Giải pháp tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Giải pháp tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý

quản lý dạy - học môn Hóa học.

3.2.5.1. Mục tiêu:

- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên bộ môn đủ số lượng, mạnh về chất lượng đảm bảo cho hoạt động dạy học đạt hiệu quả.

- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm, tạo điều kiện cho họ sinh hoạt chuyên môn cởi mở, thân thiện.

- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để giáo viên có đủ điều kiện thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học.

3.2.5.2. Biện pháp chỉ đạo:

+ Bồi dưỡng tập trung: Tạo điều kiện cử cán bộ quản lí và giáo viên tham gia học tập nâng cao phương pháp, nghiệp vụ QL, nghiệp vụ giảng dạy khi được cử, hay triệu tập.

+ Bồi dưỡng tại chỗ: Tự học và tự đào tạo là giải pháp có tính bên vững hiện nay. Động viên cán bộ Giáo viên tích cực đọc tài liệu tham khảo, tăng

cường giám sát QL chặt chẽ việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn. Chỉ đạo sát việc thanh tra giáo viên, thăm lớp dự giờ. Tạo điều kiện cơ sở vật chất, đặc biệt là CNTT, thiết bị, tài liệu để giáo viên có thể tự học, tự bồi dưỡng.

+ Chỉ đạo tốt công tác nghiên cứu khoa học. Đầu mỗi năm học hướng dẫn và cho cán bộ giáo viên đăng ký đề tài SKKN, kiểm tra, nhắc nhở trong năm, cuối năm mở hội nghị khoa học để xét và công nhận đề tài. Khuyến khích giáo viên làm tự làm đồ dùng dạy học.

+ Tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học như đủ các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm, máy chiếu, máy tính... để thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới PPDH đạt hiệu quả.

+ Công tác kiểm tra đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiêm, thực hiện thi đua khen thưởng những cán bộ giáo viên có thành tích tốt trong giảng dạy cũng như trong đổi mới PPDH.

+ Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nội dung dạy học cũng như việc thực hiện kế hoạch dạy học đã đề ra. Có nhận xét và góp ý về kết quả công tác kiểm tra.

3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Bản thân tác giả đã làm phiếu thăm dò đối với 5 thành viên trong tổ Hóa, 5 tổ trưởng chuyên môn (tổ Toán, Lý, Sinh, Văn và Tin học), 2 đ/c QL (hiệu Trưởng và Phó Hiệu trưởng), của trường THPT Triệu Sơn 2, 3 TT tổ Hóa của 3 trường THPT trong huyện Triệu Sơn về tính khả thi và tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất thì cho kết quả như sau:

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài TT Các nhóm giải pháp đề xuất

Các ý kiến đồng ý Tính cấp thiết Tính khả thi S.người % S.người % 1 Nhóm giải pháp QL hoạt động dạy của gv 14 86,7 13 86,7

3 Nhóm QL hoạt động học của HS 15 100 12 80,0 4 Nâng cao và phát huy vai trò của tổ CM 15 100 13 86,7

5 Tăng cường các điều kiện đảm bảo 15 100 11 73,3

Qua kết quả của việc thăm dò hỏi ý kiến ở trên ta thấy các giải pháp đề xuất đều được sự đồng ý với tỷ lệ tương đối cao. Qua đó chứng tỏ rằng các giải pháp đưa ra có tính cấp thiết và khả thi

- Nhóm giải pháp QL hoạt động dạy của giáo viên ta thấy tính cấp thiết rất cao 14/15 (93,3%) ý kiến đồng ý qua đó để nói rằng việc nhận thức về quản lý quá trình dạy học là một tất yếu, là đúng đắn và cần thiết.Về tính khả thi có 13/15 ý kiến nhất trí cũng là tỉ lệ hợp lý.

- Về nhóm QL đổi mới PPDH thì tính cấp thiết có 14/15 (93.3%) người đồng ý, qua đó nói lên nhận thức về việc đổi mới là tất yếu. Song tính khả thi lại chỉ có 12/15 (80%) ý kiến đồng ý, ta thấy việc đổi mới PPDH là vấn đề khó khăn lâu dài, qua đó cho ta thấy việc QL đổi mới PPDH cần phải được tiến hành chặt chẽ hơn.

- Đặc biệt là 3 nhóm giải pháp có số người đồng ý tính cấp thiết là 15/15 (100%). Nhưng tính khả thi lại chỉ có số người đồng ý là 11 ddeen13 trong 15 người vậy các giải pháp này mặc dù số người đông ý cũng cao, song vẫn còn có ý kiến về tính khả thi chưa thực hiên được, qua đó nói lên trong công tác quản lý của nhà trường cần phải có tính cương quyết hơn khi thực hiện một kế hoạch hoạt động nào đó. Từ đó mới có thể đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng.

Kết luận chương 3

Chương 3 đã đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học môn hóa học ở trường THPT Triệu sơn 2 đó là

- Đó là nhóm các giải pháp QL hoạt động dạy - học môn Hóa học trong trường.

- Nhóm giải pháp QL đổi mới PPDH môn Hó học

- Nhóm giải pháp nâng cao, phát huy vai trò của tổ chuyên môn phục vụ cho hoạt động dạy - học môn Hóa học ở trường THPT phân ban

- Nhóm giải pháp tăng cường các điều kiện đảm bào nâng cao hiệu QL hoạt động dạy - học môn hóa học

Qua thăm dò của tác giả thì các giải pháp đề ra có tính pháp lý, khoa học, đồng bộ, có tính cấp thiết và có khả năng thực thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận:

Qua nghiên cứu đề tài đã thu được các kết quả chính sau đây:

1. Đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc QLGD, QL nhà trường, QL dạy học và QL dạy học bộ môn Hóa học trong nhà trường THPT. 2. Khảo sát được thực trạng việc QL lý dạy học và QL dạy học bộ môn Hóa học trong trường THPT Triệu Sơn 2.

