Giáo dục Tiểu học ở huyện Thường Xuân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 38)

Để xác định các giải pháp cụ thể cần phải dựa vào cơ sở lý luận, căn cứ vào tình hình thực tế giáo dục địa phương Từ đó đưa ra các giải pháp nâng

2.1.4. Giáo dục Tiểu học ở huyện Thường Xuân

2.1.4.1. Quy mô trường lớp.

Bảng 1. Số trường, lớp học sinh cấp Tiểu học qua các năm

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh

2007-2008 26 491 7 866

2008-2009 26 479 7 554

2009-2010 26 472 7 383

2010-2011 26 467 7 307

2011-2012 26 459 7 078

Số học sinh Tiểu học trong các năm gần đây cơ bản đã đi vào thế ổn định, do địa phương đã làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Theo dự báo kế hoạch trung hạn của giáo dục Tiểu học từ năm học 2009-2010 đến năm 2015-1016 số lớp và học sinh không có sự biến động nhiều. Số lớp dao động trong khoảng 445 đến 455 lớp. Số học sinh dao động trong khoảng 7 000 đến 7 300 học sinh. Số lớp số học sinh được dự báo là ổn định tạo thuận lợi cho ngành trong việc chủ động về nhân lực. Tránh được tình trạng dôi dư cũng như thiếu hụt giáo viên.

2.1.4.2. Những thành tựu nổi bật.

Cùng với giáo dục phổ thông, giáo dục Tiểu học huyện Thường Xuân đã có nhiều đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành.

- Năm 2011 Thường xuân đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục các cấp đúng độ tuổi. Cấp Tiểu học, cũng năm 2011 hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi theo thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD ĐT, có 2/17 đơn vị xã đạt mức độ 2, từ đó đến nay huyện luôn duy trì ở mức vững chắc.

- Thực hiện triển khai đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá quá trình dạy học, chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng. Tỷ lệ học sinh ra lớp 1 đạt 100%, học sinh bỏ học hàng năm ở các khối lớp không quá 1%, học sinh ở lại lớp hàng năm dưới 0,5%, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác phổ cập giáo dục.

- Chương trình kiên cố hoá trường lớp học và xây dựng trường chuẩn Quốc gia cho cấp Tiểu học ở các địa phương, trường học được quan tâm đúng mức. Kết thúc năm học 2011-2012 toàn huyện có số phòng học kiên cố chiếm tỷ lệ 83.3%;

- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục dần dần được đáp ứng tương đối đầy đủ về số lượng và chất lượng nghề nghiệp. Cơ chế chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo được cải thiện, các cấp quản lý ở địa phương và xã hội quan tâm nhiều đến giáo dục.

2.1.4.3. Những khó khăn, tồn tại.

- Điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho dạy học 2 buổi ngày, các phòng học chức năng, đặc biệt là các trang thiết bị yêu cầu cho đổi mới chương trình, phương pháp còn thiếu và không đồng bộ.

- Đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo không đồng bộ. Số cán bộ quản lý thường có sự thay đổi. Do cán bộ quản lý chủ yếu người miền xuôi lên công tác, nên sau một thời gian công tác là chuyển về xuôi. Việc chọn lựa cán bộ quản lý cũng gặp không ít những khó khăn. Nhiều khi giáo viên hội tụ đủ các tiêu chí để xây dựng nguồn cán bộ quản lý thì bản thân họ lại không có tâm huyết phục vụ lâu dài. Do đó, vẫn có những trường hợp cán bộ quản lý được xây dựng lên nhưng chưa có đủ các tiêu chí hội tụ để làm quản lý.

- Giáo viên cơ bản đủ về số lượng, song chất lượng nghề nghiệp không đồng đều, có nhiều số giáo viên được đào tạo theo chế độ cử tuyển và tuyển theo vùng miền. Chất lượng đầu vào của giáo viên thấp, nên khả năng giảng dạy của số giáo viên cử tuyển và số giáo viên lấy điểm theo vùng miền có không ít những hạn chế yếu kém.

- Là đặc thù miền núi, một trường có quá nhiều điểm lẻ, dân số không tập trung nên việc quy hoạch mạng lưới trường lớp gặp không ít khó khăn, việc xây dựng phong trào học tập gặp nhiều bất lợi. Điểm trường có đông lớp nhất là 26 lớp và có không ít những điểm trường chỉ có 1 đến 2 lớp. Đây là một yếu tố rất khó khăn cho cả việc dạy, việc nâng cao chất lượng cũng như công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn.

- Năng lực học sinh hạn chế so với các vùng miền do học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Vốn ngôn ngữ tiếng phổ thông của học sinh hạn chế. Nhiều học sinh khi vào lớp 1 mới chỉ biết được vài từ tiếng phổ thông. Phong trào học tập không cao. Ngôn ngữ giao tiếp chính của học sinh là tiếng mẹ đẻ- tiếng dân tộc thiểu số. Vì vậy khả năng tiếp thu bài của học sinh còn hết sức khó khăn.

2.2. Mục đích, đối tượng khảo sát về quản lý hoạt động dạy học của các

trường Tiểu học ở huyện Thường Xuân

2.2.1. Mục đích

Đánh giá đúng thực trạng của Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học hiện có theo các tiêu chí, phân tích các thông số dẫn đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng.

Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ các loại hình giáo viên và nhân viên phục vụ cho dạy và học, những người quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy và học trong nhà trường Tiểu học.

Thông qua kết quả chất lượng giáo dục hàng năm để phân tích đánh giá công tác quản lý dạy học ở các nhà trường Tiểu học, đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Từ thực trạng phân công giảng dạy của Hiệu trưởng một số trường Tiểu học được khảo sát, tác động đến hiệu quả của dạy và học ở nhà trường, với yêu cầu GV đánh giá trung thực, khách quan, được đảm bảo bí mật ý kiến và tự chịu trách nhiệm về nhận xét của mình vào phiếu.

Khảo sát chất lượng quản lý, chỉ đạo việc soạn bài, chuẩn bị bài của Hiệu trưởng một số trường bằng phương pháp trưng cầu ý kiến đánh giá khách quan của giáo viên đối với Hiệu trưởng.

Đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý giờ dạy của Hiệu trưởng đối với GV một số trường thông qua phiếu hỏi ý kiến các giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w