Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 36 - 41)

III- Kinh nghiệm của một số nước về phát triển hoạt động kinh

1- Kinh nghiệm của một số nước

1.1- Kinh nghiệm của nhóm nước phát triển

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ, các NHTM Mỹ có nhiều kinh nghiệm về sử dụng linh hoạt các công cụ kinh doanh ngoại hối, là nước đi đầu sử dụng các công cụ tài chính hiện đại như giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai. Việc sử dụng các giao dịch này tạo ra sự linh hoạt cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh

ngoại hối và nhiều cơ hội lựa chọn của khách hàng. Mặc dù thị trường ngoại hối Mỹ không phải là thị trường lớn nhất trên thế giới nếu xét về quy mô kết quả kinh doanh ngoại hối, nhưng các NHTM của Mỹ tỏ ra hoạt động rất hiệu quả. Đó là bởi vì các NHTM Mỹ rất sáng tạo và dám mạo hiểm trong việc áp dụng các nghiệp vụ kinh doanh mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời khai thác triệt để các nghiệp vụ truyền thống. Kết quả là trong năm 1998, nếu chỉ tính doanh thu từ ba nghiệp vụ truyền thống trên thị trường phi tập trung (OTC), giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn kiểu outright, và nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối đã đạt khoảng 351 tỷ USD2 mỗi ngày chỉ đứng sau nước Anh, còn doanh thu từ hai nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ và quyền chọn tiền tệ đạt khoảng 32 tỷ USD mỗi ngày. Trên thị trường tập trung, giao dịch quyền lựa chọn và giao dịch tương lai đã mang lại doanh thu khoảng 10 tỷ USD mỗi ngày. Một nguyên nhân nữa khiến tốc độ phát triển thị trường ngoại hối Mỹ tăng nhanh chóng, doanh thu kinh doanh ngoại hối năm 1998 tăng 43% so với năm 1995 và gấp hơn 60 lần doanh thu của năm 1997. Ngoài ra đối tượng được các NHTM Mỹ kinh doanh trên thị trường ngoại hối rất đa dạng và phong phú bên cạnh ngoại tệ là mặt hàng truyền thống các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ rất phát triển đặc biệt là trái phiếu và cổ phiếu cho người nước ngoài. Việc phát hành trái phiếu quốc tế năm 1998 tăng hơn 4 lần so với năm 1988. Một nguyên nhân khác khiến cho việc kinh doanh ngoại hối của các NHTM Mỹ phát triển với tốc độ nhanh như vậy là do các NHTM Mỹ có mạng lưới chi nhánh rộng lớn không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Chính nhờ nguồn thu từ các chi nhánh ở nước ngoài các NHTM Mỹ lại càng có điều kiện để đầu tư cho hoạt động kinh doanh ngoại hối ở trong nước. Thật vậy nếu chỉ tính riêng ở London, doanh số kinh doanh của các chi nhánh NHTM Mỹ đã gấp ba lần doanh số kinh doanh của các NHTM của Anh. Ngoài ra các NHTM Mỹ còn làm đại lý cho nhau trên khắp cả nước và thường xuyên giao dịch với nhau để tìm kiếm khách hàng nhằm đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại hối và phòng chống rủi ro hối đoái mang tính chất hiệu ứng dây truyền.

