí vai trò của việc học tập để lập nghiệp, lập thân.

Kết luận chương 2

Trên đây là thực trạng về tình hình kinh tế xã hội của địa phương có con em đang học tập bậc THPT tại trường cũng như bức tranh hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh Trường THPT Triệu Sơn 2. Bên cạnh những mặt tích cực, đã làm của nhà trường góp phần giáo dục đào tạo một phần lớn học sinh đã trưởng thành từ mái trường có đủ tri thức, khoa học và tâm huyết xây dựng quê hương đất nước.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2, HUYỆN TRIỆU

SƠN, TỈNH THANH HOÁ

3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp

3.1.1Nguyên tắc hệ thống:

Những giải pháp được đề xuất phải đảm bảo sự tuân thủ các cgur trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chủ trương, quy chế chuyên môn của ngành và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, phù hợp với sự thực hiện nhiệm vụ dạy -học chung của trường THPT nói chung và trường THPT Triệu Sơn 2.

3.1.2. Nguyên tắc kế thừa

Các giải pháp được đề xuất phải phát huy được những điểm mạnh, hạn chế, khắc phục những điểm yếu, những tồn tại đồng thời tận dụng được những cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có một cách hiệu quả nhằm tận dụng được những lợi thế sẵn có, vượt qua những thách thưc, khó khăn trong công tác QL thức đẩy chất lượng dạy học môn hóa học nhà trường đạt hiệu quả cao góp phần thúc đẩy chất lượng nhà trường đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của phụ huynh học sinh, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được sự nghiệp hiện đại hóa Quê hương Đất nước

3.1.3. Nguyên tắc của tính cần thiết và tính khả thi.

Việc đổi mới công tác QL nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học trong nhà trường có tính tất yếu và khách quan đối với bất kỳ cơ sở giáo dục nào. Đối với trường THPT Triệu Sơn 2 điều này càng có ý nghĩa hơn với bề dày truyền thống nhà trường, sự mong mỏi đẩy mạnh nâng cao chất lượng toàn diện để xứng tầm với vị trí, chiến lược phát triển của nhà trường. Các giải pháp được đề xuất phải mang tính khả thi, phù hợp với khả năng của đội ngũ Cán bộ Giáo viên bộ môn hiện có, trang thiết bị và điều kiện cơ sở vật chất nhà

trường, phù hợp với đối tượng học sinh vùng kinh tế- xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

3.2.Các giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên

3.2.1.1. Tổ chức, quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn Hóa học THPT theo chương trình phân ban.

+ Yêu cầu:

Giáo viên bộ môn phải nắm vững mục tiêu dạy học môn Hóa học trong trường phổ thông, nắm được nội dung dạy học môn hóa học bậc THCS hiện hành, trên cơ sở đó có những định hướng đúng đắn cho việc giảng dạy môn Hóa học phù hợp với nội dung dạy học môn Hóa học ở trường THPT.

Giáo viên bộ môn phải thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung, chương trình dạy học bộ môn trong từng phần, từng vấn đề, từng chương do khung chương trình và yêu cầu của khung đã đề ra. Không được tùy tiện cắt xén, thay đổi hoặc làm sai lệch nội dung chương trình.

+ Nội dung: Người QL (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn) phải Ql. Làm cho giáo viên nắm vững nội dung, cấu trúc chương trình dạy học bộ môn Hóa học. Cụ thể là giáo viên bộ môn phải năm vững các vấn đề sau:

- Những nguyên tắc xây dưng, cấu trúc nội dung, chương trình dạy học bộ môn Hóa học phổ thông, nội dung, cấu trúc của từng cấp học đặc biệt là cấp THPT. Nắm được mức độ yêu cầu đối với từng nội dung ở mỗi lớp học, ở mỗi ban, sự khác biệt giữa chương trình của ban nâng cao (NC) so với kiến thức chuẩn đã được quy định trong

- Nắm vững nội dung yêu cầu cần đạt được với từng phần nội dung dạy học, phạm vi kiến thức đối với từng ban để có biện pháp dạy học cũng như yêu cầu cấn đạt được trong một đơn vị kiến thức.

- Phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn

- Kế hoạch dạy học bộ môn (khung chương trình, phân phối chương trình)

+ Biện pháp thực hiện

- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu tài liệu như SKG, SGV, khung chương trình, mục tiêu dạy học, nội dung, phân phối chương trình bộ môn hóa ở các khối lớp, ban. Tổ chức và yêu cầu cho tổ nhóm chuyên môn Hóa nghiên cứu, thảo luận những vấn đề mới và khó, từ đó tìm ra giải pháp, thống nhất phương án thực hiện nội dung đó. Thảo luận các chuyên đề, đi sâu vào những vấn đề khó để nâng cao trình độ đội ngũ trên quan điểm "tự học và sáng tạo" để xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đáp ứng được nhu cầu học tập bộ môn Hóa học của học sinh.

