Quản lý động cơ học Hóa học của học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.1. Quản lý động cơ học Hóa học của học sinh

Thực tế trong đời sống xã hội cho thấy, bất kỳ hoạt động nào diễn ra mà con người thực hiệ có động cơ rõ ràng, có hứng thú và lòng đam mê, thì hoạt động đó sẽ có hiệu quả cao hơn, đặc biệt trong những lúc gặp khó khăn trở ngại thì họ vẫn tìm ra phương án khắc phục để đi đến đích. Hoạt động học tập bộ môn Hóa học của học sinh bậc THPT cũng vậy. Vì vậy trong qua trình dạy học cngười GV cần phải xây dựng đông cơ, ý thức, tạo cho các em niềm đam mê, phấn khởi trong học tập bộ môn.

Về việc xây dựng động cơ thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý, nguyện vọng của học sinh từ đó dẫn đến cơ học tập. Có thể sơ qua một số các yếu tố hình thành động cơ như sau:

- Thông qua việc giáo dục vai trò, nhiệm vụ học tập của học sinh nói chung đến vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các em trong gia đình và trong xã hội tương lai. Sự tự định hướng nghề nghiệp của gia đình, xã hội dẫn đến vai trò của bộ môn trong việc tiếp tục học tập nghề sau này. Đặc biệt là việc thi tuyển vào học nghề của các trường Đại học, Cao đẳng theo quy định hiện hành. Trong những năm gần đây, như đã đề cập ở chương 2. Đa số học sinh bậc THPT có xu hướng thiên về động cơ học tập các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa học) nhiều hơn các môn khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ) vì các môn học này hiện nay, học sinh có động cơ học tập nhiều (Học sinh chủ yếu là tham gia dự thi khối A của Đại học hoặc Cao đẳng, còn rất ít học sinh muốn dự thi các ngành có khố C). Vì vậy việc xây dựng động cơ học tập chủ yếu là do sự phát triển của nền kinh tế-xã hội tạo nên.

Còn một đông cơ khác nữa là vì thành tích, danh dự của các nhân trong kỳ thi học sinh giỏi (động cơ chỉ xuất hiện ở một tỉ lệ ít học sinh và náy sinh khi động cơ học tập ở trên đạt đến ngưỡng say mê, sở trường, năng khiếu).

- Đổi mới phương pháp dạy học phải đảm bảo được sự kích thich học sinh hứng thú học tập bộ môn Hóa học. Bộ môn Hóa học như ta đã biết là bộ môn được đưa vào chương trình phổ thông rất muộn (lớp 8 THCS). Vì vậy việc học sinh tiếp cận môn học nay nếu GV không có phương pháp dạy để gây hứng thú học tập tốt dễ làm cho SH nhàm chán. Qua khảo sát học sinh mới vào học lớp 10 THPT thì cho kết quả sau như sau:

Điều tra 100 học sinh với 2 câu hỏi: Em có thích học môn hóa học không? Môn hóa học khó hay dễ học?

Bảng 3.3. Khảo sát sở thích và kết quả học tập môn Hóa học ở trường THCS Rất thích Thích không thích Không trả lời Dễ học Bình thường Khó Không trả lời Số HS 1 5 35 59 4 8 42 46 % 1% 5% 35% 59% 4% 8% 42% 46%

Qua bảng trên ta thấy số học sinh không thích học cúng như khó tiếp cân việc việc học tập bộ môn là tương đối cao. Vì vậy người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để gây hứng thú trở lại cho các em. Từ đó để các em có thể tiếp cận được học tập bộ môn, nói đến môn Hóa học các em không sợ nữa, nói đến giờ Hóa học các em đã chuẩn bị tâm lý muốn học. Tráng trường hợp động cơ thì có nhưng không thể tiếp cận được bộ môn. Vì vậy tôi đề xuất và đã thử nghiệm thành công một số giải pháp để các em có húng thú.