Kinh nghiệm của Anh quốc là ưu tiên ứng dụng các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. Theo đó, tất cả các NHTM của Anh đều triển khai nối mạng với nhau và với các thị trường ngoại hối lớn, điều đó giúp cho hoạt động luân chuyển ngoại hối giữa các ngân hàng diễn ra thông suốt, linh hoạt và hiệu quả. Các NHTM ở London có thể mở rộng đối tượng khách hàng của mình đến nhiều quốc gia ở nhiều châu lục khác nhau. Cũng như thị trường ngoại hối các nước khác, khối lượng lớn các giao dịch hối đoái ở Anh do các NHTM thực hiện, năm 1998 giao dịch ngoại hối liên ngân hàng trong nước và quốc tế của NHTM Anh chiếm 83%3 tăng 75% so với năm 1995. Một đặc trưng nổi bật của các NHTM Anh là việc sử dụng các phương tiện điện tử để giao dịch, năm 1998 tỷ lệ giao dịch qua môi giới chỉ chiếm 27% giảm 35% so với năm 1995, thay vào đó tỷ lệ giao dịch điện tử lại tăng lên. Trong số các hệ thống giao dịch điện tử được sử dụng nhiều nhất phải kể đến Reuters và EBS, giao dịch qua mỗi phương tiện này tăng tương ứng là 5% và 6%. Mặt khác các NHTM Anh quốc sử dụng đa dạng các đồng tiền khác nhau trong giao dịch, giao dịch nội tệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ là 18% so với 66% của Đức, 41% của Pháp, và 39% của Thụy Sỹ.

Kinh nghiệm của Nhật Bản, thị trường ngoại hối Nhật bản chỉ phát triển thực sự khi Chính phủ đất nước này tiến hành tự do hoá quản lý ngoại hối dẫn đến việc tăng đáng kể khối lượng giao dịch ngoại hối ở Nhật Bản. Vào năm 1985 giao dịch USD- JPY ở Tokyo ước tính đã tăng 41%4 trong khi giao dịch giữa USD và CHF, DEM kể từ 3/1984 đã tăng hơn gấp đôi. Vì vậy ngay từ năm 1985 Tokyo rõ ràng vượt Hong Kong và Singapore để trở thành thị trường ngoại hối hàng đầu ở Châu Á. Xét về mặt quốc tế Nhật bản đứng thứ 5 sau London, New York, Frankfurt và Zurich. Để có được thành quả này là sự đóng góp không nhỏ của các NHTM Nhật Bản. Thứ nhất, các NHTM Nhật Bản rất coi trọng quan hệ với khách hàng là các công ty lớn, liêm yết trên thị trường chứng khoán, để duy trì được quan hệ này họ sẵn sàng đầu tư vào các công ty và trở thành cổ đông của

3 The bank of England, Fact sheet The foreign exchange market, 1999

chính những khách hàng này. Thứ hai, các NHTM Nhật Bản tiến hành kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế thông qua việc mua bán các trái phiếu nước ngoài, đồng thời phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để huy động vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu tín dụng trong nước. Thứ ba, để tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình khi thị trường ngoại hối trong nước được tự do hoá, nhiều NHTM Nhật bản đã tiến hành sát nhập với nhau đồng thời thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mật thiết với các NHTM khác, trở thành những tập đoàn ngân hàng như tập đoàn tài chính Mizuho sở hữu ba ngân hàng Dai - Ichi Kangyo, ngân hàng Fuji và ngân hàng công nghiệp Nhật Bản, Công ty ngân hàng Sumitomo Mitsui được hình thành từ vụ sát nhập ngân hàng Sumitomo và ngân hàng Sakura vào tháng 4/2001... Kết quả là trong 5 ngân hàng lớn nhất trên thế giới hiện nay thì có tới 4 ngân hàng là của Nhật bản, trong số 15 ngân hàng lớn nhất trên thế giới hiện nay thì đã có 7 ngân hàng là của Nhật Bản. Nhờ đó, các NHTM Nhật bản có thể tiến hành cho ngành công nghiệp lớn, các ngành công nghiệp cơ bản trong nước vay vốn ngoại hối với thời hạn dài và số lượng lớn, đồng thời cải thiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến ngoại hối như thanh toán quốc tế, nhận gửi tiền, hỗ trợ và khuyến khích cung cấp vốn tư nhân để trang trải cho xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và hợp tác kinh tế hải ngoại.

1.2- Kinh nghiệm của nhóm nước đang phát triển

Kinh nghiệm của Chi Lê, các NHTM Chi Lê tỏ ra có kinh nghiệm trong việc phân loại và quản lý vốn vay ngoại tệ một cách có hiệu quả. Tất cả các NHTM Chi Lê đều tiến hành phân loại đối tượng khách hàng theo chất lượng vốn vay và công bố rộng rãi kết quả phân loại trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chất lượng vốn vay được phân loại dựa trên cơ sở đánh giá hành vi quá khứ của người đi vay và triển vọng tương lai của họ. Tất cả các khoản cho vay bằng ngoại tệ đều được thẩm định kỹ qua ba bước. Bước thứ nhất, là thẩm định sơ bộ do cán bộ tín dụng tiến hành, bước thứ hai là thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng có xét đến yếu tố rủi ro tỷ giá, bước thứ ba là thẩm định cuối cùng do hội đồng thẩm định tín dụng ngoại tệ của ngân hàng tiến hành. Nhờ vậy, các NHTM ở Chi Lê có thể kiểm soát vốn vay bằng ngoại tệ tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh ngoại tệ. Nhờ có thông tin công khai trong toàn hệ thống về kết quả phân loại chất lượng tín dụng, các NHTM đã hạn chế được rủi ro về thông tin khách hàng trong quá trình thẩm định.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc, hệ thống NHTM Hàn Quốc đã gặp phải những khó khăn trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp lớn, theo đó tổng số nợ quá hạn của các tập đoàn lớn đối với hệ thống NHTM những năm trước đây chiếm một tỷ trọng rất cao. Quyết định cho vay của ngân hàng đặc biệt là các món vay lớn bằng ngoại tệ bị ảnh hưởng rất nhiều do sự can thiệp của các quan chức chính phủ. Các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc chỉ biết cố gắng vay được thật nhiều ngoại tệ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà không chú ý đến yếu tố thị trường cũng như không lo thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng. Chính điều này làm cho nợ quá hạn bằng ngoại tệ ở các NHTM Hàn Quốc tăng lên rất nhanh. Tại thời điểm tháng 9/1997 con số này đã lên đến mức 30,5 tỷ USD5, lớn hơn cả dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc. Kết quả là các NHTM ở nước này lâm vào tình trạng trì trệ do thiếu vốn hoạt động là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Hàn Quốc lâm vào khủng hoảng tài chính- tiền tệ như Đông Nam Á.

Kinh nghiệm của Thái Lan, các NHTM Thái Lan đã phạm phải sai lầm trong việc sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn trong cơ cấu vay nợ để đầu tư dài hạn và xử lý mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối. Những năm trước 1997, các NHTM Thái Lan đã đi vay quá nhiều vốn ngoại tệ từ các ngân hàng thuộc nhóm G10 và 7 nước Châu Âu khác, trong đó 65% đến hạn trả trong vòng một năm nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Có thể nói, quy mô kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Thái Lan đã tăng lên rất nhanh trong những năm 1994- 1996. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động kinh doanh tập trung vào lĩnh vực cho vay dài hạn, và tập trung đầu tư vào bất động sản với khoảng 20 tỷ USD. Việc cho vay ngoại hối chủ yếu là ngoại tệ một cách tràn lan, sử dụng nguồn vốn cho vay không đúng mục đích, không tính tới thời hạn và khả năng hoàn trả của khách hàng đã khiến các NHTM Thái Lan không thể thu hồi được

5 Lê Anh Tuấn, Luận án tiến sỹ Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam (lấy Ngân hàng Công thương Việt Nam làm điểm nghiên cứu), 2003

vốn, do đó cũng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Sự chú trọng quá nhiều đến quy mô mà không xét đến yếu tố hiệu quả đã đẩy các NHTM Thái Lan vào tình trạng khủng hoảng, sau đó rất nhiều NHTM Thái Lan phải tuyên bố phá sản.

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w