0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI KẾT HỢP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC (Trang 42 -42 )

8. Những đóng góp mới của đề tài

1.6.5 Đánh giá chung về thực trạng

Qua việc khảo sát, phân tích số liệu cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

Phần lớn GVTH đã nhận thức đúng đắn sử dụng phơng pháp đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm trong dạy học môn Khoa học có một vị trí hết sức quan trọng, đạt hiệu quả cao trong quá trình GDKNS cho HSTH. Tuy nhiên, từ nhận thức đúng đắn đến công việc làm đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của mỗi giáo viên. Đa số GV cha tìm ra những biện pháp hữu hiệu để sử dụng phơng pháp này đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học môn Khoa học.Vì vậy, HS còn thụ động trong giờ học, đặc biệt là những giờ học có những nội dung kiến thức mới luôn thay đổi trong cuộc sống, những kiến thức (tình huống giả định) mà HSTH

ít va chạm trong cuộc sống, những giờ học thiếu đồ dùng trực quan, làm cho giờ học trở nên tẻ nhạt.

Trong dạy học môn Khoa học việc sử dụng phơng pháp đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm có tầm quan trọng đặc biệt. Đa số GV đợc điều tra đánh giá cao về phơng pháp đóng vai đặc biệt là phơng pháp đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm trong giờ dạy môn Khoa học là góp phần hình thành và phát triển các KNS cho HSTH. Các em chủ động, sáng tạo, giờ học sinh động hơn, học sinh học tập hứng thú hơn. Từ đó, hiệu quả dạy học, giáo dục đợc nâng cao.

Giáo viên đã tổ chức cho HS đóng vai, nhng việc tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm ít đợc GV tiến hành, hoặc tiến hành còn lộn xộn, cha theo một qui trình chặt chẽ, hiệu quả giờ học cha cao, HS cha thực sự hoạt động tích cực trong giờ học, tiến trình lên lớp bị ảnh hởng.

Giáo viên sử dụng phơng pháp đóng vai cha linh hoạt, các tình huống đa ra còn bị lệ thuộc nhiều vào trong SGK, SGV, cha mạnh dạn đa ra các tình huống có thực gần gũi với đời sống của các em. Việc liên hệ các nhân vật có thực trong đời sống cộng đồng còn hạn chế. Giáo viên hớng dẫn HS chuẩn bị lời thoại còn cứng nhắc, cha phát huy đợc t duy ngôn ngữ của trẻ. Chính vì vậy, giờ học trở nên gò bó, mang tính áp đặt cao.

Chất lợng học tập môn Khoa học qua kiểm tra ở một số bài còn thấp. HS cha chủ động hứng thú trong giờ học. GV lên lớp chủ yếu hớng dẫn các em đọc thuộc lời thoại mà GV đã chuẩn bị sẵn, gọi một số em mạnh dạn tham gia diễn xuất. GV cha quan tâm đến việc HS phải tích cực chủ động chuẩn bị các lời thoại theo cách hiểu của các em, mỗi nhóm chuẩn bị các lời thoại khác nhau, cách diễn đạt khác nhau để các em có thể chủ động tìm kiếm kiến thức. Vì vậy, HS còn bị áp đặt, thụ động.

Theo chúng tôi, những tồn tại nêu trên chủ yếu do các nguyên nhân sau: Theo ý kiến của các đồng chí GVTH, một trong những khó khăn mà GVTH gặp phải trong quá trình dạy học môn Khoa học nhằm hình thành KNS cho HSTH là các đồng chí cha nắm vững “nội dung GDKNS là cần trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng nào?”. Sử dụng phơng pháp đóng vai khó đối với giáo viên và học sinh vì sử dụng phơng pháp này đòi hỏi HS phải có tính sáng tạo cao. Trình độ, năng lực s phạm của một bộ phận không nhỏ của GVTH rất hạn chế, khi tiếp xúc với phơng pháp dạy học mới còn lúng túng. Trình độ của

GV không đồng đều, xuất phát đào tạo từ nhiều hệ khác nhau, nhất là GV xuất phát trình độ từ 7 + 2.

