Một số yêu cầu khi sử dụng phơng pháp đóng vai kết hợp với TLN nhằm

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn khoa học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học (Trang 68 - 72)

8. Những đóng góp mới của đề tài

2.4.Một số yêu cầu khi sử dụng phơng pháp đóng vai kết hợp với TLN nhằm

nhằm giáo dục KNS cho HSTH

* Phơng pháp tiếp cận KNS đợc thiết lập song song với phần kiến thức.

Các kĩ năng sống của con ngời đợc bộc lộ thông qua thái độ và hành vi trong cuộc sống, phát triển năng lực tâm lý xã hội đợc thiết lập song song với phần kiến thức. Hình thành và phát triển các KNS là giúp đỡ các em phát triển các kĩ năng cá nhân và xã hội để các em biết giữ gìn bản thân an toàn và trở thành những ngời có trách nhiệm, có tinh thần độc lập khi các em trởng thành, các em sẽ làm chủ đợc tình cảm và xúc cảm của mình trong cuộc sống.

Trong quá trình dạy học giáo viên cần làm cho các em hiểu rằng có một khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con ngời. Vì vậy, nếu giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức thuần túy HS sẽ hiểu nội dung bài học sâu sắc hơn nhng lại có ít ảnh hởng đến hành vi. Cung cấp tri thức khoa học là cơ sở để các em hình thành các hành vi, kĩ năng trong cuộc sống. Khi các kĩ năng đợc vận dụng trong cuộc sống, các mối quan hệ của các em mở rộng làm cho vốn sống, vốn hiểu biết của các em nâng lên đó là điều kiện để các em củng cố, bổ sung các kiến thức mà các em đã học.

Mỗi bài học về KNS có thể bắt đầu bằng nhiều cách, giáo viên có thể thăm dò HS xem ý tởng hay kiến thức của các em về một tình huống cụ thể trong cuộc sống, trong đó các KNS có thể xử dụng đợc nh thế nào hoặc có thể yêu cầu HS thảo luận các vấn đề nảy sinh một cách chi tiết hơn theo các nhóm nhỏ Giáo viên với các kĩ thuật khác… nhau sẽ giới thiệu các khái niệm và kĩ năng mới.

Ví dụ dạy bài: Phòng tránh tai nạn đuối nớc ( KH4 )

Giáo viên có thể cung cấp tri thức và các kĩ năng mới cho HS bắt đầu bằng các tình huống sau:

Tình huống1: Hùng và Nam vừa đi chơi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra sông để tắm. Nếu bạn là Hùng, bạn xử lý thế nào?

Tình huống 2: Lan nhìn thấy em đánh rơi đồ chơi vào bể nớc và đang cuối xuống để lấy. Nếu bạn là Lan bạn sẽ làm gì?

Tình huống 3: Trên đờng đi học về trời ma to và nớc suối chảy xiết. My và các bạn của My nên làm gì?

Tình huống 1: Để ngăn bạn Nam không ra sông tắm, Hùng phải rất kiên định giữ vững quan điểm, lập trờng của mình đồng thời phân tích cho bạn Nam thấy đợc sự nguy hiểm khi tắm ở sông để từ đó thuyết phục bạn Nam không ra sông tắm nữa.

Tình huống 2: Bạn Lan giúp đỡ em bé lấy hộ đồ chơi lên. Đồng thời nhắc nhở em bé không tự ý lấy đồ chơi sẽ rất nguy hiểm. Vì nếu em bé không may rơi xuống bể sẽ bị chết đuối.

Tình huống 3: My và các bạn trao đổi, phân tích sự nguy hiểm nếu các em vẫn tiếp tục lội qua suối. Các em phải biết từ chối sự nguy hiểm đó và tìm cách để đợc sự giúp đỡ.

Qua các tình huống trên, dới sự tổ chức hớng dẫn của giáo viên học sinh đóng vai thảo luận, rút ra kết luận về tri thức khoa học: Không chơi đùa gần bờ ao, sông suối. Giếng nớc phải đợc xây thật cao có nắp đậy. Bể nớc, chum, vại phải có nắp đậy. Tuyệt đối không đợc lội qua suối khi trời ma lũ, tắm một mình ở sông, suối, những nơi có dòng nớc xoáy và không có ngời lớn giúp đỡ. Để giải quyết những tình huống trên đạt hiệu quả các em phải xử dụng một loạt các kĩ năng nh: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định…

Nh vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên vừa cung cấp tri thức khoa học đồng thờivừa hình thành và phát triển các KNS cho HS.