Nguyên nhân không thích học do không hiểu được bài. Vì vậy dạy như thế nào để các em có thể hiểu được bài ngay tại lớp là tốt nhất. Đối với học sinh vừa mới vào học lớp 10, do tâm lý còn ngỡ ngàng, sợ sệt ta cần phải xây dựng

niềm tin cho học sinh trong học tập, nên khi dạy học cần lưu ý. Nếu là kiến thức mới thì người thầy bên cạnh kiến thức vững vàng, phương pháp lựa chọn thích hợp thì việc dạy học cần tạo không khí thân thiện, gần gũi, nhiệt tình. Đặc biệt là cho một số em trả lời những câu hỏi đơn giản để các em rả lời được gây hứng thú, tốt nhất cho được nhiều em được trả lời. Nếu là dạng bài có liên quan đến những kiến thức ở THCS mà các em lại đã quên hoặc không có mà kiến thức bài mới lại yêu cầu các em phải có để tiếp làm tiền đề tiếp thu kiến thức mới. Vậy chúng ta phải làm gì?

Đối với GV ta có thể ra câu hỏi để như thế nào đó để có 1 học sinh nào đó học tôt còn nhớ và phát biểu khẳng định lại kiến thức đó đã được học, rồi GV làm cầu nối để hoàn thành nội dung bài yêu cầu. Chọ một thời điểm nào đó để bổ túc lại kiến thức đó một cách thích hợp.

Trong quá trình dạy học, thông thường những học sinh họa yếu kém rất sợ bị GV hỏi bài, đặc biệt là bài củ, vì vậy ngươid thấy phải lường trước được tình huống này để tránh sự ức chế của HS, Để vẫn đạt được mục tiêu trong tiết dạy thì chúng ta vấn phải mạnh dạn ra câu hỏi nhưng câu hỏi phải vừa sức của các em, thậm chí rất dễ, để từ khi trả lời được câu hỏi dễ đó các em sẽ xây dựng lại niềm tin, chú ý đến bài học hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức.

Đối với nhà trường: Vào đầu mỗi khoa học nên tổ chức ôn tập lại, hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất có liên quan cho việc tiếp thu kiến thức ở bậc THPT. Trường THPT Triệu Sơn 2 đã thực hiện tốt việc này, nhà trường dúng quỹ thời gian khoảng 80 tiết (20 buổi) ôn tập hệ thống lại kiến thức THCS để làm tiền đề học bậc THPT, môn hóa thường dunhf 16 đến 20 tiết. Việc làm này có một ý nghĩa rất quan trọng và hiệu quả là. Thông qua quỹ thời gian đó giúp cũng cố được cơ bản những kiếm thức cần thiết cho việc học tập bậc THPT. Thông qua đó giúp học sinh làm quen

với các thầy cô bậc THPT, làm quen với phương pháp đặc thù ở THPT giúp các em tự tiên bắt nhịp vào những bài đầu, tiết đầu của năm học mới. (tất nhiên việc làm này phải được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh)

- Thí nghiệm, thực hành hóa học cũng là một trong những phương pháp để gây hứng thú trong học tập. Thông qua việc được thấy, được làm cụ thể những phản ứng hóa học, sự biến đổi màu của hóa chất, sự kết tủa khi biểu diễn thí nghiệm mà các em có được niềm tiên, hứng thú học tập.

- Việc làm được bài ở nhà, hoàn thành được nội dung yêu cầu phần việc GV giao cho ở nhà cũng là những hứng thú học tập. Thực tế cho thấy khi các em chưa hoàn thành bài tập ở nhà HS rất ngại đi học thậm chí còn mặc cảm với bộ môn. Vì vậy việc khuyến kích, động viên các em hoàn thành bài tập vừa nâng cao được kết quả dạy học vừa kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.

3.2.3.2. Quản lý việc hướng dẫn học sinh học tập bộ môn Hóa học.

Người thầy giáo trong đổi mới phương pháp để học sinh có tự học và nghiên cứu phải như một huấn luyện viên trong môn thể thao nào đó, là người không thể làm thay mà chỉ là người hướng dẫn, vạch ra những hướng đi. Hiện nay có một bộ phận không nhỏ GV khi dạy thường lạm dụng kiến thức, hoặc chạy đua với thời gian mà thường chữa bài, sữa bài tập cho học sinh không đúng phương pháp. Thầy chữa và ghi chép trên bảng rất cẩn thận, cặn kẽ, HS chỉ việc ghi lại một cách thụ động. Đến khi HS tự trình bày bài hoặc một vấn đề nào đó thì lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, làm những gì? Đây là việc làm hết sức sai làm vì vậy nhà trường cần khắc phục những thói quen (có thể nói là điểm yếu, sai nguyên tắc của PPDH). Để hướng dẫn học sinh có thể tự học được một cách hiệu thì ta cần hướng dẫn phương pháp học, phân bố thời gian học như thế nào?