Hiện nay học sinh phải học 9 môn bắt buộc, GV là “Ông thầy tổng thể” mỗi buổi lên lớp từ 4-5 môn chính vì vậy việc chuẩn bị bài của giáo viên cha đầu t một cách thích đáng. Giáo viên lên lớp truyền thụ cho HS những kiến thức đã qui định trong chơng trình, ít liên hệ mở rộng thực tế, nhất là kiến thức mới nh việc GDKNS cho HSTH hiện nay.

Đồ dùng dạy học hiện nay còn thiếu nhiều, đặc biệt là phơng pháp đóng vai các nhân vật trong vai diễn lại phải trang phục phù hợp với tính cách của từng nhân vật. Chính vì vậy đồ dùng dạy học phải thờng xuyên thay đổi, hơn nữa mỗi tình huống đóng vai trong một tiết học khác nhau đòi hỏi phải thay đổi trang phục khác nhau cho phù hợp với tính cách của nhân vật. Vì vậy, trong một tiết học để sử dụng phơng pháp đóng vai đạt hiệu quả đòi hỏi GV phải chuẩn bị hết sức công phu, thậm chí còn tốn kém về kinh phí mà đời sống GV hiện nay cha đáp ứng đợc nhu cầu, vì vậy ảnh hởng không nhỏ đến chất lợng học tập bộ môn.

Nhiều trờng cha có sự thống nhất về chuyên môn, còn nhiều ý kiến khác nhau về phơng pháp dạy học môn Khoa học, đặc biệt là vận dụng phơng pháp đóng vai kết hợp với TLN trong quá trình rèn KNS cho HSTH.

Những nguyên nhân trên làm ảnh hởng không nhỏ đến chất lợng, hiệu quả dạy học môn Khoa học ở bậc tiểu học.

Tóm lại:

Phơng pháp đóng vai chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển KNS cho HSTH. Đóng vai góp phần rèn luyện kĩ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống một cách linh hoạt, hợp lý. Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Đặc biệt trong giờ học môn Khoa học những KNS của các em sẽ đợc phát triển ở mức độ cao hơn nếu GV biết hớng dẫn HS đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm theo một qui trình chặt chẽ trên cơ sở tính đến nội dung của bài học.

Hình thành và phát triển KNS cho HSTH là chúng ta đang hình thành và phát triển cho các em một nhân cách hoàn thiện. Các em biết phân biệt đúng- sai, các em có cách ứng phó và c xử phù hợp với các tình huống mà các em th- ờng gặp trong đời sống hàng ngày.

Chơng 2

Qui trình sử dụng phơng pháp đóng vai kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn khoa học nhằm giáo

dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học 2.1 Các nguyên tắc xây dựng quy trình

Qui trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó. [102- 308].

Qui trình dạy học là một tổ hợp các thao tác của giáo viên hoặc của HS hoặc của cả GV và HS đợc tiến hành theo một trình tự lôgic nhất định nhằm đạt đợc mục đích dạy học.

Quá trình tổ chức HS học theo phơng pháp đóng vai kết hợp với TLN nhằm GDKNS cho HS chỉ đạt kết quả tối u khi đợc tổ chức theo một qui trình cụ thể, bao gồm các thao tác bố trí thành các hành động, thành những công đoạn, sắp xếp theo một trật tự tuyến tính. Chúng ta cần tiến hành theo một qui trình đảm bảo tính hệ thống, tính thực tiễn, tính hiệu quả. Khi xây dựng qui trình tổ chức cho HS đóng vai, TLN trong quá trình dạy học môn Khoa học nhằm GDKNS cho HS chúng tôi dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Hoạt động dạy và hoạt động học là hai nhân tố cơ bản nằm trong cấu trúc hệ thống của quá trình dạy học, giữa chúng có quan hệ biện chứng tạo nên sự thống nhất của quá trình này. Qui trình dạy học theo phơng pháp đóng vai, TLN phải là một chỉnh thể thống nhất giữa qui trình dạy và qui trình học.

mỗi giai đoạn cụ thể dạy hoặc học các thành phần của nó các giai đoạn, các bớc các thao tác phải đợc liên kết với nhau theo một lôgic chặt chẽ, yếu tố trớc phải là điều kiện, tiền đề theo sự thực hiện chức năng của các yếu tố đứng sau. Đồng thời các yếu tố đứng sau nh là sự kế tục, hoàn thiện chức năng, là sự hiện thực hoá của các yếu tố đứng trớc.

