tâm có điều kiện về các phương tiện thông tin thì viết bài trao đổi trên các báo, tạp chí chuyên ngành, trao đổi thông tin trên mạng Khích lệ phong trào
3.2.4. Đổi mới quản lý giáo dục Tiểu Học
3.2.4.1.Quy hoạch nguồn CBQL, bổ nhiệm đúng trúng và khách quan
Để chất lượng giáo dục được nâng lên, trước hết cần một người CBQL phẩm chất đạo đức chuẩn mực, có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn. Để có một CBQL như vậy cần làm tốt công tác bổ nhiệm, quy hoạch cũng như phát hiện những nhân cách, tố chất đó trong đội ngũ GV. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm CBQL là công tác tổ chức con người rất cần sự chính xác, công bằng, khách quan và có sự đồng thuận từ nhiều phía, tập thể giáo viên, địa phương và dư luận xã hội. Có một đặc điểm mà khó tránh khỏi trong công tác này là tư tưởng tính địa phương, mối quan hệ thân quen, anh em hoặc trào lưu thương mại hoá chức quyền. Đây đang là hiện tượng phổ biến tác động lớn đến công tác giáo dục cũng như kéo dài sự trì trệ của nền giáo dục nói chung.
- Do vậy công tác quy hoạch CBQL rất cần thiết, mà phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, có định hướng về đào tạo. Đặc biệt cần tạo điều kiện cho CBQL được trực tiếp thực tế công việc qua nhiều môi trường, nhiều hoàn cảnh, tiếp cận với những địa phương có phong trào học tập tốt, tiếp cận với những địa phương đơn vị trường đang trì trệ về phong trào học tập cũng như chất lượng giáo dục còn yếu kém.
- Xây dựng quy hoạch mang tính chiến lược, lâu dài theo giai đoạn, công bố danh sách nguồn CBQL để từ đó các cá nhân xác định mục tiêu cống hiến cũng như phấn đấu trong sự nghiệp giáo dục, phục vụ lâu dài mục tiêu trọng tâm sự nghiệp nâng cao nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên cũng phải có những quy chế cụ thể nghiêm minh, là công cụ phục vụ cho đánh giá cũng như quá trình theo dõi bồi dưỡng. Nếu có những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, có dấu hiệu cửa quyền, cậy thế thì có biện pháp sử lý rứt khoát bằng cách trước hết loại khỏi danh sách nguồn CBQL trong giai đoạn tới và tiếp thục theo dõi điều chỉnh.
3.2.4.2.Công tác đánh giá xếp loại CBQL
Đây là công tác thường xuyên của cơ quan phòng GD&ĐT các huyện. Tuy nhiên, đánh giá đúng chức năng vai trò công tác này thì thấy rất có ý nghĩa đối với công tác quản lý chỉ đạo các nhà trường của các hiệu trưởng. Thực tế việc đánh giá hiệu trưởng hiện nay còn mang tính thủ tục hành chính, nặng về tình cảm, chưa có sự đánh giá thiết thực từ kết quả giáo dục để đánh giá hiệu trưởng nhà trường.
- Việc đánh giá CBQL phải có những tiêu chí cụ thể, phù hợp với địa phương. Hiện nay quy chế về đánh giá chuẩn hiệu trưởng của Bộ giáo dục đã ban hành, tuy nhiên còn chung chung, chưa thể phù hợp tất cả cũng như đánh giá chưa sát thực tế CBQL theo đặc điểm vùng miền. Công tác đánh giá xếp loại cần có những nội dung đánh giá, các tiêu chí cụ thể.
- Đánh giá về tư tưởng đạo đức, tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp + Đạo đức trong sáng, gương mẫu, có nhân cách mẫu mực, tiền phong trong cuộc sống gia đình, tập thể sư phạm, xã hội và mọi hoạt động khác.
+ Tư tưởng chính trị: Là đảng viên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nắm chắc các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của đảng, nhà nước.
+ Phẩm chất nghề nghiêp: Luôn phấn đấu vươn lên, tâm huyết, trách nhiệm cũng như có những phương pháp quản lý mang tính đột phá, thể hiện mục tiêu vì sự nghiệp giáo dục, được sự đồng thuận của mọi cấp quản lý và xã hôi và đạt hiệu quả chất lượng trong mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đánh giá về quản lý nhà trường
+ Quản lý các hoạt động giáo dục: Đây là hoạt động rất quan trọng, là cơ sở thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác này bao gồm: quản lý chỉ đạo
chuyên môn, hồ sơ giáo án, giờ dạy, phân công giáo viên, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy.
+ Quản lý nhân sự: Yếu tố con người là rất quan trọng, quản lý như thế nào mà phải phát huy được sức mạnh tập thể, điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân và đảm bảo tính đoàn kết thống nhât cùng vươn lên, giành nhiều tâm huyết cho nghề nghiệp.
+ Quản lý tài chính: Là điều kiện để thực hiện các hoạt động trong nhà trường, yếu tố tài chính phải kịp thời và luôn đảm bảo đầy đủ.
+ Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị: CBQL tham mưu với cấp có thẩm quyền xây dựng các hạng mục cơ sở vật chất có hiệu quả, chỉ đạo thường xuyên và kiểm tra xem mức độ sử dụng thiết bị dạy học.
Công tác đánh giá xếp loại CBQL cần thực hiện đồng thời với công tác biểu dương, khen thưởng cũng như xử lý nghiêm túc quyết liệt những khuyết điểm, sai phạm. Từ đó mới có thể tạo nên được sự công bằng cũng như tính nghiêm minh và mới có thể đạt hiệu quả cao trong quản lý hiệu trưởng, nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.4.3 .Bồi dưỡng thường xuyên tư tưởng chính trị cho đội ngũ CBQL
Tư tưởng chính trị là một trong những tiêu chí rất quan trọng của CBQL. Vì vậy việc bồi dưỡng theo định kỳ nhằm nâng cao tư tưởng chính trị cho CBQL là rất cần thiết và quan trọng. Để các khoá học tập, sinh hoạt chính trị có hiệu quả, có sự lan toả, có chiều sâu, cần tổ chức mời được những giảng viên, chuyên viên chính trị cấp tỉnh, chuyên viên chính trị cao cấp: (Ban tuyên giáo, Dân vận, trường chính trị tỉnh), hoặc giảng viên chính trị các trường đại học, hoặc các ban tuyên truyền cấp trung ương.
3.2.4.4 Tổ chức cho CBQL đi học tập các mô hình trường điểm, mô hình quản lý giáo dục tiên tiến
Công tác tham quan học tập là hoạt động rất quan trọng và nhiều ý nghĩa, thể hiện tinh thần học tập cũng như khát khao đổi mới nền giáo dục theo hướng hiện đại, hiệu quả, chất lượng và phát triển đáp ứng yêu cầu của xã hôi. Đồng thời tìm cơ hội
để công tác giáo dục tại địa phương mình còn những yếu kém có cơ hội được phát triển, rút ngắn khoảng cách sự chênh lệch về chất lượng. Cụ thể, đối với giáo dục huyện Thường Xuân còn nhiều yếu kém thì rất cần những cách quản lý chỉ đạo mang tính đột phá, cách làm mang tính động lực cơ sở, kích cầu và tạo được nền tảng giáo dục lâu dài, có chiều sâu.
- Do vậy việc học tập, tham quan các mô hình trường học điểm, tiên tiến, có chất lượng cao là rất quan trọng, cần được thực hiện định kỳ hàng năm. Trước hết tham quan học tập các huyện Trong tỉnh mà có phong trào học tập nổi bật: Thành phố thanh Hoá, huyện Hoằng hoá, các huyện có đặc điểm địa lý, dân cư vùng miền tương đồng mà công tác giáo dục có những nổi bật hơn: Huyện Cẩm Thuỷ, Thạch Thành. Có thể tham quan học tập một số đơn vị địa phương ngoài tỉnh phía Bắc, phía Nam, các trường vùng đồng bằng thành phố.
- Sau mỗi đợt tham quan, các cán bộ quản lý tổng kết những đánh giá, rút kinh nghiệm và xây dựng đề án quản lý nhà trường cho đơn vị trường mình trên cơ sở kinh nghiệm và tham quan thực tế. Các đề án được thẩm định của cơ quan quản lý chuyên môn (Phòng GD&ĐT), phải xác định mang tính chiến lược lâu dài, sau mỗi năm thực hiện có đánh giá tổng kết. Nếu kết quả mang tính tích cực, khẳng định chất lượng giáo dục được cải thiện đáng kể, hoặc nâng cao hẳn thì triển khai thực hiện rộng rãi trong địa phương.
Công tác tham quan học tập là rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Để có được một môi trường giáo dục tích cực, hiệu quả, chất lượng có chiều sâu, quan trọng hơn đối với một huyện miền núi nghèo, rất cần thiết việc áp dụng, vận dụng các mô hình trường lớp tiên tiến, thân thiện, chất lượng cao để trước hết phát động một phong trào học tập lan toả trong cộng đồng địa phương, sau đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi, đặc biệt giáo dục vùng cao, vùng sâu của Huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh hoá.
