Bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 41 - 43)

III- Kinh nghiệm của một số nước về phát triển hoạt động kinh

2-Bài học đối với Việt Nam

Từ những kinh nghiệm được và chưa được trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM ở một số nước và bài học khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á nêu trên, có thể rút ra một số bài học lớn dưới đây liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN.

Thứ nhất, trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh ngoại hối nói riêng, việc xử lý hài hoà mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả tuy là vấn đề khó khăn nhưng lại rất quan trọng đối với các NHTM. Các NHTMVN cần đặc biệt chú ý xử lý hài hoà mối quan hệ nêu trên, đặc biệt trong việc cân đối hợp lý cơ cấu nguồn vốn ngoại hối đi vay với tỷ lệ nguồn vốn cho vay ngắn hạn, tạo thuận lợi cho vay một cách thông thoáng nhưng cũng phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc an toàn khi cho vay.

Thứ hai, trong điều kiện đất nước trong quá trình phát triển và tiếp tục đổi mới, các chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách quản lý ngoại hối nói riêng đang trong quá trình hoàn thiện, thị trường ngoại hối có những biến động khó lường, các NHTMVN được phép kinh doanh ngoại hối cần tìm các biện pháp phù hợp để phòng chống rủi ro. Việc thiết lập mối quan hệ giữa NHNN với các NHTMVN trong việc hoàn thiện chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất là một yêu cầu vừa mang tính tình thế cấp bách vừa chứa đựng yếu tố chiến lược lâu dài. Các NHTMVN cần tham gia đóng góp xây dựng các chính sách trên hướng tới mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động kinh doanh ngoại hối phát triển. Về phía NHNNVN khi ban hành chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất cần chú ý đến lợi ích và những đề xuất từ phía các NHTMVN bởi chính quy mô và hiệu quả kinh doanh ngoại hối của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của các chính sách mới.

Thứ ba, các NHTMVN cần đi tắt đón đầu trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh ngoại hối, đồng thời từng bước sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh mới, đa dạng hóa các loại ngoại hối trong kinh doanh. Công nghệ hiện đại và các công cụ tài chính mới sẽ cho phép các NHTMVN linh hoạt hơn trong việc xử lý mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả.

Thứ tư, từ bài học khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á cho thấy sự phát triển của nền kinh tế thị trường có tính đặc thù ở Việt Nam phải đi liền với việc xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh, trong đó các NHTMVN phải đủ sức kiểm soát hoạt động của mình. Vì vậy, muốn mở rộng và nâng cao hiệu qủa hoạt động trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, các NHTMVN phải tăng cường năng lực từ cơ cấu tổ chức, sức mạnh tài chính hay năng lực vốn đến công nghệ quản lý tiên tiến và thích ứng nhanh trước những biến động của thị trường. Đồng thời cần Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các NHTMVN tạo lập một mạng lưới chi nhánh thống nhất ở trong nước và ngoài nước.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

I- KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTMVN

Kể từ năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chuyển sang hoạt động theo mô hình hai cấp. Theo đó, hệ thống NHTM đã được hình thành với các ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: 6 NHTM quốc doanh, 38 NHTM cổ phần, 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh6. Đồng thời hoạt động ngân hàng cũng được mở rộng, chuyển từ mô hình ngân hàng chức năng sang mô hình ngân hàng chuyên doanh, đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh trong đó nổi bật nhất là hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nếu như trước năm 1988 chỉ có duy nhất Ngân hàng Ngoại thương được phép kinh doanh ngoại hối thì nay đã có 28 NHTMVN được phép hoạt động ngoại hối (xem Phụ lục, Bảng 1). Để thích ứng với môi trường kinh doanh mới và sự cạnh tranh ngày càng cao, các NHTMVN đang cố gắng tận dụng phạm vi kinh doanh và hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh ngoại hối của mình.

Một phần của tài liệu Hoang tran tung (Trang 41 - 43)