ở mỗi bớc, mỗi giai đoạn, các thao tác tác động s phạm của GV phải phù hợp với thao tác của trò và ngợc lại. Sự phù hợp đó tạo thành sự thống nhất toàn vẹn của qui trình và làm cho nó trở thành chỉnh thể hợp lí. Để đạt đợc điều đó cần xác định:

- Số lợng các giai đoạn, các bớc, các thao tác vừa đủ để hoạt động có hiệu quả.

- Nội dung các giai đoạn, các bớc không quá phức tạp, cũng không đơn giản, đảm bảo cho giáo viên và HSTH có thể thực hiện đợc trong quá trình dạy học môn Khoa học.

- Các giai đoạn, các bớc phải đợc sắp xếp theo một cấu trúc lôgic, kế tục nhau, không đợc chồng chéo, không lặp lại và gần giống với lôgic tự nhiên của hoạt động dạy và hoạt động học.

- Sự phân giải và sắp xếp các yếu tố trong qui trình sao cho có thể dễ dàng kiểm soát đến từng bớc, từng thao tác cho đến sản phẩm cuối cùng.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống là nguyên tắc cơ bản để xây dựng và xác lập qui trình dạy học theo phơng pháp đóng vai kết hợp với TLN trong dạy học môn Khoa học nhằm GDKNS cho HSTH.

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Xây dựng qui trình tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN trong dạy học môn Khoa học phải dựa vào điều kiện thực tiễn dạy học ở tiểu học nói chung, ở môn Khoa học nói riêng. Nó phải phù hợp với đặc điểm nội dung, điều kiện, yêu cầu của GV, HS đồng thời có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học. Cụ thể:

- Phù hợp với đặc điểm nội dung, chơng trình môn Khoa học. - Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn của đông đảo GV, phù hợp với điều kiện cụ thể của các trờng tiểu học, có khả năng triển khai ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học môn Khoa học ở các trờng tiểu học.

- Phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của HSTH, đảm bảo tính vừa sức đối với các em.

- Có khả năng nâng cao chất lợng dạy và học, có nhiều u điểm hơn so với các giải pháp hiện có trong dạy học môn Khoa học ở trờng tiểu học hiện nay.

Nh vậy, dạy học theo phơng pháp đóng vai kết hợp với TLN nhằm GDKNS cho HSTH theo qui trình đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và phải có khả năng ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy môn khoa học ở bậc tiểu học hiện nay.

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Qui trình tổ chức cho học sinh đóng vai kết hợp với TLN trong quá trình dạy học môn Khoa học không chỉ đảm bảo tính thực tiễn mà còn phải đảm bảo

tính hiệu quả. Nó vừa có thể ứng dụng rộng rãi đồng thời nâng cao chất lợng dạy học. Việc tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN phải đảm bảo cho HS lĩnh hội tri thức cơ bản, đầy đủ với chất lợng cao và vững chắc. Bên cạnh việc giúp HS lĩnh hội hệ thống tri thức đầy đủ và vững chắc, việc vận dụng qui trình này vào quá trình dạy học môn Khoa học phải hình thành đợc cho HS những KNS nh KN giao tiếp, KN nhận thức, KN ra quyết định... phơng pháp học tập đúng đắn và khoa học.

Việc tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN theo qui trình này phải tăng cờng đợc mức độ hoạt động của HS trong giờ học, làm cho các em tích cực, chủ động hứng thú phù hợp với đặc điểm tâm lí của lứa tuổi HSTH, phù hợp với định hớng đổi mới phơng pháp dạy học ở bậc tiểu học hiện nay.

Nh vậy, qui trình tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN trong dạy học môn Khoa học phải tạo ra đợc hiệu quả một cách toàn diện. Giúp HS nắm vững tri thức khoa học đồng thời rèn đợc KN nhận thức, KN học tập, KNS, khám phá đợc thế giới xung quanh. Qua đó hình thành và phát triển cho các em những năng lực và phẩm chất cần thiết để các em tiếp tục học tập ở các lớp trên và đi vào cuộc sống.

