Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 92 - 95)

II- Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hố

2.4-Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

2- Giải pháp vĩ mô trong việc hỗ trợ các NHTMVN đẩy mạnh

2.4-Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán là bảng đối chiếu giữa những khoản tiền mà nước ngoài trả cho một nước và những khoản tiền mà nước đó phải trả cho nước ngoài trong một thời gian nhất định. Theo truyền thống, cán cân thanh toán bao gồm có hai bộ phận chính là cán cân vãng lai (current balance) và cán cân vốn (capital balance). Tài khoản vãng lai ghi những khoản giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và các khoản chuyển dịch thanh toán giữa hai nước trong khi đó tài khoản vốn ghi chú những di động tiền tệ trong đầu tư và tín dụng giữa hai nước. Điều này chứng tỏ cán cân thanh toán phản ánh cung cầu ngoại hối của một nước cho hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường ngoại hối và kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN.

Trong suốt nhiều năm qua, cán cân thanh toán của Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt. Mặc dù hoạt động xuất khẩu, và thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong mấy năm gần đây có tăng lên nhưng vẫn không đủ bù đắp được sự thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế. Vì vậy, cán cân thanh toán cần phải được cải thiện theo hai hướng: đẩy mạnh xuất nhập khẩu và cải thiện, nâng cấp môi trường đầu tư. Cả hai hướng này đều nhằm tăng cung ngoại hối hơn nữa, đáp ứng cho cầu ngoại hối để nhập khẩu và trả nợ nước ngoài khi đến hạn do đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối ở nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm về quy mô và phạm vi, cường độ và xu hướng liên kết các thị trường ngoại hối trong nước với thị trường ngoại hối khu vực và thế giới, liên kết các giao dịch ngoại hối với nhiều đồng tiền khác nhau, tiếp nhận và phản ứng với nhiều loại chính sách hối đoái khác nhau ở nhiều nước với các chế độ tỷ giá khác nhau.

Đối với đẩy mạnh xuất nhập khẩu, trước mắt cũng như lâu dài cần thực hiện các công cụ sau: đánh giá lại lợi thế so sánh của Việt Nam so với thị trường thế giới để thấy hết được tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam so với các nước khác nhằm từng bước xây dựng danh mục mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn và có triển vọng lâu dài. Hiện nay, những mặt hàng có lợi thế so sánh của Việt Nam là những mặt hàng sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên nhiên liệu tại chỗ. Đó là những mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, may mặc và một số sản phẩm giày dép. Loại dịch vụ thu nhiều ngoại tệ là dịch vụ du lịch quốc tế. Trong tương lai các sản phẩm của ngành công nghiệp phần mềm là những sản phẩm điện tử có thể là những mặt hàng mũi nhọn của Việt Nam. Cần kết hợp khéo léo giữa lợi thế so sánh quốc gia, nỗ lực của chính phủ và những cố gắng của doanh nghiệp để thúc đẩy xuất khẩu. Nếu thiếu việc khai thác các mặt hàng có lợi thế so sánh quốc gia thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại lâu dài trên thị trường. Đồng thời nếu thiếu các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ thì doanh nghiệp khó có thể vượt qua được những khó khăn và thách thức ở những thị trường mới. Ngoài ra, nếu xác định được mặt hàng có lợi thế so sánh, Chính phủ có nhiều biện pháp hỗ trợ mạnh nhưng doanh nghiệp không có những lỗ lực về cải tiến công nghệ hoàn thiện bộ máy quản lý và đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng thì doanh nghiệp khó có thể thành công trên thị trường. Vì vậy, sự kết hợp của cả ba yếu tố này là cần thiết, cơ bản và có tính chiến lược.

Song song với đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tính toán, xác định những mặt hàng cần nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu. Vấn đề là nhập khẩu của doanh nghiệp phải có lợi nhuận cao để doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì hoạt động của mình nhưng cũng phải đảm bảo việc sử dụng nguồn ngoại hối một cách hiệu quả.

Đối với việc cải thiện, nâng cấp môi trường đầu tư, để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước noài hơn nữa, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác vận động đầu tư nước ngoài và đa dạng hoá hình thức thu hút đầu tư nước ngoài kết hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.

TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả

1- Chủ biên: TS. Dương Đăng Chinh, Trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội, Lý thuy t tài chínhế , Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 2000

2- TS. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính qu c t hi n đ i trong n n kinh tố ế ệ ạ ề ế

mở, Tái bản lần thứ nhất, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2001

3- TS. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ng a r i ro trong kinh doanhừ ủ

ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2002

4- GS. TS. Lê Văn Tư & PGS. TS. Phạm Văn Năng, Th trị ường tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2003

5- TH.S Trần Nguyên Nam, Viện nghiên cứu khoa học tài chính, Chuyên đề Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, năm 2002.

6- http://www.sbv.gov.vn (trang web ngân hàng nhà nước Viêt Nam)

7- NHNNVN năm 1998, IMF cảnh báo Việt Nam, Thông tin và bình luận tiền tệ tài chính thế giới (4), tr.18-19

8- Lê Anh Tuấn, Luận án tiến sỹ Gi i pháp m r ng và nâng cao hi u quả ở ộ ệ ả

ho tạ

đ ng kinh doanh ngo i t c a các ngân hàng thộ ạ ệ ủ ương m i qu cạ ố

doanh Vi tệ Nam

(l y Ngân hàng Công thấ ương Vi t Nam làm đi m nghiên c u)ệ ể ứ , năm 2003 9- Phạm Thị Tuyết Mai, Trường đại học kinh tế quốc dân, Lu n án ti n s Gi iậ ế ỹ ả

pháp m r ng và nâng cao hi u qu huy đ ng và s d ng v nở ộ ệ ả ộ ử ụ ố

ngo i t t i các ạ ệ ạ ngân hàng thương m i Vi t Nam,ạ ệ năm 2001

10- Nguyễn Mỹ Hào, Luận văn thạc sỹ kinh tế Gi i pháp nâng cao hi u quả ệ ả

ho t ạ đ ng kinh doanh ngo i t t i các ngân hàng thộ ạ ệ ạ ương m i Vi tạ ệ

Nam, Hà Nội, 2002 11- Hoàng Kim, Ti n t ngân hàng (Th trề ệ ị ường tài chính), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, năm 2001

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 92 - 95)