- Hướng dẫn tiếp thu kiến thức trên lớp: Để học sinh tiếp thu được kiến thức trên lớp thì yêu cầu trước hết là công tác tổ chức lớp học. Lớp học có không khí nghiêm túc, không có HS làm việc riêng (để SH khác không bị phân tán), hướng dẫn HS nghiên cứu SGK như thế nào? Khi nào cần SGK, khi nào tập trung suy nghĩ theo cách đặt vấn đề của thầy, câu hỏi của thầy, khi xây dựng bài. Cần tránh trường hợp thầy cứ giảng, trò cứ theo dõi SGK xem có đúng hay không?

Cuối buổi học thầy có nhận xét và tổng hợp lại những kiến thức gì ta đạt được trong buổi học, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà như thế nào?

Khi nghiên cứu một chất hóa học cụ thể: Ta hướng dẫn học sinh nhiên cứu theo phương pháp so sánh chất đó với các chất cùng loại (có thể là cùng nhóm trong bảng tuần hoàn, cùng dãy đồng đẳng, học cùng một loại chức), từ đó khái quát điểm giống nháy và khác nhau. Với múc độ kiến thức nghiên cứu hóa học ở bậc THPT như ta biết nghiên cữu trên cơ sở của các thuyết " cấu tạo nguyên tử", "thuyết điện li", "thuyết cấu tạo hóa học"... Vậy trong quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu chất mới (kiến thức mới) ta cũng phải xuất phát trên cơ sở các thuyết đó. Ta có thể hướng dẫn học sinh nghiên cứu theo logic sau:

Hướng dẫn HS phân tích đặc điển cấu tạo để làm tiền đề cho nghiên cứu tính chất vật lý và tính chất hóa học. Từ tính chất vật lý và hóa học để say

CHẤT A

Cấu tạo ntn?

T/c Vật lý

Có ứng dụng gỉ? -Đ/chế ntn?-Sản xuất? T/c Hóa học

ra những ứng dụng của chất trên cơ sở tính chất. Để ứng dụng được cần đ/c, sản xuất bằng cách nào? Với học sinh học tốt hơn ta có thể đe theo trình tự ngược để các em trả lời các câu hỏi "Tại sao lại thế?. Qua đó để học sinh khắc sâu kiến thức, và có khả năng vận dụng tốt khi giải quyết tính huống.

3.2.3.3.Quản lý việc tự học của học sinh.

Như đã nói ở trên việc đổi mới PPDH thì điều cốt lõi nhất là gây cho các em hứng thú, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy việc hướng GV bộ môn hướng dẫn học sinh phương pháp tự học tập nghiên cứu ở nhà là việc làm cần thiết trong việc đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giáo dục.

Hiện nay do động cơ, mục đích và tham của phụ huynh quá lớn, muốn con em họ phải học nhiều, học nhiều để có thể thi đỗ được trường này, trường nọ. Từ đó tác động đến tâm lý muốn con em phải được học nhiều,thật nhiều để có kiến, thậm chí là học hết "chỗ này" rồi lại học đến "chỗ nọ" làm cho học sinh cũng bị cuốn theo. Tất nhiên muốn học tốt, học giỏi là cần phải học, nhưng rất tiếc là phải học như thế nào, khi nào, phân bố thời gian học tập như thế nào là hợp lý, khoa học và hiệu quả thì lại không đúng.

Vì những lý do trên nên việc tham vấn với phụ huynh học sinh, hướng dẫn học sinh họa tập như thế nào ngoài giờ lên lớp là việc làm cần thiết và cấp bawchs cho học sinh bậc THPT nói chung và bộ môn hóa học nói riêng.

Trước hết GV đặt yêu cầu cho học sinh là hãy xuất phát từ SGK và sách Bài tập Hóa học (bộ sách giáo khoa). Dây là nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, tính hệ thống.

- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu SGK: Như ta đã biết sau mỗi tiết học, HS có thể hiểu được bài, nhưng kiến thức các em lĩnh hội được là chưa bên vững, chưa có được kỹ năng vận dụng, vì vậy để các em có được kiến thức đó ổn định và trở thành kiến thức của mình thì các em phải trả lời một lần nữa các câu hỏi và bài tập trong SGK. Với các em học tốt thì thời gian để hoàn thành việc này không lâu (khoảng 45 phút đến 60 phút), nhưng các em học

yếu thì sẽ chiếm thới gian lâu hơn (có thể 2 tiếng đồng hồ). Qua thực tế cho thấy, nếu sau buối học có giờ Hóa học các em về làm ngay bài tập SGK thì thời gian để hoàn thành chỉ bằng 1/2 số thời gian nếu HS để bài đó ngay mai có giờ thì tối nay mới bắt đầu làm bài. Vì vậy một trong những nấu chất ở đây là GV yêu cầu về nhà giải quyết bài tập ngay (không để lại). Với HS yếu hơn thì điều này càng có ý nghĩa mang tính quyết định. Thứ tự thì HS phải thực hiện tuần tự từ câu hỏi mang tính lý thuyết đến các bài tập về sau đó và kết thức là những bài tập khó. Với nhứng em học còn yếu chưa có thể giải quyết ngay được thì hướng dẫn HS xem sơ qua việc hướng dẫn giải, nếu học sinh phát hiện được điểm mấu chốt của bài toán mà mình không xác định được thì các em phải dựa vào đó rồi tự giải bài tập, trường hợp không phát hiện được thì cần xem bài giải kỹ hơn rồi bắt đầu tự giải vào vở.Tránh trường hợp HS ghi lại nguyên bài giải sẵn. Sau khi giải quyết hết bài tập, nếu còn quỹ thời gian sau khi giải quyết hết bài tập SGK thì tiếp tục nghiên cứu đến phần bài tập tướng trong sách Bài tập Hóa học.

- Hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu tham khảo:

Trước hết ta nói về tài liệu tham khảo. Theo cá nhân tôi hiện nay tài liệu tham khảo rất, rất nhiều, sách nào cũng quý, sách nào cũng hay. Nhưng cũng phải nói thêm là do nền kinh tế thị trường nên nhiều loại sách tham khảo viết không phù hợp với nhận thức của học sinh, không sát với trình độ hiện có của học sinh., hoặc phù hợp với HS này nhưng không phù hợp với HS kia, v,v.... Vì vậy HS học sách gì, khi nào là trách nhiệm của GV bộ môn.

Việc nghiên cứu thêm sách tham khảo cũng là rất quý và cần thiết, nhưng việc này chỉ có hiệu quả khi các em đã hoàn thành nhiệm vụ trong SGK và sách Bài tập Hóa học. Tất nhiên giáo viên phải là người đọc và tham khảo nhiều loại sách tham khảo, từ đó xem xét sách nào là phù hợp với đối tượng từng HS. Tránh trường hợp học sinh xem quá nhiều tài liệu tham khảo mà không lĩnh hội được gì. Vậy GV phải căn cứ từng đối tượng trình độ của HS

để tư vấn nên nghiên cứu tài liệu gì? Phần kiến thức nào nên đọc theo sách gì?. Có như vậy thì việc nghiên cứu tài liệu mới đạt được kết quả như mong muốn.

3.2.3.4. Tăng cường công tác ngoại khóa Hoá học đối với học sinh giỏi và phùđạo học sinh yếu kém. đạo học sinh yếu kém.

Việc bồi học sinh giỏi và phù đạo HS yếu kém là một việc làm thường xuyên của bất kỳ nhà trường nào?. Nhưng việc làm đó có hiệu quả hay chỉ là hình thức thì còn phụ thuộc vào công tác QL của nhà trường và sự nhiệt tình, kinh nghiệm, trình độ sư phạm của người GV.

+ Việc ngoại khóa hóa học có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Qua đó làm cho học sinh có thêm hứng thú học tập bộ môn Hóa học, cũng có thể qua đó phát hiện học sinh năng lực tu duy hóa học để bồi dưỡng học sinh ưa thích môn Hóa học hay học sinh giỏi môn Hóa học.

- Hình thức câu lạc bộ Hóa học: Có thể nhiều dạng như siêu tầm các đề Hóa học hay, cách giải các bài tập Hóa học hay, nhanh. Sinh hoạt 1đến 2 lần

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học học môn hóa ở trường THPT triệu sơn 2 huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w