Công tác đổi mới quản lý GD nói chung và QLGD Tiểu học nói riêng đã được thảo luận rất nhiều trên nhiều diễn đàn, chương trình, các phương tiện thông tin. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, trên cơ sở thực tế địa phương, tác giả chỉ
xin đề xuất những giải pháp cấp thiết, phù hợp thực trạng giáo dục đị phương Huyện thường xuân. Đây là những giải pháp cấp thiết cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay đối với địa phương. Được thực hiện rộng rãi đồng bộ thì sẽ có sự tác động cũng như tạo đà cho giáo dục Huyện nghèo miền núi Thường Xuân, Thanh Hoá có những thay đổi trước hết về tư duy, nhận thức về QLGD, giáo dục toàn diện con em dân tộc vùng khó khăn và phong trào học tập cũng như chất lượng giáo dục được nâng lên.
3.2.5.Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Phương pháp dạy học là con đường, là cách thức, là hình thức vận động bên trong của nội dung để đi tới mục đích. Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Trong giai đoạn hiện nay đổi mới là con đường tất yếu để tồn tại. Đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành đồng bộ với việc đổi mới các khâu, các bước, các nhân tố khác của quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học phải hướng vào phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo của người học.
- Hiệu trưởng phải tăng cường công tác chỉ đạo, quán triệt được các quan niệm, quan điểm, định hướng, giải pháp đổi mới phương pháp dạy học ngay trong quá trình xác định mục tiêu của từng môn học; đặc biệt trong khâu thể hiện nội dung và phương pháp từng bài học, từng chủ đề của sách giáo khoa, sách giáo viên; trong quá trình lập kế hoạch, soạn bài và dạy ở trên lớp (gồm cả trong phòng học và ngoài phòng học), cũng như kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Việc đổi mới cách dạy và học được quy định khá rõ trong công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của Bộ GD&ĐT. Thật ra, cán bộ quản lý cũng như GV đều hiểu rằng đây là việc cần làm và phải làm thường xuyên. Khó khăn lớn nhất mà Hiệu trưởng và giáo viên thường gặp phải khi triển khai thực hiện công việc này là thói quen quản lý chuyên môn theo cách hành chính cứng nhắc ngự trị từ rất lâu ở các nhà trường, mặt khác lại thiếu đồng bộ trong công tác chỉ đạo.
+ Tổ chức cho giáo viên học tập hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về phương pháp dạy học trong nhà trường theo chuẩn kiến thức đã qui định với bậc Tiểu học.
+ Tổ chức cho các tổ bộ môn, nhóm bộ môn lựa chọn các bài trong chương trình, tổ chức soạn giảng theo hướng đổi mới phương pháp dạy học. Các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến và xây dựng soạn bài đó làm mẫu, rồi tiến hành thử nghiệm ở các lớp. Giáo viên dạy đánh giá và so sánh với phương pháp cũ.
+ Tổ chức các đợt hội thảo, thao giảng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường, mời các giáo viên giỏi, chuyên viên phòng giáo dục tham gia đóng góp ý kiến. Có đánh giá thi đua, sao cho trong một năm học mỗi giáo viên đều phải thể hiện đổi mới phương pháp của mình.
+ Chỉ đạo, làm điểm những giờ dạy học “dạy học sinh tự học”. Trong giờ học đó, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tìm ra kiến thức mới có tính chất tự lực các nhân. Tổ chức cho học sinh thể hiện mình. Thầy là trọng tài, cố vấn kết luận, khẳng định những gì cá nhân học sinh đã tìm ra.
+ Sau mỗi kì, mỗi năm học từng tổ phải báo cáo, nhà trường thống kê mỗi khối lớp có bao nhiêu tiết đổi mới phương pháp dạy học, kết quả cụ thể và đề ra những giải pháp hay thiết thực để áp dụng chung.
+ Khuyến khích cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, viết bài gửi các báo, tạp chí của ngành.
- Đối với người giáo viên cần tập trung vào mấy vần đề cần được quản lý chỉ đạo sau:
+ Lập kế hoạch dạy học của giáo viên phù hợp.
Giáo viên cần lập kế hoạch giảng dạy trên lớp mỗi ngày, mỗi tiết để phù hợp với trình độ kiến thức cũng như đặc điểm tâm lí của các em học sinh. Giáo viên có thể dự kiến câu hỏi cho học sinh giỏi để các em này điều chỉnh tính chủ quan, giảm đi tính kiêu căng, coi thường bạn bè trong lớp. Ngược lại, với nhóm học sinh
yếu luôn tự ti, giáo viên cần chuẩn bị câu hỏi vừa sức để các em tự tin vào khả năng của mình.
Kế hoạch của giáo viên là để vừa thực hiện, vừa mang tính phấn đấu với sự nỗ lực cao nhất vì lương tâm của mình đối với học sinh. Nếu một giờ dạy được giáo viên kế hoạch hoá với những hoạt động cần thiết cho cả thầy và trò dù chỉ trên một trang giấy thì cũng phục vụ thiết thực cho công cuộc đổi mới phương pháp rất nhiều. Sự tự chủ trong một giờ dạy của giáo viên chỉ có được khi đi kèm với công tác kế hoạch hoá việc dạy học.