Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tiền gửi trong nước

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 48 - 50)

II- Thực trạng kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN

1- Kinh doanh ngoại tệ

1.1- Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tiền gửi trong nước

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tiền gửi trong nước của các NHTMVN bao gồm các giao dịch huy động và cho vay ngoại tệ chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp để phát triển nền kinh tế.

 Huy động ngoại tệ: các NHTMVN huy động ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn tiền gửi của dân; tiền gửi ngoại tệ của các doanh nghiệp bởi vì huy động từ phát hành trái phiếu có giá ghi bằng ngoại tệ và nguồn vốn vay bằng ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước là rất hạn chế.

So với việc huy động tiền gửi bằng VND huy động tiền gửi bằng ngoại tệ của các NHTMVN tuy chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng có chiều hướng được mở rộng và phát triển dần qua các năm.chuyển dịch về cơ cấu huy động tiền gửi nội tệ và ngoại tệ này là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, đổi mới trong điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá.Tỷ giá hối đoái của VND so với các loại ngoại tệ được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hàng ngày, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN quy định biên độ dao động so với tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, để các NHTMVN chủ động quy định tỷ giá mua bán trên thị trường. Như vậy, cơ chế điều hành tỷ giá mới tuy vẫn chịu sự điều tiết chặt chẽ của NHNN nhưng linh hoạt hơn, gắn với thị trường hơn. Đây là bước đi quan trọng trên con đường tiến tới tự do hóa tỷ giá tạo điều kiện căn bản để phát triển thị trường ngoại hối. Cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, đã tạo môi trường thuận lợi cho các NHTMVN huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn tiết kiệm ngoại tệ trong các tầng lớp dân cư.

Thứ hai, lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng, ước tính lên đến 2 tỷ USD/năm, đặc biệt là thông qua con đường chính thức, chủ yếu là thông qua các NHTMVN. Theo Báo cáo của NHNN Việt Nam, lượng kiều hối chuyển về nước năm 2012 nước đạt 10 tỷ USD. Đây là nguồn cung ngoại tệ khá lớn trên thị trường ngoại hối Việt Nam.

Thứ ba, cùng với quá trình hội nhập, thương mại và đầu tư quốc tế đã tạo nên nguồn ngoại tệ trong nước ngày càng dồi dào đây chính là nguồn cung ngoại tệ cho huy động vốn ngoại tệ của các NHTMVN. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng liên tục trong những năm trở lại đây.

Hoạt động cho vay ngoại tệ

Báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đến cuối tháng 2/3013, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ vẫn giảm so với cuối năm 2012. Cụ thể, tính đến ngày 28/2/2013, tín dụng giảm 0,28%, thấp hơn mức giảm 1,88% trong 2 tháng đầu năm 2012. Tính theo tháng, tín dụng đã đảo chiều tăng 0,26% trong tháng 2 từ mức giảm 1,23% trong tháng 1, cải thiện so với mức giảm trong cả tháng 1 và 2/2012. Cùng đó, số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động tiếp tục tăng 6,9% so với cuối năm 2012, đã cho thấy bức tranh đình đốn của nền kinh tế mà suy giảm tín dụng là nút thắt trong đó. Tín dụng bằng ngoại tệ giảm là sự nối tiếp xu hướng đã thể hiện trong năm 2012. Sau khi lãi suất vay VND đã giảm mạnh, khối doanh nghiệp xuất khẩu đã tiếp cận được các mức từ 10 - 13%/năm, chênh lệch so với lãi vay bằng USD đã thu hẹp đáng kể. Trong khi vay ngoại tệ vẫn tiềm ẩn rủi ro tăng tỷ giá USD/VND. Theo đó, nhu cầu vay ngoại tệ đã giảm.

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w