3. Đã đề xuất các nhóm cho giải pháp việc QL nhằm nâng cao hiệu quả dạy- học Hóa học trong trường THPT Triệu Sơn 2 với tính cấp thiết và khả năng thực thi cao.

4. Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương giúp các nhà trường nâng cao hiệu quả day - học và dạy học bộ môn Hóa học trong nhà trường THPT.

Kiến nghị:

+ Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dây là cơ quan chủ quan của ngành;

- Hiện nay Cán bộ quản lý các trường THPT chủ yếu được bổ nhiệm từ những giáo viên giảng dạy có kinh nghiệm uy tín trước tập thể sư phạm, và chỉ mới được bồi dưỡng qua lớp nghiệp vụ quản lý. Vì vậy khi bước vào nhiệm vụ mới thì nghiệp vụ quản lý còn lúng túng, vừa thực hiện nhiệm vụ vừa học thông qua kinh nghiệm của những người đi trước, tự học hỏi bạn bè đồng nghiệp. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, đặc biệt là nghiệp về thủ tục hành chính.

- Về điều kiện sống và làm việc của đội ngũ Cán bộ Giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục còn thấp, trong khi yêu cầu đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng lượng giáo dục cần nhiều nhân lực tài lực. Để tạo điều kiện tốt nhất cho họ tân tâm, tận lực để phục vụ cho công cuộc trên thì đời sống kinh tế. Tạo điều kiện để họ để họ có điều kiện và tích cực tham gia học tập và tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Đối với cơ quan Sở Giáo và Đào tạo:

- Tăng cương công tác tham mưu với chính quyền để tạo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt nhất cho các trường để tạo điều kieenjcho vệc đổi mới PPDH. Tăng cương đào tạo và biên chế đội ngũ giáo viên thực hành thí

nghiệm Hóa học và một số môn học khác để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong hoạt động dạy học theo PPDH đổi mới.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiếp vụ cho đội ngũ giáo viên, cập nhất những thành quả khoa học giáo dục, cho đội ngũ QL và giáo viên giảng dạy.

+ Đối với chính quyền địa phương:

- Tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất cho trường học, đảm bảo điều kiện cho các hoạt động giáo dục và đào tạo. xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi để HS đi học tập và sinh hoạt thuận lợi.

- Xây dựng địa phương an toàn về ANTT, nhân dân có đời sống văn hóa lành mạnh, không có tệ nạn xã hội.

+ Đối với nhà trường: THPT Triệu Sơn 2:

- Tăng cường công tác tham mưa với chính quyền địa phương để tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện tốt cho hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Thực hiện sự kết hợp các lực lượng giáo dục chặt chẽ hơn, thống nhất hơn, nhằm giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện khoa học xã hội Việt Nam: Từ điển Tiếng Việt: (1992)

2. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt nam: Luật Giáo dục 2005

3.Bộ GD và ĐT: Tìm hiểu luật giáo dục 2005

5. Bộ GD và ĐT: Những vấn đề chung về đổi mới PPDH môn Hóa học: NXBGD -2007.

6. Bộ GD và ĐT: Chiến lược lược phát triển giáo dục 2001 -2010: NXB Giáo dục Hà nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết TW2 khóa XIII. NXB Sự thật. 8. Văn kiện Đại hội đại biểu toan Quốc lần thứ IX : Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 2001

9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ X :

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 2006

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: CT số 40-CT/TW ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD

11. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nghị quyết số 40/2000QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Bộ GD và ĐT: Ngành giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: (2002)

13. Huyện Ủy Triệu Sơn: Lịch sử Đảng bộ Triệu Sơn 1965 -2004 (2005)

14. Huyện Ủy Triệu Sơn: Văn kiện Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ Triệu Sơn lần thứ XV2005-2010. (2005)

15. Bộ GD &ĐT:Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Hóa học: (NXBGD-2006).

16. Bộ GD &ĐT: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 11 THPT môn Hóa học: ( NXBGD-2007).

17. Bộ GD &ĐT: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình thay sách giáo khoa lớp 12 THPT môn Hóa học: ( NXBGD-2008).

18.Bộ GD và ĐT: Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Hóa học(NXBGD-2007)

19. Bộ GD và ĐT: Nghiệp vụ thanh tra giáo dục Việt Nam: (Văn bản pháp quy) Hà Nội 2002

20. PGS-TS Trần Hữu Cát, TS Đoàn Minh Duệ: Đại cương về khoa học quản (NXB Nghệ An 200

21. Nguyễn Ngọc Quang - Nguyễn Cương - Dương Xuân Trinh: Lý luận dạy học Hóa học: (NXBGD-1982)

22. Nguyễn Cương- Nguyễn Mạnh Dung: Phương pháp dạy học hóa học Nhà xuất bản ĐHSP HN 2005.

23. Lê Trọng Tiến: Phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT: NXBGD 24. Học viện QLGD: Tài liệu bồi dưỡng CBQL trường THPT(2001)

25. Bộ GD và ĐT: Bộ SGK môn HÓA HỌC chương trình phân ban.

26. Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa:Phân phối chương trình THPT Môn Hóa học (2011)

27. Thái Văn Thành: Đề cương bài giảng về "Quản lý Giáo dục- quản lý nhà trường" (2009)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 106)