1.2.1 Đãi ngộ tài chính
1.2.1.1 Tài chính trực tiếp
Đãi ngộ tài chính trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, lương công nhật, lương tháng, các chế độ trả công khuyến khích (trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân, trả công theo sản phẩm gián tiếp trả công theo sản phẩm có thưởng, trả công theo giờ tiêu chuẩn, v.v..), tiền hoa hồng, tiền thưởng, cổ phần.
1.2.1.2 Tài chính gián tiếp
Đãi ngộ tài chính gián tiếp là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng các công cụ tài chính ngoài tiền lương, tiền thưởng.. đó là các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi v.v.. Các khoản tiền này không liên quan trực tiếp đến năng suất lao động, do đó nó được coi là phương tiện động viên nhân viên một cách gián tiếp.
1.2.2 Đãi ngộ phi tài chính
Đãi ngộ phi tài chính có thể chia làm hai loại là bản thân công việc và môi trường làm việc.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống lương và đãi ngộ1.3.1 Môi trường bên ngoài 1.3.1 Môi trường bên ngoài
Lương trên thị trường:
Chi phí sinh hoạt:
Công đoàn:
Xã hội:
Tình hình nền kinh tế:
Các quy định của pháp luật.
1.3.2 Môi trường bên trong:
Chính sách của công ty
Bầu không khí văn hóa doanh nghiệp
1.3.3 Bản thân công việc
Công việc là yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến lương và đãi ngộ. Các doanh nghiệp rất chú trọng đến giá trị thực của từng công việc cụ thể. Các yếu tố
thuộc về công việc được xem xét tùy theo đặc trưng, yêu cầu của mỗi công việc cụ thể. Một số đặc trưng chung nhất thường được phân tích và đánh giá cho mỗi công việc gồm: kỹ năng, trách nhiệm, sự cố gắng và điều kiện làm việc.
1.3.4 Bản thân nhân viên
Bản thân nhân viên có tác động không nhỏ đến việc trả lương. Mức lương và đãi ngộ sẽ tùy thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, thâm niên, kinh nghiệm, sự trung thành, tiềm năng, và các yếu tố khác.