Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 88 - 89)

II- Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hố

2.2-Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia

2- Giải pháp vĩ mô trong việc hỗ trợ các NHTMVN đẩy mạnh

2.2-Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia

Một điều kiện không thể thiếu trong việc xây dựng khả năng chuyển đổi cho bản tệ và phát triển thị trường ngoại hối cũng như hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN là nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia phải dồi dào. Thực vậy, quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia giúp bình ổn tỷ giá hối đoái, khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán và sẵn sàng hỗ trợ các NHTMVN khi gặp khó khăn về nguồn ngoại hối để kinh doanh, do vậy sẽ nâng cao vị thế của VND và giúp cho thị trường ngoại hối diễn ra thông suốt.

Trong hai năm qua, tổng dự trữ ngoại hối quốc gia tăng nhanh. Để gia tăng tồn quỹ ngoại hối, NHNN cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục đưa thêm tiền ra lưu thông để thu gom ngoại tệ làm dồi dào quỹ dự trữ ngoại hối; phối hợp với Bộ tài chính trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn ngoại tệ do bán dầu thô- mặt hàng xuất khẩu chiến lược của quốc gia; tăng cường các biện pháp kinh tế khuyến khích các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho NHTMVN.

Thứ hai, NHNN cần thay đổi phương pháp đánh giá tồn quỹ ngoại hối. Hiện nay, quỹ dự trữ được xác định theo tuần nhập khẩu; nói cách khác, nguồn ngoại hối dự trữ chỉ dừng lại ở mức sẵn sàng thoả mãn các nhu cầu ngoại tệ để cân bằng cán cân thương mại. Điều này chỉ phù hợp khi Việt Nam ở tình trạng thường xuyên thâm hụt cán cân thương mại và dịch vụ. Trong tương lai, cách tính này không an toàn do nó không bao quát hết nhu cầu ngoại hối quốc gia, bên cạnh cán cân vãng lai, cán cân vốn cũng tạo một áp lực lớn về ngoại hối. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam không ngừng gia tăng, cán cân vốn luôn thặng dư và mức thặng dư gia tăng theo thời gian. Đã hơn 10 năm mở cửa nền kinh tế, thời gian ân hạn của một số khoản vay đã hết, thời gian trả nợ đến gần, khoản lãi và nợ gốc của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đến kỳ thanh toán, nhu cầu chu chuyển vốn ra nước ngoài kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng… Đây là những nhu cầu ngoại tệ chính đáng đang cần được thoả mãn. Nói cách

khác, để tránh tình trạng căng thẳng về ngoại tệ trong tương lai, NHNN cần thayđổi cách tính nguồn ngoại tệ dự trữ bằng cách cộng thêm khoản dự phòng cho các nhu cầu ngoại tệ phát sinh từ cán cân vốn, đồng thời gia tăng nguồn vốn ngoại hối cho mục tiêu ổn định tỷ giá khi thị trường tài chính trong nước và quốc tế biến động. Có như vậy NHNN mới có thể thực tốt vai trò người mua bán ngoại tệ cuối cùng.

Thứ ba, quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia cần được đa dạng hoá ngoại tệ, đặc biệt nên tăng dự trữ vàng tiêu chuẩn quốc tế bởi vì suy cho cùng vàng tiêu chuẩn quốc tế luôn là nguồn tài sản thực có mà tiền giấy vẫn không thể thay thế được. Trong việc thanh toán nợ giữa các quốc gia người ta vẫn coi trọng vàng tiêu chuẩn quốc tế hơn là ngoại tệ. Vì thế ngay cả các nước phát triển như Mỹ hay Trung Quốc một đất nước đang phát triển vẫn coi trọng việc tích luỹ dự trữ vàng tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, NHNN quy định cho phép các NHTMVN kinh doanh ngoại hối trong đó có kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế song trong thực tế NHNN lại không tham gia tích cực vào thị trường vàng tiêu chuẩn quốc tế với vai trò là người mua bán cuối cùng thì tất yếu các NHTMVN cũng không thể phát triển được hoạt động này. Do vậy muốn phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối đồng bộ và toàn diện của NHTMVN, NHNN cần tích cực hơn trong hoạt động giao dịch vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 88 - 89)