Thực trạng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Thực trạng nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo

giáo viên môn Hóa học.

-Về việc nghiên cứu khoa học thì hàng năm nhà trường thực hiện kế hoạch chuyên môn, tất cả các cán bộ giáo viên đều tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm.

Trong một những năm học trước, việc viết sáng kiến kinh nghiệm chưa được chú trọng nhiều, nhà trường vẫn yêu cầu GV thực hiện, nhưng việc kiểm tra,đánh giá chưa được đúng và sát thực tê, nhiều khi GV chỉ làm chiếu lệ đối phó. Từ khi thực hiện cuộc vận động "Mối thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phất động thì công tác kiểm tra và đánh giá của BGH nhà trường sát thực hơn, đặc biệt đưa chỉ tiêu và thành tích đạt được của việc viết SKKN là một trong những tiêu chí đánh giá thì công tác này mới thực sự mang lại hiệu quả. (Thể hiện qua bảng sau)

Bảng 2.7. Thống kê kết quả việc viết và đánh giá SKKN của nhóm hóa Năm học T. số Đạt gải cấp trường Đạt giải cấp tỉnh

A B C K.xếp A B C K.xếp 2006-2007 3/4 0 2 1 0 0 0 0 0 2007-2008 4/4 2 1 0 1 0 0 1 0 2008-2009 4/5 2 1 1 0 0 0 1 1 2009-2010 5/5 3 1 1 0 0 0 2 1 2010-2011 5/5 4 1 0 0 0 1 1 2

Về kết quả là vậy, song việc đưa các sáng kiến kinh nghiệm của từng cá nhân được xếp hạnh A (tốt) ở trường để cho tổ chuyên môn học tập chưa được triển khai theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ mới dừng lại ở kinh nghiệm cá nhân mỗi giáo viên.

Trong việc tự học và bồi dưỡng để nâng cao nhiệp vụ: Do đặc thù bộ môn hóa học phổ thông trong nhà trường cấp THPT là một môn học được học

sinh và phụ huynh quan tâm nhiều. Vì môn nay không những hàng năm có thể là môn được Bộ chọn là 1 trong 6 môn thi tốt nghiệp bậc THPT, không những thế mà là môn thi Đại học và Cao đẳng của cả 2 khối A và B. Vì vậy việc học sinh và phụ huynh quan tâm và chủ động học tập là tất nhiên. Trong khi đó cũng là bộ môn mà trong thực tế tài liệu tham khảo của học sinh trên thị trường là khá nhiều. Điều này làm cho mỗi giáo viên bộ môn phải tự học, đọc tài liệu tham khảo để nâng cao tri thức chuyên ngành là một tất yếu do đòi hỏi của học sinh. Nếu mỗi giáo viên không tự học và bồi dưỡng không tự học, đọc thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội (phụ huynh và học sinh). Bảng 2.8. Khảo sát việc đọc sách của giáo viên.

1 Thường xuyên đọc các loại Số

gv Tỷ lệ

2 Sách giáo khoa và sách dùng cho gv 5 100%

3 Các loại sách tham khảo dành cho GV và HS Đọc trên 10 cuốn 3 60% Đọc 6-10 cuốn 1 20% Đọc 1-5 cuốn 1 20% Không đọc 0 0 4 Đạt báo HH và ứng dụng 3 60%

5 Cặp nhật các đề thi Đại học và Cao đẳng hằng năm 5 100%

6 Cập nhật các đề thi trên mạng intenet 3 60%

7 Các tài liệu khác có liên quan 4 80%

8 Có thường xuyên mua thêm tài liệu tham khảo 4 80% BGH nhà trường cũng rất chú tâm đến việc đào tạo tin học cho CB và giáo viên trong nhà trường. Năm học 2007 nhà trường đã tổ chức được 1 lớp tin học cho cán bộ giáo viên.Đặc biệt là những cán bộ gv có tuổi đời còn thấp. Trình độ tin học của nhóm hóa hiện nay được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9. Khảo sát về trình độ tin học.