2.2. Quy trình thực hiện chung

Qui trình tổ chức dạy học theo phơng pháp đóng vai kết hợp với TLN là sự kết hợp hữu cơ giữa qui trình dạy của thầy và qui trình học của trò. Nó là trật tự tuyến tính các giai đoạn, các bớc, các thao tác dạy và học từ khi bắt đầu và cho đến khi kết thúc. ở mỗi giai đoạn, mỗi bớc các thao tác tác động s phạm của thầy và thao tác tự học của trò luôn luôn phù hợp với nhau giúp HS tích cực tự học tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính các hành động của mình theo các bớc sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị cho học sinh đóng vai kết hợp thảo luận nhóm * Công việc chuẩn bị của giáo viên.

Bớc 1: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học. Bớc 2: Xác định mục đích đóng vai.

Bớc 3: Lựa chọn nội dung.

* Công việc chuẩn bị của học sinh.

Học sinh tìm hiểu trớc nội dung bài học qua SGK, chuẩn bị một số đồ dùng học tập, trang phục theo yêu cầu của giáo viên.…

Giai đoạn 2. Tổ chức hoạt động đóng vai kết hợp TLN cho học sinh. * Công việc chuẩn bị của giáo viên.

Bớc1: GV giới thiệu nội dung bài học một cách sinh động hấp dẫn nhằm lôi cuốn HS trong quá trình học tập.

Bớc 2: Tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm. - Chia học sinh thành các nhóm nhỏ

- Nêu nội dung (Tình huống cụ thể) để HS thảo luận phân công các vai (Các nhân vật) cần tham gia diễn xuất.

- Hớng dẫn HS trang phục phù hợp với nội dung tình huống GV nêu ra. - Giáo viên chuẩn bị một số cách ứng xử của từng nhân vật, lời thoại của các nhân vật trong tình huống.

* Công việc chuẩn bị của học sinh.

Bớc 1: Học sinh thảo luận tìm hiểu sâu sắc nội dung tình huống, chuẩn bị lời thoại của các nhân vật, phong cách diễn xuất (lời nói, điệu bộ, cử chỉ...).

Bớc 2: Phân công trong nhóm các thành viên tham gia đóng vai các nhân vật trong tình huống.

Bớc 3: Học sinh trang phục phù hợp với các nhân vật trong tình huống. Bớc 4: Học sinh thực hiện đóng vai

Bớc 5: Học sinh thảo luận nhóm, đại diện học sinh báo cáo kết quả thảo luận, rút ra nội dung kiến thức, những kỹ năng đợc thể hiện trong tình huống, ý nghĩa bài học.

Giai đoạn 3: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập và giáo dục việc rèn luyện KNS của học sinh.

- Giáo viên đánh giá kết quả học tập, theo dõi cách ứng xử của HS thông qua nội dung bài học trên lớp, ứng xử với mọi ngời xung quanh.

Sơ đồ: Qui trình tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN trong quá trình dạy học môn Khoa học có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Tổ chức kiểm tra Đánh giá kết quả

X.định mục đích yêu cầu bài học

Lựa chọn tình huống đóng vai

Lập kế hoạch tổ chức đóng vai kết hợp thảo luận nhóm

Xác định mục đích đóng vai

Giới thiệu bài học

Tổ chức cho HS đóng vai kết hợp thảo luận nhóm

Chia HS thành từng nhóm Gợi ý cho HS chọn tình huống,

phát phiếu giao việc

Nhắc lại nhiệm vụ đóng vai, thảo luận nhóm cho HS

HD giúp đỡ các nhóm ch.bị lời thoại, cách diễn xuất, trang phục

Tổ chức cho HS diễn xuất Tổ chức cho HS thảo luận báo

kết qủa

Chốt lại những vấn đề tr.tâm X.định mục đích, yêu cầu k.tra

Xác định nội dung kiểm tra

Chuẩn bị một số đạo cụ theo yêu cầu của giáo viên

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI KẾT HỢP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC NHẰM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC (Trang 42 -42 )

×