Quy mô trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 36)

Để xác định các giải pháp cụ thể cần phải dựa vào cơ sở lý luận, căn cứ vào tình hình thực tế giáo dục địa phương Từ đó đưa ra các giải pháp nâng

2.1.3. Quy mô trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Trong thời điểm hiện nay, huyện Thường Xuân có 18 trường Mầm non với 323 lớp; có 26 trường Tiểu học với 459 lớp; có 18 trường THCS (trong đó có 1 trường THCS Dân Tộc Nội Trú) với 18 lớp. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 2 trường THPT và 1 Trung tâm GDTX, 1 Trường dạy nghề.

Bảng 1: Quy mô trường, lớp, cán bộ GV trên địa bàn huyện Thường Xuân

năm học 2011-2012. BẬC HỌC SỐ TRƯỜNG SỐ LỚP SỐ HS CÁN BỘ GV, NHÂN VIÊN TỔNG SỐ ĐẠT CHUẨN TRỞ LÊN TỶ LỆ (%) DƯỚI CHUẨN TỶ LỆ (%) Mầm non 18 323 5366 447 446 99.7 01 0.3 Tiểu học 26 460 7078 678 666 98 12 2 THCS 18 575 5704 575 100

( Nguồn từ phòng GD & ĐT Thường Xuân năm 2012)

Nhiều năm qua quy mô phát triển trường lớp của ngành giáo dục Thường Xuân đã từng bước dần ổn định nhằm đảm bảo tất cả các cấp học cơ bản học một ca, 80% các trường học 2 buổi/ngày, cơ bản xóa phòng học tranh tre, phòng tạm. Phòng học kiên cố được xây dựng đạt trên 80%. Bên cạnh đó việc huy động HS ra lớp cũng như duy trì sĩ số HS được quan tâm và quản lý chặt chẽ từ phòng giáo dục đến các đơn vị trường học. Kết quả như sau:

Ngành học Mầm non: Số trẻ huy động ra lớp đạt tỷ lệ 96,7%.

Bậc Tiểu học: Tỷ lệ huy động HS đúng độ tuổi ra lớp đạt 100%. HS bỏ học không có. Số HS giảm dần do việc thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

Bậc THCS: Số HS huy động ra lớp đầu cấp đạt 100%. Số HS ở bậc học giảm dần từ năm học 2004 – 2005 và đi vào thế ổn định, tỷ lệ HS bỏ học dưới 2,0%.

Mạng lưới trường lớp thuộc cấp quản lý của phòng GD&ĐT được quy hoạch, sắp xếp hợp lý đảm bảo yêu cầu dạy và học. Các xã ,Thị trấn đều có trường Mầm non, Tiểu học, THCS và hầu hết các thôn, bản đều có điểm đặt lớp, phù hợp với khoảng cách bố trí dân cư của từng địa phương trong vùng.

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư và cấp nhiều, nhưng vẫn còn thiếu, đặc biệt đối với các trường TH vùng sâu, vùng cao, số phòng học cơ bản mới chỉ đáp ứng được học chính khóa, chưa đảm bảo việc học 2 buổi trên ngày, chưa có phòng học bộ môn và phòng học để bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém.

Đa số các trường chưa có phòng chức năng, phòng bộ môn, chỉ có 8/26 trường TH trong huyện được trang bị phòng máy vi tính để dạy học theo chương trình tin học của sở GD&ĐT, sân chơi, bãi tập không đảm bảo quy cách…

Đặc biệt, đối với đội ngũ GV điều kiện ăn, ở, sinh hoạt còn thiếu thốn. Đa số GV công tác ở Thường Xuân là người từ miền xuôi lên hoặc ở nơi xa đến, nhà công vụ để phục vụ sinh hoạt mới chỉ đáp ứng cơ bản các giáo viên ở khu chính, còn khu lẻ GV phải ở trọ hoặc bố trí chuyển chức năng sử dụng các phòng học, tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác.

Qua nhiều năm phấn đấu, được sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ, chính quyền địa phương Giáo dục - Đào tạo Thường Xuân không ngừng phát triển. Số trường không ngừng được tăng lên. Các ngành học, bậc học dần dần đã được xây dựng đầy đủ. Mầm non đã thành một ngành học. Ngành học phổ thông đã hoàn chỉnh đầy đủ

các bậc học từ Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông. Mỗi xã, thị trấn có ít nhất một trường Mầm non, 1 hoặc 2 trường Tiểu học (9/17 xã có 2 Trường Tiểu Học) với nhiều điểm lẻ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của con em địa phương và một trường Trung học cơ sở. Hệ thống mạng lưới trường lớp cơ bản đã phủ kín đến tất cả các thôn bản trong huyện.

Về đội ngũ giáo viên cũng đã đáp ứng được yêu cầu mở lớp của tất cả các ngành học, bậc học.

2.1.3.1. Quy mô trường lớp và những thành tựu cơ bản của Ngành Giáo dục - Đào tạo Huyện Thường Xuân.

Năm học 2011 - 2012 là năm học tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XVIII và triển khai thực hiện giai chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2015 và định hướng 2015- 2020. Quán triệt và thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về nhiệm vụ năm học 2011-2012 và chủ đề năm học của giáo dục và đào tạo Thanh Hoá “ Đổi mới quản lý, nâng cao chât lượng giáo dục”. Phát huy những mặt đã đạt được của các năm học trước, Giáo dục - Đào tạo Thường Xuân gặt hái được những thành công nhất định. Cụ thể là thực hiện được một số mặt sau đây:

Một là: Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, đặc biệt là thực hiện tốt về đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy.

Hai là: Củng cố và giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, có 2 đơn vị xã đạt chuẩn PCGD mức 2 ( Thị Trấn và Xuân Dương)

Ba là: Tham mưu cho cấp ủy đảng và chính quyền địa phương tập trung nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường và đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.

Bốn là: Nền nếp kỉ cương dạy và học luôn được chấn chỉnh; dân chủ trong nhà trường ngày càng được thực hiện tốt hơn. Chất lượng dạy và học đã có những biến chuyển.

Năm là: Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung, cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

* Về thành tích của ngành giáo dục 5 năm:

- Giáo dục huyện Thường Xuân trong 5 năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều năm được Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng bằng khen về thực hiện tốt công tác giáo dục miền núi.

- Năm 2008 huyện được công nhận hoàn thành phổ cập THCS.

- Chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt: Có nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao cấp tỉnh và toàn quốc.

- 100% các xã, thị trấn đều có Trung tâm học tập cộng đồng và hoạt động thường xuyên.

- Đã có nhiều cán bộ nhà giáo đạt thành tích cao trong quá trình công tác đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Trung ương được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen.

Có thể nói, Giáo dục - Đào tạo Thường Xuân đã có chuyển biến một cách toàn diện và vững chắc, đảm bảo quy mô giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, duy trì được chất lượng giáo dục ở mức độ cao, đáp ứng với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.

2.1.3.2. Những tồn tại, khó khăn của ngành Giáo dục huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hoá

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới giáo dục.Các điều kiện cần thiết trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế như: điện sáng, phòng học chức năng.

- Các nhà trường trong huyện chưa thực hiện đồng bộ việc dạy 2 buổi trên ngày do tình trạng thiếu phòng học.

- Kinh tế trong một bộ phận dân cư thuần túy nông nghiệp còn nghèo, số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao: 41,4%, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của con em.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên không đồng đều về trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w