Để xác định các giải pháp cụ thể cần phải dựa vào cơ sở lý luận, căn cứ vào tình hình thực tế giáo dục địa phương Từ đó đưa ra các giải pháp nâng
2.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Thường Xuân
Thường Xuân
Cán bộ quản lý là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trường Tiểu học ở huyện Thường Xuân cũng như tình hình chung của ngành giáo dục, phần lớn là những giáo viên giỏi các cấp được bổ nhiệm làm công tác quản lý, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm chuẩn, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và tổ chức quản lý quá trình đào tạo ở bậc học nói riêng. Đội ngũ này đã tham mưu tích cực và có hiệu quả cho cấp uỷ Đảng và Chính quyền cấp xã, thị trấn nhằm phát triển giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội ở địa phương.
- Thực hiện Quyết định số 36788/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý, các trường học trong huyện nói
chung và các trường Tiểu học nói riêng đã được rà soát tổng thể năm 2011 với các tiêu chí, kết quả bước rà soát như sau:
+ Cán bộ quản lý đều chuẩn về trình độ đào tạo, nhưng cán bộ quản lý Tiểu học thì chưa chuẩn về trình độ chuyên môn theo Điều lệ trường học.
+ Tất cả các Hiệu trưởng đều qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước về giáo dục, song phó Hiệu trưởng mới đạt tỷ lệ 72,2 %, phải đi đào tạo sau khi đã bổ nhiệm.
+ Số cán bộ quản lý có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên là 36/76, đạt tỷ lệ 47,5%. + Trình độ ngoại ngữ (Trình độ A) đạt 61,00%, tin học đạt 100%, (theo tiêu chuẩn 1138/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh là 100% cán bộ quản lý có trình độ A về Ngoại ngữ và tin học).
Trước tình hình đó, nếu áp dụng đồng bộ các tiêu chuẩn thì sẽ thiếu cán bộ, do đó UBND huyện cho nợ các tiêu chuẩn như trình độ đào tạo trung cấp là đủ (không kể hệ đào tạo); trình độ chính trị chỉ cần là Đảng viên, còn sẽ cho đi học trung cấp chính trị sau; tiêu chuẩn ngoại ngữ và tin học sẽ cho đi đào tạo vừa học vừa làm, nhưng rứt điểm đến năm 2015 phải hoàn thiện về trình độ đào tạo chuẩn các cán bộ quản lý các nhà trường.
Qua 5 năm thực hiện kế hoạch của huyện, cán bộ QL mới được bổ nhiệm phải được đảm bảo các tiêu chuẩn, có ưu tiên những người có trình độ đào tạo trên chuẩn; số cán bộ quản lý cũ cho đi đào tạo để bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu, từng bước chuẩn hoá đội ngũ.
Bảng 2. Đội ngũ Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trường Tiểu học chia theo độ tuổi.
Tính đến tháng 05/ 2012 Tổng Nữ Đảng viên TC chính trị trở lên Ngoại ngữ A trở lên Tin học A trở lên Đại học-Cao đẳng Trung cấp <30 30-50 >50 <30 30-50 >50 76 14 76 54 46 76 72 4 Tỷ lệ % 18,6 100 70 61 100 95,0 5,0
Từ số liệu khảo sát cho thấy :
- Tất cả cán bộ quản lý đều đã là Đảng viên, số cán bộ QL là nam chiếm đa số. - Cán bộ quản lý có trình độ Đại học và Cao đẳng còn trẻ, tỷ lệ cao, hầu hết ở độ tuổi 35 đến 40.
* Đánh giá chung:
Cán bộ QL Tiểu học của huyện có những điểm mạnh nhất định về trình độ đào tạo, độ tuổi, có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý dạy học trong tình hình hiện nay; các tiêu chí đặt ra đối với yêu cầu là phù hợp; cách thức lựa chọn, bồi dưỡng và bổ nhiệm phù hợp. Song đa số cán bộ quản lý giáo dục của huyện nói chung và của cấp học Tiểu học nói riêng chưa được đào tạo có hệ thống về quản lý, làm việc vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tính khoa học, chuyên nghiệp thấp. Năng lực điều hành, quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý còn bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công vụ. Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ máy, về quản lý nhân sự, quản lý tài chính, nhất là quản lý quá trình dạy học còn nhiều lúng túng, trong thực hiện nhiệm vụ và thẩm quyền, đặc biệt là quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Phần lớn Hiệu trưởng còn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Một số Hiệu trưởng còn chạy theo thành tích, chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, chưa làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ được giao. Một số Hiệu trưởng có đôi khi còn buông lỏng quản lý,
không đấu tranh với tiêu cực, còn để cho cán bộ giáo viên dưới quyền gian lận trong thi cử, đánh giá sai học sinh.