9. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Khái quát về thực nghiệm s phạm
3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm.
Mục đích thử nghiệm của tôi là kiểm chứng tính hiệu quả của các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với việc giáo dục đạo đức cho HSTH.
3.3.1.2. Đối tợng thực nghiệm.
Học sinh lớp 3 là: 56 em; học sinh lớp 5 là: 60 em trờng tiểu học Triệu Lộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
3.3.1.3. Nội dung và phơng pháp thực nghiệm.
Thực nghiệm các hình thức HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Chuẩn mực đạo đức đợc lựa chọn: Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - Các hình thức hoạt động NGLL đợc lựa chọn để thử nghiệm : + Sinh hoạt theo chủ điểm, chủ đề: “ Kính yêu thầy cô giáo” + Hội thi văn nghệ: “ Hát về mái trờng và thầy cô giáo.” + Trò chơi: “ Hái hoa tặng cô.”
Hình thức thực nghiệm:
- Đối tợng thử nghiệm đợc chia làm 2 nhóm song song: + Nhóm thử nghiệm có đa các tác động thử nghiệm vào. + Nhóm đối chứng giữ nguyên không có tác động thử nghiệm.
- Hai nhóm này đồng nhất về quy mô và những đặc điểm chủ yếu mà những biến đổi thử nghiệm không tác động vào.
3.3.1.4. Chuẩn đánh giá kết quả thực nghiệm.
Việc đánh giá hiệu quả của các hình thức HĐNGLL căn cứ vào mức độ đạo đức đợc giáo dục ở học sinh, biểu hiện qua 3 tiêu chí:
- Thứ nhất: Nhận thức của học sinh về chuẩn mực đạo đức “Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.”( kiến thức)
- Thứ hai: Thái độ của học sinh đối với việc thực hiện chuẩn mực đạo đức “Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.” ( Đồng tình ủng hộ những hành vi đạo đức “Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.” Phê phán, lên án các hành vi vô lễ đối với thầy cô giáo.)
- Thứ ba: Mức độ hành vi thực hiện chuẩn mực đạo đức “Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.” ( Lễ phép với thầy cô giáo, vâng lời thầy cô giáo, Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo )…