8. Cấu trúc của luận văn
2.2.5.1. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy môn Hoá học
+ Quản lý kế hoạch.
Kế hoạch cho cả năm học của cá nhân
Việc khảo sát, xây dựng và lập kế hoạch cá nhân ở mỗi đầu năm học là một việc làm bắt buộc đối với mỗi Cán bộ, giáo viên của nhà trường.
Trên cơ sở nhiệm vụ và biên chế năm học theo kế hoạch được giao, nhiệm vụ chung của năm học. BGH nghiên cứu và phân công chuyên môn, giao nhiệm vụ kế hoạch cho tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn. BGH yêu cầu các tổ hợp và phân công chuyên môn cho từng giáo viên, thành viên trong tổ, trình BHG. BGH họp xem xét, bổ sung, điều chỉnh thành quyết định phân công chuyên môn chính thức.
Việc phân công chuyên môn cho các thành viên trong tổ nhóm nhóm chuyên môn dực vào các nguyên tắc sau:
- Cân đối số giờ của các giáo viên trong tổ, tính các công tác làm chủ nhiệm.
- Lưu giữ nhiệm vụ của năm học trước nếu là những lớp 11 và lớp 12 (Phan công như vậy để giáo viên nắm vững học sinh, học sinh cũng đã quen với phương pháp giảng dạy của thầy cô giáo)
- Những giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt hơn, năng lực chuyên môn vững vàng hơn thì phân công tỉ lệ dạy những lớp mũi nhọn của nhà trường cao hơn (người nhiều thì 2 lớp, ít thì 1 lớp).Làm như vậy vừa đảm bảo được quyền lợi của học sinh, vừa phát huy được khả năng vươn lên của giáo viên.
Sau khi có phân công chuyên môn thì mỗi giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch của các nhân. Việc xây dựng kế hoạch cá nhân của mỗi cá nhân cũng phải tiến hành các bước sau:
- Khảo sát thực tế về trình độ học sinh từng lớp được giao (Có thể nhà trường trực tiếp khảo sát ở tất cả các môn học, có thể dựa vào kế quả học tập của nam học trước), tình hình thiết bị dạy học, cơ sở vật chất khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy học (tổ làm chuyên môn chung),
- Nắm vững nhiệm vụ được phân công ở từng lớp, khối (đặc biệt là số lượng học sinh giỏi và tỉ lệ học sinh đậu ĐH ở lớp mình phụ trách).
- Nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch chuyên môn của ngành, sự chỉ đạo của Sở GD &ĐT.
- Căn cứ vào đặc điểm tình hình, đội ngũ giáo viên cùng được phân công thực hiện nhiệm vụ dạy học trong một lớp để tìm phương án phối kết hợp.
- Đề ra các chỉ tiêu phấn đấu cho từng tập thể lớp (Nâng cao tỉ lệ HS khá, giỏi, giảm tỉ lệ HS yếu kém).
Sau khi kế hoạch cá nhân thực hiện xong việc lập kế hoạch xong thì trình tổ trưởng chuyên môn xem xét, bổ xung, thông qua tổ chuyên môn và trình BHG ký phê duyệt kế hoạch.
Qua thực tế cho thấy nếu việc lập kế hoạch của giáo viên đúng và sát với thực tế thì việc chỉ đạo của BGH nhà trường thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, đánh giá, có hiệu quả thiết thực trong công tác QL dạy học. Bên cạnh đó một số giáo viên khi được hỏi thì cho rằng kế hoạch chỉ mang tính hình thức, đối phó. Điều này cũng thể hiện ở thực tế của một số đơn vị trường. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng theo tác giả thì có thể do 2 nguyên nhân cơ bản đó là: việc lập kế hoạch không sát với thực tế đơn vị, ví nhiệm vụ được giao; thứ 2 là do công tác kiểm tra, theo dõi của người QL không sát và không bán vào kế hoạch của cá nhân. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân khó khắc phục là vì nhiều lý do khác nhau nên BGH phải điều chỉnh lại phân công lao động lại trong năm học. Điều này làm cho việc khảo sát bên đầu không còn nhiều ý nghĩa, trong khi đố kế hoạch cá nhân lại không được bổ sung kịp thời bằng văn bản mà chỉ mang tính giải pháp tình thế.
Thực tiễn trong 3 năm học gần đây (2008 -2009, 2009-2010, 2010-2011) BHG nhà trường luôn thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch đầu năm ở cả cấp cá nhân, cấp tổ chuyên môn và cũng như nhà trường. Đây không những là kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể mà còn là một trong những căn cứ để đánh giá và xếp loại mỗi thành viên trong Hội đồng Giáo dục ở cuối năm học.
+ Kế hoạch của tổ chuyên môn:
Cũng như các nhân, các tổ chuyên môn sau khi họp thông qua kế hoạch của cá nhân thì tổ trưởng trên cơ sở đó cũng phải xây dựng kế hoạch cho tổ chuyên môn. Với các nội dung cơ bản như của cá nhân nhưng ở góc độ toàn trường. Đặc biệ đề ra một số chỉ tiêu về chất lượng dạy học (Số học sinh Giỏi, khá, trung bình, yếu kém, Số học giỏi bộ môn cấp tỉnh môn hóa). Kế hoạch sử
dụng trang thiết bị của tổ, nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giôi, phù đạo học sinh yếu kém.v.v..
Kế hoạch tổ sau khi thực hiện xong thì BGH phân công thẩm định và duyệt. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để BGH QL điều hành hoạt động giảng dạy của từng bộ môn trong nhà trường.
+ Kế hoạch dạy học hàng tuần:
Theo quy định thì việc xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần của giáo viên
vẫn được nhà trường thực hiện đúng. Trên cơ sở kế hoạch "thời khóa biểu" của nhà trường, giáo viên phải thực hiện lên kế hoạch thực hiện hàng tuần, việc này do tổ trưởng phê duyệt hàng tuần (vào thứ 2 mỗi tuần) và công khai tại văn phòng Hội đồng sư phạm. Trên cơ sở đó để tổ trưởng năm vững việc thực hiện chương trình giảng dạy của mỗi thành viên trong tổ. Hàng tháng BGH kiểm tra để điều khiên và điều chỉnh cho kịp thời.