- Phân công người dạy các ban, các lớp phù hợp với khă năng của giáo viên, nhưng trên tinh thần phải có tính kế thừa, xây dựng. Tránh việc chỉ phân công những người có kinh nghiệm, được học sinh tin tưởng chuyên dạy những lớp có chất lượng tốt, nhằm phát huy khả năng sáng tạo và vươn lên của toàn thể đội ngũ giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch dạy học thông qua thời khóa biểu, đảm bảo số tiết trong tuần đối với từng học kỳ, thời khóa biểu bố trí các môn học, thời gian học cho từng môn phải hợp lý khoa học. Tránh việc một buổi học học quá nhiều môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hôi, trong một tuần học thì tiết học của mỗi môn không quá tập trung vào một số buổi gần nhau để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn.

- Thông qua kế hoạch tổ chức dạy học của nhà trường, yêu cầu tất cả các giáo viên đều phải lập kế hoạch dạy học (thể hiện rõ nội dung, chương trình của bộ môn, lớp). Tổ trưởng chuyên môn giúp Hiệu trưởng ký duyệt và xác nhận tính hợp pháp, quy chế của kế hoạch.

Trong nhà trường THPT có thể thực hiện một số hình thức kiểm tra sau: - Kiểm tra sổ kế hoạch dạy học (đăng ký giảng dạy) của giáo viên, sổ ghi đầu bài của lớp hàng tuần, hàng tháng. Việc kiểm tra 2 sổ này phải có sự thống nhất giữa việc đang ký giảng dạy với việc thực hiện giảng dạy ở trên lớp. Việc kiểm tra này có thể ủy nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn và sau kiểm tra báo cáo lại bằng văn bản, còn Hiệu trưởng (BGH) có thể kiểm tra xác suất, hoặc những điểm nghi vấn cần quan tâm. Làm như vậy để không tốn quá nhiều thời gian, cũng như kiểm tra được tính đúng đắn, nghiêm túc của tổ trưởng được ủy quyền, nhưng vẫn đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của người QL.

- Kiểm tra thông qua việc dự giờ thăm lớp. Đây là hình thức kiểm tra trực tiếp được cả việc thực hiện nội dung, chương trình, đồng thời cũng kiểm tra được chất lượng giờ dạy, PPDH của giáo viên và tinh thần, kết quả học tập của học sinh trong nhà trường.

- Kiểm tra việc dạy của GV thông qua vở ghi của HS : Vở ghi của HS đặc biệt là HS ngoan học tốt thường phản ánh tương đối đầy đủ, cơ bản nội dung và phần nào PPDH của GV trên lớp. Nhưng để phản ánh đầy đủ việc QL giờ dạy của GV cần phải kiểm tra một nhóm HS. (Tất nhiên đây chỉ là một kênh thông tin để tham khảo, vì vở ghi của học sinh không phải là hồ sơ pháp lý để đáng giá GV được)

3.2.1.2. Tổ chức quản lý chất lượng giờ dạy trên lớp

Mặc dù GV có đầy đủ hồ sơ, giáo án, dạy đúng, đủ nội dung không cắt xén, nhưng chất lượng giờ dạy không hiệu quả, học sinh không hứng thứ học tập, kiến thức đến với HS ít, tỉ lệ số học sinh hiểu bài dạy không cao. Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học được kết thức trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp, hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HSđều thực hiện

dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học, đó là mục đích, nội dung, PP, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Vì vậy việc quản lý hoạt động dạy học trên lớp đối với GV là quan trọng và cần thiết, là tất yếu.

+ Yêu cầu: (cơ bản)

- Giáo viên phải truyền thụ đúng, đủ chinh xác, khoa học các nội dung kiến thức mà mục đích, yêu cầu đề ra trong 1 tiết lên lớp, làm rõ trọng tâm

- Áp dụng các PPDH linh hoạt, phù hợp với từng nội dung và đặc thù bộ môn trong bài dạy để đa số HS hiểu bài và vận dụng được kiến thức.

- Sử dụng thiết bị dạy học phù hợp, khoa học (nếu có)

- Phân phối thời gian hợp lý, thực hienj linh hoạt cho từng loại hình hoạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w