* Tổ chức đa dạng phong phú các hình thức dạy học.

Tổ chức đa dạng phong phú các hình thức dạy học là tạo ra các sân chơi bổ ích để các em có cơ hội thể hiện và hoàn thiện kỹ năng sống. Vì vậy, giáo viên phải th- ờng xuyên thay đổi các hình thức dạy học theo từng chủ đề, chủ điểm gắn với nội dung bài học nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

+ Các bài nói về: Sự trao đổi chất ở ngời, Các chất dinh dỡng có trong thức ăn, Biết cách phối hợp ăn uống hợp lý để cơ thể khỏe mạnh... thuộc chủ đề

“Con ngời và sức khỏe- KH4” GV đa ra chủ đề “An toàn vệ sinh thực phẩm ”. Tổ chức cho các em đóng vai trong các tình huống sau:

- Đóng vai trò chơi “Đi chợ” một em đóng vai ngời bán hàng, một em đóng vai ngời mua hàng. Các em biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.

- Tổ chức cho các em diễn xuất theo tiểu phẩm “Tôi làm anh nuôi”. Thực hành chế biến và nấu thức ăn một cách khoa học đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Với các bài phòng tránh một số bệnh thông thờng nh: Bệnh còi xơng, Một số bệnh lây qua đờng tiêu hóa, Phòng chống bệnh đuối nớc Các em hành… động theo chủ đề “Sức khỏe là vàng” tổ chức cho HS tham gia tuyên truyền về nguyên nhân và cách phòng chống các bệnh nêu trên. Học sinh tham gia giữ vệ sinh môi trờng, giữ vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân…

Ví dụ dạy bài: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh (KH4)

Tổ chức cho các em đóng vai trò chơi ”Bác sĩ”. Một bạn đóng vai bác sĩ, một bạn đóng vai bệnh nhân hoặc ngời nhà bệnh nhân. Bạn đóng vai bệnh nhân nói về triệu chứng (dấu hiệu của bệnh). Bạn đóng vai bác sĩ phải nói tên bệnh và cách phòng bệnh.

+ Khi dạy các bài nói về sự hình thành và phát triển của cơ thể ngời trải qua các giai đoạn của cuộc đời: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì, Tuổi trởng thành rồi đến tuổi già (KH5). Tổ chức cho học sinh thi theo chủ đề “Tìm về cội nguồn”. Các em sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ và con cái gắn bó với nhau nh thế nào? Đời ngời chúng ta trải qua mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn có những đặc điểm gì về sự phát triển tâm sinh lý của cơ thể Từ đó các em có… cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

Dạy các bài: “Thực hành: Nói không ! đối với các chất gây nghiện”, Thái độ đối với ngời nhiễm HIV/AIDS, Phòng tránh bị xâm hại Giáo viên tổ chức cho… các em giao lu “ Diễn đàn – Chúng em nói về chất gây nghiện, nói về HIV/AIDS ” Thông qua diễn đàn này các em phản ánh đợc sự tác hại của các chất gây nghiện nh rợu, bia, thuốc lá đặc biệt là các chất ma túy. Các em sẽ tuyên truyền mỗi chúng ta ai cũng có nguy cơ mắc bệnh HIV/AIDS. Đặc biệt dùng ma túy, mại dâm nguy cơ mắc HIV/AIDS rất cao. Vì vậy, mọi ngời tránh xa ma túy, mại dâm, các chất gây nghiện khác, đồng thời phải có thái độ thông cảm, chia sẻ đối với những ngời bị nhiễm HIV/AIDS không nên xa lánh, phân biệt đối xử với họ, giúp họ sống lạc quan, lành mạnh có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

Tổ chức cho các em giao lu về chủ đề “An toàn giao thông” để HS tìm hiểu về luật pháp an toàn giao thông, cách phòng tránh các tai nạn giao thông, có ý thức giữ gìn bảo vệ các phơng tiện giao thông công cộng.

Ví dụ khi dạy bài “Phòng tránh tai nạn giao thông đờng bộ - KH5”. Trong bài này các em hiểu đợc các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông, có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn

thận khi tham gia giao thông. Giáo viên tổ chức cho HS đóng vai trong tình huống sau:

Nam và các bạn tổ chức chơi đá bóng trên lòng đờng. Em sẽ làm gì khi gặp trờng hợp trên ?

