Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn khoa học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học (Trang 50 - 55)

8. Những đóng góp mới của đề tài

2.3.1.Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Mục đích của giai đoạn này là định hớng hoạt động đóng vai kết hợp với TLN cho HS. Vì vậy, GV cần tiến hành một loạt các hoạt động từ việc xác định mục đích yêu cầu, nắm vững nội dung bài học đến việc lựa chọn nội dung (tình huống đóng vai), thiết kế các hoạt động đóng vai, TLN cho HS, chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết cho bài dạy. Giai đoạn này có ý nghĩa định hớng vì vậy chất lợng hiệu quả của bài học tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện giai đoạn này của GV và chuẩn bị bài của HS.

* Công việc chuẩn bị của giáo viên.

Bớc 1: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học và những KNS cần giáo dục cho học sinh.

Giáo viên phải xác định đợc những mục tiêu cơ bản của kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS phải đạt đợc sau bài học. Những nội dung GV cần khắc sâu, HS cần nắm vững. Mục đích yêu cầu, nội dung bài học nào cần lựa chọn đóng vai, đối tợng nào tham gia diễn xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nếu GV xác định đúng mục đích, yêu cầu trọng tâm bài học thì việc tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN mới tiến hành đúng hớng đạt hiệu quả tốt.

Bớc 2: Xác định mục đích đóng vai.

Đây là bớc đầu tiên quan trọng có tính chất quyết định đến các bớc khác, cũng nh toàn bộ quá trình tổ chức cho HS đóng vai. Từ việc xác định đúng đắn mục đích, yêu cầu của hoạt động này, sẽ giúp chúng ta lựa chọn đúng đợc nội dung, đúng đối tợng tham gia diễn xuất, phù hợp với tính cách nhân vật và hình thức tổ chức sao cho phù hợp hoạt động đóng vai. Lúc đó, hiệu quả của phơng pháp này mới đợc phát huy một cách tối u.

Mục đích của việc tổ chức cho các em đóng vai là nhằm hớng tới các em phát hiện và lĩnh hội các tri thức khoa học, đồng thời tạo cho các em có cách ứng xử đúng đắn những tình huống thờng xảy ra trong đời sống hàng ngày của các em. Thông qua các tình huống giả định, các em đợc đóng vai ứng xử, khi các em bắt gặp các tình huống tơng tự diễn ra trong đời sống hàng ngày, các em có cách ứng xử thích hợp không gây cho các em tâm lý sợ hãi, lo lắng, buồn phiền..Tạo cho các em có một cuộc sống thoải mái, sẵn sàng có cách ứng phó

thích hợp trong mọi tình huống, giúp các em loại bỏ những tình huống xấu và ngày một hoàn thiện hơn các kĩ năng trong cuộc sống.

Ví dụ dạy bài 18: Phòng tránh bị xâm hại. (Khoa học 5). Xác định mục đích của việc đóng vai là:

- Giúp các em nhìn nhận trong cuộc sống một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại, cách phòng tránh bị xâm hại.

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.

Bớc 3: Lựa chọn các tình huống có liên quan đến nội dung GDKNS.

Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học cụ thể, GV lựa chọn nội dung (tình huống) phù hợp với trình độ HS để các em tham gia đóng vai. Khi lựa chọn nội dung (tình huống) GV cần lu ý một số điểm sau:

- Nội dung tình huống không quá khó, gắn với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi HSTH.

- Các nhân vật trong tình huống phải gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em nh: Bố, mẹ, anh , chị, thầy cô giáo, học sinh, bác sĩ...

- Trong bài học chúng ta cần lựa chọn nội dung (tình huống) có tính kịch, có điểm xuất phát, có tính cao trào và có điểm kết thúc. Các tình huống đa ra không quá nhiều các tình tiết gây rối đối với các em mà hiệu quả giờ dạy thấp. Ví dụ:

Bài 1: Phòng bệnh béo phì (Khoa học 4)

Giáo viên hớng dẫn học sinh chọn tình huống sau:

Tình huống 1: Em của bạn Lan có nhiều dấu hiệu bị bệnh béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Lan, bạn sẽ về nhà nói gì với mẹ và bạn có thể làm gì để giúp em mình.