TT Năng lực

Trình độ

A B C

1 Được cấp chứng chỉ 3 60 2 40 0 0 Năng lực thực hành

Chưa biết Biết chưa thạo Thành thạo

SL % SL % SL %

2 Soạn thảo văn bản trên Word 0 0 1 20 4 80

3 Làm việc với Excel 0 0 2 40 3 60

4 Soạn được giáo án điện tử 0 0 2 40 3 60

5 Cài đặt các phần mềm 2 40 1 20 2 40

Nhìn chung trong toàn trường những giáo viên nữ hoặc lớn tuổi thì khả năng học và tự học tin học chậm hoặc kém hơn giáo viên nam và ít tuổi, đây là vấn đề đang gặp phải trong quá trịnh thực hiện quản lý nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ. Vấn đề này cần được động viên khuyến khích cũng như có chế tài để khắc phục, góp phần thực hiện việc thực hiện đổi mới PPDH.

2.2.5. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy - học của giáo viên môn Hóa học ở trường THPT Triệu Sơn 2.

2.2.5.1. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy môn Hoá học.

+ Quản lý kế hoạch.

Kế hoạch cho cả năm học của cá nhân

Việc khảo sát, xây dựng và lập kế hoạch cá nhân ở mỗi đầu năm học là một việc làm bắt buộc đối với mỗi Cán bộ, giáo viên của nhà trường.

Trên cơ sở nhiệm vụ và biên chế năm học theo kế hoạch được giao, nhiệm vụ chung của năm học. BGH nghiên cứu và phân công chuyên môn, giao nhiệm vụ kế hoạch cho tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn. BGH yêu cầu các tổ hợp và phân công chuyên môn cho từng giáo viên, thành viên trong tổ, trình BHG. BGH họp xem xét, bổ sung, điều chỉnh thành quyết định phân công chuyên môn chính thức.

Việc phân công chuyên môn cho các thành viên trong tổ nhóm nhóm chuyên môn dực vào các nguyên tắc sau:

- Cân đối số giờ của các giáo viên trong tổ, tính các công tác làm chủ nhiệm.

- Lưu giữ nhiệm vụ của năm học trước nếu là những lớp 11 và lớp 12 (Phan công như vậy để giáo viên nắm vững học sinh, học sinh cũng đã quen với phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo)

- Những giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt hơn, năng lực chuyên môn vững vàng hơn thì phân công tỉ lệ dạy những lớp mũi nhọn của nhà trường cao hơn (người nhiều thì 2 lớp, ít thì 1 lớp).Làm như vậy vừa đảm bảo được quyền lợi của học sinh, vừa phát huy được khả năng vươn lên của giáo viên.

Sau khi có phân công chuyên môn thì mỗi giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch của các nhân. Việc xây dựng kế hoạch cá nhân của mỗi cá nhân cũng phải tiến hành các bước sau:

- Khảo sát thực tế về trình độ học sinh từng lớp được giao (Có thể nhà trường trực tiếp khảo sát ở tất cả các môn học, có thể dựa vào kế quả học tập của nam học trước), tình hình thiết bị dạy học, cơ sở vật chất khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy học (tổ làm chuyên môn chung),

- Nắm vững nhiệm vụ được phân công ở từng lớp, khối (đặc biệt là số lượng học sinh giỏi và tỉ lệ học sinh đậu ĐH ở lớp mình phụ trách).

- Nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch chuyên môn của ngành, sự chỉ đạo của Sở GD &ĐT.

- Căn cứ vào đặc điểm tình hình, đội ngũ giáo viên cùng được phân công thực hiện nhiệm vụ dạy học trong một lớp để tìm phương án phối kết hợp.

- Đề ra các chỉ tiêu phấn đấu cho từng tập thể lớp (Nâng cao tỉ lệ HS khá, giỏi, giảm tỉ lệ HS yếu kém).

Sau khi kế hoạch cá nhân thực hiện xong việc lập kế hoạch xong thì trình tổ trưởng chuyên môn xem xét, bổ xung, thông qua tổ chuyên môn và trình BHG ký phê duyệt kế hoạch.

Qua thực tế cho thấy nếu việc lập kế hoạch của giáo viên đúng và sát với thực tế thì việc chỉ đạo của BGH nhà trường thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, đánh giá, có hiệu quả thiết thực trong công tác QL dạy học. Bên cạnh đó một số giáo viên khi được hỏi thì cho rằng kế hoạch chỉ mang tính hình thức, đối phó. Điều này cũng thể hiện ở thực tế của một số đơn vị trường. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng theo tác giả thì có thể do 2 nguyên nhân cơ bản đó là: việc lập kế hoạch không sát với thực tế đơn vị, ví nhiệm vụ được giao; thứ 2 là do công tác kiểm tra, theo dõi của người QL không sát và không bán vào kế hoạch của cá nhân. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân khó khắc phục là vì nhiều lý do khác nhau nên BGH phải điều chỉnh lại phân công lao động lại trong năm học. Điều này làm cho việc khảo sát bên đầu không còn nhiều ý nghĩa, trong khi đố kế hoạch cá nhân lại không được bổ sung kịp thời bằng văn bản mà chỉ mang tính giải pháp tình thế.

Thực tiễn trong 3 năm học gần đây (2008 -2009, 2009-2010, 2010-2011) BHG nhà trường luôn thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch đầu năm ở cả cấp cá nhân, cấp tổ chuyên môn và cũng như nhà trường. Đây không những là kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể mà còn là một trong những căn cứ để đánh giá và xếp loại mỗi thành viên trong Hội đồng Giáo dục ở cuối năm học.

+ Kế hoạch của tổ chuyên môn:

Cũng như các nhân, các tổ chuyên môn sau khi họp thông qua kế hoạch của cá nhân thì tổ trưởng trên cơ sở đó cũng phải xây dựng kế hoạch cho tổ chuyên môn. Với các nội dung cơ bản như của cá nhân nhưng ở góc độ toàn trường. Đặc biệ đề ra một số chỉ tiêu về chất lượng dạy học (Số học sinh Giỏi, khá, trung bình, yếu kém, Số học giỏi bộ môn cấp tỉnh môn hóa). Kế hoạch sử

dụng trang thiết bị của tổ, nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giôi, phù đạo học sinh yếu kém.v.v..

Kế hoạch tổ sau khi thực hiện xong thì BGH phân công thẩm định và duyệt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để BGH QL điều hành hoạt động giảng dạy của từng bộ môn trong nhà trường.

+ Kế hoạch dạy học hàng tuần:

Theo quy định thì việc xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần của giáo viên

vẫn được nhà trường thực hiện đúng. Trên cơ sở kế hoạch "thời khóa biểu" của nhà trường, giáo viên phải thực hiện lên kế hoạch thực hiện hàng tuần, việc này do tổ trưởng phê duyệt hàng tuần (vào thứ 2 mỗi tuần) và công khai tại văn phòng Hội đồng sư phạm. Trên cơ sở đó để tổ trưởng năm vững việc thực hiện chương trình giảng dạy của mỗi thành viên trong tổ. Hàng tháng BGH kiểm tra để điều khiên và điều chỉnh cho kịp thời.

2.2.5.2. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học.

Như đã trình bày ở phân trên về việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay 5/5 giáo viên của tổ (100%) đã có chứng chỉ lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về "thay SGK và đổi mới phương pháp dạy

học" do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong những năm 2006, 2007 và

2008.

Về trang thiết bị: Nhà trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp thiết bị thí nghiệm và thực hành tối thiểu cho các môn học trong đó có môn hóa học đúng theo chương trình SGK. Về phía nhà trường đã chuẩn bị cơ sở vật chất như phòng TN, hợp đòng giáo viên có chuyên môn về thiết bị dạy học để tiếp nhận cũng như quản lý. Không những thế mà việc sử dụng các thiết bị dùng chung như máy chiếu, tivi... cũng được nhà trường quan tâm và đáp ứng. Có thể nói các yếu tố chuẩn bị cho việc đổi mới PPDH và thây SGK đã được hoàn tất. Vấn đề là con người sử dụng và QL như thế nào.

Ngay từ những năm học đầu của việc thay SGK và đổi mới PPDH BGH nhà trường đã có kế hoạch cụ thể để thực hiện nhiệm vụ. Giao cho các tổ chuyên môn lên kế hoạch thời gian và nội dung sinh hoạt tổ. Về thời gian thực hiện theo quy chế (1 tháng 2 lần), về nội dung thì sinh hoạtđể thảo luận tìm ra những vấn đè mới và khó trong SGK để thảo luận đi thống nhất cách dạy và phương pháp dạy những bài mới và khó đó.

Tăng cường thực hiện kế hoạch dự giờ, thăm các giáo viên. Sau mỗi lần dự giờ thì có khảo sát về chất lượng, phương pháp để góp ý rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp. Ban Giám hiệu làm phiếu thăm dò, khảo sát.

