Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 69 - 73)

III- Đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN

1- Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN

hết sức hạn chế. Vì vậy, đối với một số NHTMVN có hoạt động ngoại tệ lớn, để đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ, họ đã phải mua gom dần ngoại tệ từ trước. Chính hoạt động này đã tạo ra sự sai lệch giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường.

Trên đây là những hạn chế và nguyên nhân gây cản trở hoạt động kinh doanh ngoại hối cần được khắc phục kịp thời. Tuy nhiên để giải quyết những vấn đề này một cách thấu đáo, NHNN cũng như các NHTMVN cần phải thận trọng xem xét khả năng thực lực của bản thân hệ thống NHTMVN, thị trường ngoại hối cũng như đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để đề ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN một cách hợp lý.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTMVN

I- MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTMVN

1- Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại cácNHTMVN NHTMVN

Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN là một trong những chương trình trọng tâm của chiến lược cải cách cơ cấu hệ thống NHTMVN để hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy các NHTMVN cần phải đạt được các mục tiêu sau:

Tài chính của các NHTMVN phải lành mạnh tức là cơ cấu nợ nói chung và nợ ngoại hối nói riêng phải hợp lý, các biện pháp phòng ngừa sinh nợ xấu mới được sử dụng linh hoạt.

Tăng vốn điều lệ, vốn tự có của các NHTMVN bằng các nguồn từ ngân sách, tái cấp vốn, tái đầu tư và cổ phần hoá để đạt được chỉ tiêu chuẩn- tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản theo thông lệ của ngân hàng quốc tế (chỉ số CAR) là 8%.

theo tiêu chuẩn quốc tế. Cơ cấu tổ chức chủ yếu là quản lý theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ của một ngân hàng đa năng, thay thế cho việc quản lý theo chức năng và nhiệm vụ như hiện nay. Đồng thời, các NHTMVN tổ chức và cơ cấu lại các định chế nội bộ như cơ quan quản lý rủi ro, quản lý Tài sản Nợ- Tài sản Có, thanh tra kiểm soát nội bộ, trên cơ sở đó hình thành một số tập đoàn tài chính mạnh có khả năng hoạt động như một ngân hàng xuyên quốc gia.

Hệ thống thanh toán bù trừ phải hiện đại: giữa các trung tâm giao dịch lớn ở các vùng với các NHTMVN, các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng và phi ngân hàng trên từng vùng được nối mạng, các hoạt động thanh toán bằng tiền mặt,cung ứng, thu hồi và điều hoà tiền mặt phải được cải tiến bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Kiểm soát, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đô la hoá trên cơ sở nâng cao vị thế của VND, đa dạng hoá các công cụ tài chính, các hình thức đầu tư, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với các biện pháp quản trị ngoại hối.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng có trình độ cao, am hiểu và vận dụng kiến thức kinh doanh ngoại hối một cách linh hoạt với tình hình thị trường.

Một số mục tiêu cụ thể hoá bằng con số cần đạt được: Tốc độ tăng trưởng

phương tiện thanh toán ngoại tệ 15- 20%;

Giảm tỷ trọng tiền mặt trong phương tiện thanh toán còn 25- 30%; Tốc độ tăng huy động vốn bằng ngoại hối 20- 25%/năm;

Tốc độ tăng cho vay bằng ngoại hối 16- 20%/năm;

Tín dụng trung dài hạn bằng ngoại hối duy trì 40%/tổng dư nợ ngoại hối; Chất lượng tín dụng tỷ lệ nợ quá hạn dưới 4% theo kiểm toán quốc tế JSC; Khả năng sinh lời từ ngoại hối bình quân 14- 16%;

Một số NHTMVN mạnh có vốn tự có đạt từ 300- 500 triệu USD;

Nâng tỷ trọng cán bộ ngân hàng có trình độ đại học và trên đại học là 80%.

2- Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN

2.1- Định hướng phát triển chung của các NHTMVN

thích hợp để vừa mở rộng được hoạt động kinh doanh ngoại hối lại vừa đóng góp vào sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, các NHTMVN cần phát triển hoạt động kinh doanh theo các hướng sau:

Một là, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển cả trong và ngoài nước, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá với những đặc trưng nổi bật là tự do hoá thương mại và tự do hoá tài chính ngày càng rộng khắp và mạnh mẽ đã và đang chi phối khuynh hướng và cấu trúc vận động của hệ thống tài chính ngân hàng từng quốc gia. Vì vậy, trong những năm tới đây có thể nói thách thức lớn nhất đối với các NHTMVN là phải duy trì được thị phần trong nước thông qua việc nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về ngân hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh. Việc có duy trì được thị phần kinh doanh đối ngoại ngay trên thị trường nội địa hay không sẽ là nhân tố quyết định thành công trong quá trình hướng ra thị trường nước ngoài của các NHTMVN.

Hai là phục vụ tốt nhu cầu vốn của đất nước, tạo nền tảng để phát huy tối đa nguồn nội lực và ngoại lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Muốn làm được điều đó thì hoạt động kinh doanh của các NHTMVN trong lĩnh vực ngoại hối phải có tác dụng như cái van điều chỉnh nguồn vốn ra vào hữu hiệu căn cứ vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế.

Ba là phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích của ngân hàng và lợi ích của khách hàng trong hoạt động kinh doanh. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi các NHTMVN trước hết phải có quan điểm mở rộng khách hàng thông qua mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, gắn bó chặt chẽ lợi ích của ngân hàng với lợi ích của khách hàng.

Bốn là tiếp tục đổi mới hệ thống NHTMVN để thích ứng với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Dựa trên quan điểm này, đòi hỏi các NHTMVN khi xây dựng chiến lược kinh doanh cạnh tranh trên thị trường phải tuân thủ theo định hướng chiến lược mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước đã được hoạch định nhằm xây dựng kinh tế thị trường nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là bốn định hướng cơ bản nhất cho các NHTMVN trong bối cảnh thị

cũng có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ và các nghiệp vụ kinh doanh mới của nước ngoài. Tuy nhiên nếu xem xét đến điều kiện hiện tại thì trong thời gian tới, đây chỉ là định hướng thứ yếu so với bốn định hướng trên. Các định hướng phát triển ngân hàng nói chung sẽ quyết định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN.

2.2- Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại cácNHTMVN NHTMVN

Một là phát triển kinh doanh ngoại hối trên cơ sở đạt lợi nhuận cao gắn liền với đảm bảo an toàn nguồn vốn. Tức là trong từng giao dịch và nghiệp vụ, các NHTMVN cần sử dụng nguồn ngoại hối một cách hợp lý, đưa ra nhiều hình thức mới để kích thích khách hàng hơn nhưng vẫn phải đảm bảo mức giá cạnh tranh. Nhờ thế, các NHTMVN có thể tăng doanh thu, mở rộng thị phần, giảm chi phí đầu vào và tăng thu lợi nhuận

Hai là đáp ứng nhu cầu chu chuyển vốn ngoại hối cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ, đồng thời cung cấp ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng như máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Ba là cung cấp các dịch vụ ngân hàng tốt cho các doanh nghiệp trong nước khi các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, vươn ra thị trường nước ngoài. Có thể nói rằng đây là định hướng quan trọng nhất mà hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN cần đạt được. Định hướng này đòi hỏi các ngân hàng phải xác định rõ các thị trường, lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước sẽ vươn tới. Cụ thể là ngân hàng cần trả lời được các vấn đề như thị trường địa lý nào, hoạt động kinh doanh gì và ở quy mô nào sẽ được các doanh nghiệp triển khai. Từ đó đa dạng hoá các nghiệp vụ tài trợ, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cho khách hàng.

Bốn là tìm kiếm cơ hội đầu tư an toàn trong và ngoài nước, thực tế trong thời gian qua cho thấy nguồn vốn ngoại hối của ngân hàng không phải khi nào cũng được tận dụng triệt để. Trong khi đó, các NHTMVN có trình độ hạn chế, chưa đủ sức tham gia vào các hoạt động kinh doanh đòi hỏi kỹ năng và trình độ quản lý rủi ro cao. Do đó, NHTMVN chỉ nên dừng ở định hướng là tìm kiếm các

cơ hội đầu tư an toàn ở nước ngoài nếu nguồn ngoại hối trong nước chưa được các doanh nghiệp tận dụng. Đầu tư ra nước ngoài để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhưng đầu tư phải an toàn, phù hợp với trình độ quản lý của các NHTMVN. Vấn đề quan trọng nhất là ngân hàng phải lựa chọn được sản phẩm mà họ có lợi thế, hình thức đầu tư và kèm theo đó là phương thức quản lý rủi ro cần thiết.

Năm là các NHTMVN cần phải duy trì trạng thái ngoại hối ở mức có thể kiểm soát được bởi vì hoạt động kinh doanh ngoại hối luôn chứa đựng rủi ro.

Các định hướng phát triển nói trên cùng với thực trạng, những kết quả đạt được và hạn chế, những cơ hội và thách thức trên thị trường ngoại hối trong và ngoài nước sẽ quyết định các giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra đến năm 2010.

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w