Tình huống 2: Nga cân nặng hơn những ngời bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Nga đang muốn thay đổi thói quen ăn vặt, ăn và uống đồ ngọt của mình. Nếu là Nga, bạn sẽ làm gì, nếu hàng ngày trong giờ ra chơi, các bạn của Nga mời Nga ăn bánh ngọt hoặc uống nớc ngọt?

Bài 2: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ? (Khoa học 4) Giáo viên hớng dẫn học sinh lựa chọn tình huống sau:

Tình huống 1: Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trờng. Nếu là Lan em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Đi học về Hùng thấy trong ngời rất mệt và đau đầu, nuốt nớc bọt đau họng, ăn cơm thấy không ngon. Hùng định nói với mẹ mấy lần nh- ng mẹ mải chăm em không nói gì. Nếu là Hùng em sẽ làm gì?

Bài 3: Thực hành nói không đối với các chất gây nghiện. (KH5)

Khi dạy bài này chúng ta hớng dẫn học sinh lựa chọn các tình huống sau để tham gia đóng vai đạt đợc mục tiêu bài học.

Tình huống 1: Lân và Hùng là hai bạn thân, một hôm Lân nói với Hùng là mình đã tập hút thử thuốc lá và có cảm giác thích thú. Lân cố rủ Hùng cùng hút thuốc lá với mình. Nếu bạn là Hùng, bạn sẽ ứng xử thế nào?

Tình huống 2: Minh đợc mời đi dự sinh nhật (Liên hoan ăn cỗ...) Trong buổi sinh nhật có một số anh lớn hơn ép Minh uống rợu (bia). Nếu bạn là Minh bạn sẽ ứng xử thế nào?

Tình huống 3: Trên đờng đi học về, Hải gặp một nhóm thanh niên xấu dụ dỗ và ép dùng thử hêrôin. Nếu là Hải bạn xử lí thế nào?

Trong quá trình dạy học môn Khoa học, đặc biệt là dạy các bài về con ngời và sức khoẻ GV cần lu ý chọn nội dung (tình huống) sao cho gần gũi gắn bó với đời sống của trẻ. Các tình huống đa ra không đợc quá nhiều tình tiết, xa rời với nội dung bài học. Tình huống phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, tránh những tình huống quá khó HS không thể hiểu đợc nội dung dẫn đến hiệu quả giờ dạy thấp.

Bớc 4: Lập kế hoạch tổ chức cho HS đóng vai kết hợp thảo luận nhóm. Việc lập kế hoạch tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của bài dạy. Giúp GV chủ động, tự tin trong tiến trình lên lớp, không bị xáo trộn, không bị lệ thuộc vào các điều kiện chủ quan, khách quan đảm bảo cho giờ học diễn ra đúng kế hoạch, đúng thời gian qui định. Giáo viên lập kế hoạch giúp HS đóng vai một cách có mục đích, có trọng tâm, không lan man dàn chải, không tạo ra các tình huống quá khó, không phù hợp với tâm sinh lí, đặc điểm nhận thức của học sinh.

Kế hoạch tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN cần đợc thể hiện một cách chi tiết qua việc soạn giáo án. Giáo án là bản kế hoạch chi tiết tổ chức các hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò trong môn Khoa học. Chính vì thế GV cần dự kiến phân phối thời gian cho từng hoạt động, thiết kế các hoạt động đóng vai, TLN của HS, bảo đảm cho HS lĩnh hội tri thức khoa học một cách tích cực, chủ động, hứng thú. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấu trúc của giáo án nh sau: I Mục đích yêu cầu.– - Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ II - Đồ dùng dạy học.

- Chuẩn bị của giáo viên - Chuẩn bị của học sinh

III- Hoạt động lên lớp.

* kiểm tra bài cũ * Bài mới

1. Mở bài

Giáo viên (hoặc học sinh) làm gì?

2. Dạy bài mới

Hoạt động 1: (Nội dung và thời gian)

- Công việc của giáo viên - Công việc của học sinh

Hoạt động 2: (Nội dung và thời gian)

- Công việc của giáo viên - Công việc của học sinh

... 3. Củng cố, luyện tập.

