Hệ thống thang bảng lương và đãi ngộ của công ty xăng dầu Quân Đội chưa thực sự đáp ứng được mong đợi của người lao động, do vậy chưa có tác dụng kích thích, tăng động lực làm việc góp phần nâng cao năng suất lao động:
- Công ty trả lương theo thời gian mang tính bình quân, không phản ánh đúng chất lượng và số lượng lao động nên không thực sự khuyến khích được nhân viên làm việc hiệu quả, tiết kiệm thời gian, người lao động không quan tâm đầy đủ đến thành quả lao động của mình, chỉ đi làm đủ ngày công và nhận lương qua đó thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc, làm giảm năng suất và hiệu quả lao động. Hình thức trả lương này chưa gắn liền tiền lương của người lao động với hiệu quả kinh doanh của công ty. Do vậy, khi công ty này tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với mức tiền lương và đãi ngộ nhận được, chỉ một bộ phận nhỏ là hài lòng, phần lớn là đánh giá trung bình, một bộ phận không nhỏ cán bộ công nhân viên lại không hài lòng với chế độ tiền lương và đãi ngộ của công ty.
- Bản mô tả công việc chưa đầy đủ và chi tiết. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá qua đó cũng chưa được xây dựng cụ thể và khoa học để xác định hệ số lương một cách chính xác nhất.
- Việc xếp loại A, B, C đánh giá nhân viên chưa được tiêu chuẩn hóa rõ ràng, chưa phân định rõ mức độ hoàn thành công việc cụ thể; người lao động vì thế cũng đã không hài lòng với cách xếp loại của công ty.
- Công ty chưa chú trọng đến việc khen thưởng về các giá trị tinh thần cho nhân viên như cơ hội thăng tiến, chế độ đãi ngộ động viên lòng trung thành của những nhân viên làm việc lâu năm cho công ty v.v... do vậy chưa có tác dụng kích thích người lao động tích cực làm việc.
- Phụ cấp, trợ cấp đưa ra còn ở mức trung bình chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt ngày càng tăng của người lao động, chưa phát huy được sức mạnh đòn bẩy của công cụ đãi ngộ tài chính nhằm khuyến khích người lao động.
- Chính sách phúc lợi của công ty cũng còn nhiều hạn chế, chưa đa dạng, phong phú, chưa chăm lo chu đáo đến đời sống công nhân viên như: chưa có bãi đỗ xe, chưa có trợ cấp đi lại cho những người đặc biệt như phụ nữ mang thai, v.v.., chưa có trợ cấp nhà ở cho những công nhân ở tỉnh xa. Đây là hạn chế thật sự ảnh hưởng không tích cực đến động lực làm việc của người lao động. [15] Có thể nói, những hạn chế và tồn tại trong hệ thống thang bảng lương và đãi ngộ của một số công ty kể trên là điểm cần lưu ý khi tiến hành xây dựng thang bảng
lương cho doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần hạn chế tối đa những yếu tố làm giảm động lực làm việc, điều chỉnh thang lương và đãi ngộ cân bằng với thị trường đồng thời đảm bảo được đời sống cho người lao động yên tâm công tác.
CHƯƠNG 2