Mỗi phiếu khảo sát có 2 phần: phần 1 đánh giá về việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng vận dụng của học sinh, phần 2 khảo sát về hứng thú bộ môn,

Ví dụ: Một số mẫu phiếu thăm dò

- Phương pháp dạy của thầy(cô) có giúp em hiểu được bài tại lớp không?

Hiểu Khó hiểu Không hiểu

- Theo em có khoảng bao nhiêu % số bạn trong lớp hiểu được bài ngay tại lớp?

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

- Trong các môn Toán, Lý, Hóa em thích học môn nào nhất?

Toán Lý Hóa

Qua khảo sát thấy được số học sinh hiểu bài ngay tại lới tương đối cao thường nằm trong khoảng 65 đến 85%. Và số học sinh thính học môn hóa học tương đương với môn Toán và Lý.

Qua việc dự giờ, khảo sát để BGH hiệu nhà trường nắm bắt được tình hình dạy, phương pháp, cũng như chất lượng giờ dạy trên lớp của đội ngũ GV. Từ đó có giải pháp phù hợp với từng đối tượng. Qua thực tiễn cho thấy, việc đối

mới PPDH của giáo viên có nhiều thực hiện được hay không thực hiện được phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Thói quen sử dụng phương pháp truyền thống (như diễn giải, nêu vấn đề, thuyết trình ..), công tác chuẩn bị giáo án của giáo viên, công tác dự giờ thăm lớp, kiểm tra đánh giá giờ dạy, kiểm tra đánh giá kết quả cuối kỳ, cuối năm của BGH, thói quen học tập của học sinh từ bậc THCS. Một bộ phận không nhỏ học sinh từ bậc THCS học các các lớp phía dưới chỉ quên với phương pháp đọc chép (thậm chí nhìn chép). Sau một số giờ dạy của giáo viên khi kiểm tra lại vở của học sinh vẫn còn bỏ trống.

Sự phản hồi về hiệu quả của học sinh đối với người dạy, đây là một yếu tố vừa mang tính động lực tất lớn đối với GV. Vì vậy trong việc QL đổi mới PPDH trong nhà trường thì việc thăm dò sự phản hồi của HS có ý nghĩa rất quan trọng cho nhà QL.

Đối với việc sử dụng thiết bị dạy học: BGH nhà trường đã lượng hóa việc sử dụng thiết bị dạy học bằng các tiêu chí thi đua đầu năm. Trong mỗi học kỳ mỗi giáo viên phải sử dụng ít nhất 2 tiết dạy có ứng dụng CNTT trong dạy học (Chuẩn bị dạy học bằng máy chiếu (gọi là giáo án điện tử). Với các dụng cụ TN thực hành bộ môn thì căn cứ vào phiếu theo dõi việc sử dụng thiết bị, TN trong dạy học để đánh giá việc hoàn thaanhf nội dung dạy học. Nếu không sử dụng, không lchuaanr bị TN thì coi như vi phạm quy chế chuyên môn.

Bên cạnh việc đổi mới PPDH thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh cũng được BGH tiến hành đồng thời. Bên cạnh việc kiểm tra theo phương pháp truyền thống như trước đây (Kiểm tra tự luận). Nhà trường và các tổ chuyên môn trong những năm đầu thực hiện " thay SGK và đổi mới PPDH" thường xuyên mở các đợt sinh hoạt chủ đề "Hình thức đánh giá như thế nào là phù hợp, như thế nào là tốt, hiệu quả". "Trắc nghiệm"

khảo ý kiến của nhiều giáo viên trong cũng như ngoài trường thì thấy rằng. Bên cạnh những ưu, nhược điểm như chúng ta đã đề cặp đến thì tác giả còn những tồn tại khác nữa mà phương pháp "trắc nghiệm" cần phục đó là: Về phía giáo viên, việc ra đề trắc nghiệm chiếm hết nhiều thời gian khi ra đề; khi thực hiện làm trả lời phiếu trắc nghiệm thì người GV phải có trình độ thực hành vi tính nhất định; kỹ năng thực hiện phương án nhiễu của các phương án chưa thực sự nhiễu. Về cơ sở vật chất cần có phương tiện hỗ trợ như máy in, máy photo coppy, chi phí giấy cho việc thực hiện. Về phía học sinh. Do đề kiểm tra hoặc phiếu trả lời với thời gian ngắn, vì vậy khó thực hiện phương án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w