Nh vậy, tổ chức đa dạng phong phú các hoạt động là hình thức tốt nhất để các em có điều kiện bộc lộ quan điểm, thái độ, hành vi của mình trong cuộc sống. Các kĩ năng đợc vận dụng một cách linh hoạt trong các tình huống cụ thể giúp HS ngày một hoàn thiện hơn trong cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thực tế các KNS không hoàn toàn tách rời nhau, mà có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, để đạt đợc hiệu quả cao trong giáo dục KNS cho HSTH trong quá trình dạy học môn Khoa học cần phải tuỳ từng nội dung, tình huống, công việc cụ thể mà phối hợp các KNS một cách linh hoạt, sáng tạo. Có thể nói ít trờng hợp chỉ dùng một KNS mà thành công.

* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc thực hành và vận dụng trong cuộc sống.

Trong quá trình dạy học việc cung cấp kiến thức mới và hình thành kĩ năng ban đầu cho HS là hết sức cần thiết. Song việc hớng dẫn HS vận dụng những kĩ năng ấy vào trong cuộc sống đạt hiệu quả, tăng cờng khả năng tâm lý xã hội, khả năng thích ứng và giúp các em có cách thức tích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống còn quan trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, GDKNS đợc dựa trên việc học tập thông qua mối quan hệ tơng hỗ của kiến thức mới, thu thập kĩ năng, thực hành và vận dụng trong cuộc sống. Để củng cố và phát triển kĩ năng giáo viên cần hớng dẫn HS những hoạt động tiếp nối thực hành và vận dụng chúng trong các tình huống cụ thể mà hàng ngày các em th- ờng bắt gặp.

Giáo dục KNS cho HS không chỉ bó hẹp trong việc giảng dạy môn Khoa học. Trong quá trình dạy học giáo viên phải biết kết hợp, lồng ghép rèn luyện kĩ năng cho các em ở các bộ môn khác nh: Môn Tiếng Việt, môn Đạo đức, Lịch sử, Địa lý các hoạt động vui chơi giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo và những… ngời xung quanh.

Khi chúng ta dạy học môn tiếng Việt ngoài việc cung cấp tri thức cho HS nó còn góp phần hình thành nhân cách cho HS trong cuộc sống. Các em biết đánh giá nhân vật đồng thời biết bày tỏ quan điểm của mình trớc một tình huống cụ thể trong tác phẩm văn học ấy.

Ví dụ: Trên đờng đi học về em gặp một chú thơng binh đang tập tễnh lội qua suối. Câu chuyện giữa em và chú thơng binh diễn ra nh thế nào, em hãy kể lại câu chuyện đó. (Đề tập làm văn lớp 5)

Đây là một câu chuyện hết sức cảm động, để hoàn thành đợc bài văn học sinh phải biết tái tạo các nhân vật đang diễn ra trớc mắt các em. Học sinh biết sử dụng một loạt các KNS: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng ra quyết định để viết nên câu chuyện. Thông qua đó giáo viên đánh giá đ… ợc vốn sống, vốn hiểu biết, kĩ năng ứng xử của các em trong cuộc sống.

Hàng ngày, HS bắt gặp nhiều tình huống yêu cầu các em phải giải quyết ở trên lớp cũng nh ở nhà nh:

Tình huống1: Đã hai ngày nay các bạn học sinh không thấy bạn Ân đến lớp. Đến giờ sinh hoạt của lớp, cô giáo buồn rầu báo tin:

Nh các em đã biết, mẹ bạn Ân lớp ta ốm đã lâu, nay bố bạn lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Ân vợt qua khó khăn này?

Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm “bóng” đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Bút của Giang hôm nay bị hỏng không ghi bài đợc. Các em cần làm gì để giúp đỡ bạn Giang?

Tình huống 4: Bác Hạnh hàng xóm bị cảm nặng. Em cần làm gì để giúp đỡ bác ấy qua khỏi cơn nguy hiểm?

Nh vậy, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều các tình huống khác nhau. Mỗi tình huống, yêu cầu chúng ta cần phải bình tĩnh, tự tin, sáng suốt để giải quyết nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đối với các em học sinh Tiểu học vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế, chính vì vậy giáo viên phải thờng xuyên quan sát, theo dõi, hớng dẫn các em sao cho phù hợp tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn khoa học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học (Trang 68 - 72)