- Coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề
3.2.6. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kiểm tra đánh giá đúng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
3.2.6.1. Đánh giá đúng học sinh Tiểu học.
- Trong đánh giá học sinh Tiểu học, ngoài những văn bản pháp quy cần phải giao quyền tự chủ cho giáo viên. Bởi vì nếu giáo viên chưa được chủ động thì dễ dàng dẫn đến tình trạng một số học sinh mặc dù ngày nào cũng đến trường đi học trong suốt 5 năm mà chưa biết đọc, biết viết, giáo viên vẫn phải dạy trượt chương trình, vẫn phải kiểm tra cho điểm "khống" để học sinh đủ điều kiện lên lớp. Tất nhiên
cách làm này giáo viên phải vất vả và phải chịu trách nhiệm về nội dung với chất lượng giảng dạy đối với từng học sinh của mình trong một lớp học.
- Quyền tự chủ của giáo viên phải được kiểm soát bằng sự chỉ đạo vĩ mô. Để đảm bảo chất lượng dạy và học thật, Hiệu trưởng phải chỉ đạo kiểm tra theo mẫu kiểm tra Quốc gia mà Bộ GD&ĐT đã ban hành ở từng kỳ (thường là 4 kỳ kiểm tra trong năm) cho từng khối lớp. Mẫu kiểm tra được coi như một sự cụ thể hơn về chuẩn kiến thức đối với các môn. Ở đây giáo viên được chủ động ở chỗ nếu học sinh chưa đạt yêu cầu ở kỳ kiểm tra thứ nhất thì giáo viên phải dành thời gian ngay sau khi kiểm tra để bổ túc kiến thức cho học sinh giúp các em được kiểm tra lại, thời gian kiểm tra lại lúc nào là do giáo viên chọn báo cáo Hiệu trưởng. Tuy nhiên trong quá trình bổ túc kiến thức giáo viên cần đưa vào kiểm tra ở học kỳ II (kỳ kiểm tra lần thứ 3, 4) để xác định những nội dung giáo viên cần dạy vào những nội dung học sinh cần nhớ cần hiểu để có thể làm được bài kiểm tra của cả năm học.
- Việc kiểm tra của Hiệu trưởng: đã giao quyền chủ động cho giáo viên cần phải chấp nhận ngầm là để cho giáo viên tự chủ trong giảng dạy và chỉ có một lần trên một năm học là nhà trường kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng và trung thực. Riêng việc khen thưởng động viên học sinh thì do giáo viên quan tâm theo dõi suốt cả năm học. Để đánh giá được khách quan, công bằng và trung thực, Hiệu trưởng lại phải có đề kiểm tra bám sát yêu cầu nội dung kiến thức đốivới từng môn, khối lớp; phải đảm bảo bí mật đề ra; cách thức tổ chức phải chặt chẽ, tránh được những gian lận trong kiểm tra, chấm bài, lên điểm.
- Song song với kiểm tra, đánh giá đúng, để động viên học sinh, nhà trường cần phải được quyền khen thưởng sinh giỏi về một môn học, hoặc tiến bộ về một mặt nào đó, đặc biệt là số học sinh đã vượt khó vươn lên. Bởi bất kỳ một sự khen thưởng đúng lúc, đúng thực chất và đúng đối tượng đối với học sinh Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành nhân cách cũng như tạo niềm tin ý chí cho trẻ. Điều mà các Hiệu trưởng cần quan tâm đối với học sinh Tiểu học là giáo viên tuyệt đối không nên nặng
lời với học sinh trước lớp với bất cứ lý do gì. Nếu học sinh sai phạm, giáo viên phải khuyên bảo và phê bình nhẹ nhàng để các em thấy sai lầm và sửa chữa.
3.2.6.2. Đánh giá chuyên môn của giáo viên đúng nhằm thúc đẩy phong trào, tạo sự phấn khởi với khả năng cống hiến của mọi người.
- Trong phần đánh giá giáo viên của Hiệu trưởng các trường Tiểu học hiện nay thì thường căn cứ vào thực hiện kỷ luật lao động (như nền nếp chuyên môn, tính chuyên cần...); việc thực hiện chương trình và quy chế chuyên môn; kết quả thao giảng; kết quả học tập của học sinh; sau đó mới là dựa vào các văn bản pháp quy, các tiêu chí đánh giá, danh hiệu thi đua. Các văn bản pháp quy thì thiếu và chưa đồng bộ. Chính vì vậy nên phương pháp đánh giá của các nhà trường còn mang tính “cào bằng” chưa có tính thuyết phục, nếu chỉ nhìn vào kết quả xếp loại hàng năm thì chưa đánh giá được năng lực thực sự của giáo viên. Giải pháp của Hiệu trưởng là phải có các tiêu chí đánh giá được lượng hoá, có tính động viên, tạo động lực cá nhân; trong đánh giá phải gắn liền giữa quyền lợi tập thể với quyền lợi cá nhân hài hoà; phương pháp đánh giá phải được dân chủ, công khai, có sức thuyết phục.
- Kiểm tra chất lượng dạy của giáo viên qua dự giờ, thăm lớp, soạn bài...việc kiểm tra dưới nhiều hình thức, có báo trước và không báo trước. Quá trình kiểm tra phải đặc biệt chú ý rút kinh nghiệm, đánh giá xếp loại khách quan mang tính giáo dục.
- Kiểm tra chất lượng giáo án: xem soạn có đúng, có đủ, bao nhiêu tiết dạy, có đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh hay không? Đánh giá chất lượng của giáo án theo thang điểm và xếp loại giáo án theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Kiểm tra thực hiện tiến độ chương trình, đối chiếu với kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng để tránh hiện tượng giáo viên dạy tuỳ tiện. Đặc biệt việc quản lý chương trình dạy học phải chuẩn theo qui định và yêu cầu của từng môn học.
- Kiểm tra việc đánh giá xếp loại của giáo viên đối với học sinh bắt buộc phải đúng qui định mà Bộ Giáo dục đã ban hành bắt buộc đối với học sinh Tiểu học. Chấm trả bài cho học sinh phải đúng qui định. Bài chữa cho học sinh phải ghi đầy đủ ý kiến đánh giá,
nhận xét, sửa chữa bài cho học sinh, khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo. Chấm điểm phải chính xác công bằng, đánh giá mức độ, phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, mức độ tiến bộ của từng học sinh.
Đánh giá giáo viên là công việc quan trọng và cần thiết trong toàn bộ quá trình quản lý. Đó là sự xác nhận của nhà trường đối với năng lực, phẩm chất của giáo viên. Đánh giá nhằm giúp người quản lý có được phương cách sử dụng (đào tạo, bồi dưỡng) hữu hiệu, đồng thời giúp giáo viên rèn luyện vươn lên hoàn thiện mình hơn trong nghề nghiệp. Vì vậy rất cần có sự đánh giá nhận xét của người quản lý về giáo viên.