- Coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề
3.4.1. Thực nghiệm biện pháp trong các nhóm giải pháp nâng cao nhận thức; trình độ chuyên môn; năng lực quản lý; cải tiến kiểm tra, đánh giá, tác giả
thức; trình độ chuyên môn; năng lực quản lý; cải tiến kiểm tra, đánh giá, tác giả đã đặt ra một số các nội dung chuyên đề như:
- Phân tích chương trình các môn học, chỉ rõ mối quan hệ giữa chương trình bộ môn với các môn khác trong khối lớp và toàn cấp học.
- Giới thiệu nội dung, vị trí, tính chất, ý nghĩa bộ môn làm căn cứ để thiết kế các dạng bài dạy, ra các kiểu đề kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh.
- Phân tích nội dung từng chương, từng cụm bài, từng loại bài để xác định mục tiêu bài dạy, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học đảm bảo các đơn vị kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
- Xây dựng các tiết dạy học rút kinh nghiệm các loại bài trong bộ môn, trao đổi các nội dung bồi dưỡng các đối tượng học sinh giỏi, học sinh yếu, kém.
- Giới thiệu tài liệu tham khảo, giải đáp các thắc mắc về chuyên môn, nghiệp vụ và chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
Từ đó, xây dựng các quy trình tiến hành để 10 Hiệu trưởng thực nghiệm (Tiểu học Lương Sơn 1, Vạn Xuân 1, Ngọc Phụng 2, Yên Nhân 1, Bát Mọt 1, Tân Thành 1, Luận Khê 2, Luận Thành 1, Xuân Cao 2, Xuân Dương) và tiến hành 10 cuộc phỏng vấn Hiệu trưởng, 8 phó Hiệu trưởng, 5 khối trưởng và 16 giáo viên cho thấy: các khối chuyên môn có nội dung sinh hoạt rất thiết thực (lâu nay khối trưởng ngoài công việc sinh hoạt hành chính không biết làm gì khác), giáo viên rất phấn khởi được thể nghiệm chuyên đề, nhất là những giáo viên lâu nay còn lúng túng về phương pháp giảng dạy cảm nhận được nhiều điều thú vị từ các đồng nghiệp.