III- Kinh nghiệm của một số nước về phát triển hoạt động kinh
1- Cơ sở pháp lý về kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN
Cơ sở pháp lý là những quy định pháp luật về nguyên tắc tổ chức và hoạt động, quyền hạn và nghĩa vụ, các chế độ thể lệ, quy chế làm việc của các chủ thể kinh tế xã hội để đảm bảo cho các quan hệ xã hội được xác lập trong sự quản lý của Nhà nước không bị xâm hại, bảo vệ quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN là một vấn đề rất nhạy cảm có liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội đất nước vì vậy môi trường pháp lý hay cơ sở pháp lý để các NHTMVN kinh doanh ngoại hối là hết sức quan trọng. Từ thực tế khách quan đó, Chính phủ cũng như NHNN Việt Nam đã và đang tích cực ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh hành vi cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMVN trong lĩnh vực ngoại hối. Dưới
6 TH.S Trần Nguyên Nam, Viện nghiên cứu khoa học tài chính, Chuyên đề Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, năm 2002.
đây là một số văn bản quan trọng có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN:
Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 Hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thông tư 38/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 Quy định về trạng thái vàng của các tổ chức tín dụng
Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 Quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thông tư số 45/2011/TT-NHNN Quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng.
Thông tư số 32/2011/TT-NHNN ngày 6/10/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Dưới các văn bản luật quan trọng nêu trên các NHTMVN được thực hiện một số hoặc toàn bộ nội dung hoạt động ngoại hối dưới đây khi được NHNN cho phép:
Mua và bán các loại ngoại tệ ở thị trường trong nước, thu đổi và đặt bàn đổi ngoại tệ;
Nhận tiền gửi và tiết kiệm bằng ngoại tệ của khách hàng; Cho vay các tổ chức trong nước và nước ngoài;
Thực hiện các dịch vụ thanh toán ngân quỹ bằng ngoại tệ như mở tài khoản ở trong nước bằng ngoại tệ cho khách hàng, thanh toán trong nước bằng ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ thu phát ngoại tệ tiền mặt cho ngân hàng;
Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư bằng ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài;
Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;
Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;
Mua bán hoặc làm đại lý mua bán các loại chứng khoán bằng ngoại tệ; Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế;
Mua bán loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài;
Kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Như vậy, phạm vi hoạt động kinh doanh ngoại hối không đơn thuần chỉ là việc mua và bán ngoại hối, mà nó là một hoạt động rộng có liên quan tới các nghiệp vụ cơ bản của NHTMVN. Đặc trưng để nhận biết hoạt động này là sự hiện diện của ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế trong giao dịch của NHTMVN. Việc đề cập tới toàn bộ các hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTMVN là một vấn đề rất phức tạp. Hơn nữa, cho đến nay không phải các NHTMVN đều đã thực hiện tất cả những hoạt động ngoại hối nói trên do vậy khi nghiên cứu thực trạng kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN tác giả chỉ tập trung vào những hoạt động nổi bật nhất và đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động ngoại hối của ngân hàng là kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ và kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.