4. Đánh giá

5. Hoạt động nối tiếp (nếu cần)

Khi soạn giáo án, lập kế hoạch tổ chức cho HS đóng vai kết hợp với TLN giáo viên cần thiết kế cả phiếu giao việc cho HS. Trong phiếu giao việc GV xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hớng dẫn HS theo dõi nội dung bài học đúng trọng tâm, đúng hớng. Hệ thống câu hỏi, bài tập đợc xây dựng trên cơ sở mục đích của việc đóng vai và trình độ hiểu biết của HS nhằm:

- Hớng HS theo dõi tính cách, lời thoại của từng nhân vật.

- Giúp HS hiểu đợc mục đích, nhiệm vụ đóng vai. (Mục đích đóng vai để làm gì? HS sẽ rút ra đợc những tri thức khoa học nào? Những kĩ năng nào cần rèn cho HS trong cuộc sống?).

- Các em tìm ra đợc tri thức khoa học, kĩ năng mới trong quá trình học tập. - Giúp HS sinh liên hệ, so sánh giữa các tình huống giả định với các tình huống có thực diễn ra trong cuộc sống.

- Giúp HS rèn luyện và hoàn thiện những KN đã học ứng dụng trong cuộc sống. Về nội dung và hình thức các câu hỏi, bài tập thiết kế trong phiếu giao việc phải diễn đạt một cách chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc, chính xác và dễ hiểu. Cần đa dạng hoá hình thức câu hỏi, bài tập gây sự hứng thú cho HS, đồng thời phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Các câu hỏi về đánh giá, nhận xét thái độ, hành vi của từng nhân vật trong tình huống, có những câu hỏi để HS tự nhận xét, đánh giá về chính bản thân mình, hay có những câu hỏi gợi mở để các em đa ra các tình huống ứng xử khác phù hợp với nội dung bài học...

Nêu ví dụ minh hoạ cho việc soạn phiếu học tập của học sinh. Bài: Phòng tránh bị xâm hại (Khoa học 5)

Yêu cầu cơ bản của bài học này là rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại, đồng thời nêu đợc các nguyên tắc an toàn cá nhân.

Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại, giáo viên nên đa ra nhiều tình huống để các em tham gia đóng vai. Qua các tình huống ấy các em liên hệ với các tình huống trong đời sống thực tế mà các em thờng gặp. Học sinh đóng vai tình huống sau:

Hải là một nữ sinh 11 tuổi. Một hôm đi học về qua quãng đờng vắng, Hải bị một nam thanh niên chặn đờng chọc ghẹo, động chạm vào ngời. Hải nên làm gì để tránh bị xâm hại?

Hệ thống câu hỏi, bài tập trong phiếu giao việc nhằm hớng dẫn HS thảo luận có thể nh sau:

1- Anh thanh niên c xử với Hải nh thế nào?

2- Bạn Hải tỏ thái độ và c xử nh thế nào đối với anh thanh niên?

3- Hãy đánh dấu * vào ô trống em cho là đúng trong các trờng hợp sau: - Hét toáng lên 

Nghiêm nét mặt nói to và cơng quyết: “Tôi cấm anh không đợc động đến ngời tôi, nếu không tôi sẽ hét toáng lên, báo với cơ quan pháp luật và

mọi ngời biết ” đề nghị anh tránh ra để tôi đi 

- Em xin anh để em về kẻo muộn  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với hệ thống câu hỏi và bài tập trên, khi tổ chức cho các em đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm, HS sẽ biết đợc mục đích, nhiệm vụ đóng vai của mình, biết theo dõi cách diễn xuất của các bạn đồng thời biết tìm ra đợc nội dung kiến thức của bài học.

Nh vậy, khác với cách tổ chức cho HS đóng vai thông thờng. Hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập không những có tác dụng định hớng hoạt động đóng vai, TLN cho HS đi đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng trọng tâm mà còn có tác dụng tổ chức, hớng dẫn, kiểm tra kết quả hoạt động của các em.

Trong quá trình lập kế hoạch nội dung bài học cho HS đóng vai kết hợp TLN, giáo viên cần chuẩn bị một số đạo cụ đơn giản để hoá trang tăng thêm tính hấp dẫn của phơng pháp đóng vai, chủ động trong kế hoạch dạy học của mình.

* Công việc chuẩn bị của học sinh.

Học sinh tìm hiểu trớc nội dung bài học qua SGK, chuẩn bị một số đồ dùng học tập, trang phục theo yêu cầu của giáo viên.…

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp thảo luận nhóm trong dạy học môn khoa học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học (Trang 50 - 55)