Việc quản lý kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 57)

2012 đối với học sinh khối 1,2,3,4,

2.6.7.Việc quản lý kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng

2.6.7.1. Việc đánh giá giáo viên.

Kết quả khảo sát công tác đánh giá giáo viên ở các nhà trường trong huyện thường căn cứ vào thực hiện kỷ luật lao động (như nền nếp chuyên môn, tính chuyên cần...); việc thực hiện chương trình và quy chế chuyên môn; kết quả thao giảng; kết quả học tập của học sinh; sau đó mới là dựa vào các văn bản pháp quy, các tiêu chí đánh giá, danh hiệu thi đua (thực tế các tiêu chí có tính pháp quy cho công tác đánh giá còn thiếu, chưa ban hành đồng bộ). Tuy nhiên, phương pháp đánh giá của các nhà trường còn mang tính “cào bằng” chưa có tính thuyết phục, nếu chỉ nhìn vào kết quả xếp loại hàng năm thì chưa đánh giá được năng lực thực sự của giáo viên.

Bảng 12. Chu kỳ và mục đích đánh giá GV của các nhà trường được khảo sát. Tổ chức đánh giá Tỷ lệ % Chu kỳ đánh giá Tỷ lệ % Mục đích của đánh giá Tỷ lệ %

Có 100 Hết năm học 52,2 Khen thưởng 38,5

Không 0 Hết học kỳ 38.0 Bổ nhiệm quản lý 24,4

Ba tháng, hay theo đợt thi đua.

0 Tăng lương 10,2

Hàng tháng 10,0 Rà soát, sắp xếp, bố trí, điều chỉnh

14,3

Đào tạo, bồi dưỡng 12,6 Nhìn vào kết quả thống kê cho thấy: Các nhà trường đều có tổ chức đánh giá, chủ yếu là vào hai kỳ hết năm học (55,2%) và hết mỗi học kỳ (35%). Chỉ có ít số đơn vị đánh giá theo mỗi đợt thi đua, hay hàng tháng.

Kết hợp với điều tra và trao đổi cho thấy: Mục đích đánh giá của nhà trường cũng như quan tâm của cán bộ, GV, là khen thưởng (38,5%), mặc dù hình thức khen là hạn chế, mức thưởng rất thấp, tỷ lệ này cho thấy ý thức vươn lên hoàn thiện chính mình ở mỗi cán bộ, GV là nhu cầu thiết yếu. Hơn nữa với mục tiêu là để được phát triển lên làm quản lý cũng là mục tiêu chính đáng (24,4%). Các tỷ lệ còn lại thấp bởi các tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, phương pháp đánh giá còn mang tính cào bằng nên không phân định được những cán bộ, giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ (xét tăng lương), cần đi đào tạo lại (chuyên môn yếu hầu như không có); điều chuyển, sắp xếp lại không giao quyền cho Hiệu trưởng, hoặc ít khi xem xét đến danh hiệu thi đua.

2.6.7.2. Việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời với đổi mới kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Khảo sát ở 15 trường về công tác quản lý khâu kiểm tra, đánh giá cho thấy: các nhà trường đã bám sát các văn bản hướng dẫn của cấp trên để hướng dẫn, chỉ đạo GV đánh giá, xếp loại HS.

Song nội dung đề tài muốn đề cập đến độ tin cậy của kết quả đánh giá, thông qua các hình thức, tổ chức kiểm tra, chất lượng đề bài kiểm tra, các tiêu chí mà mỗi GV phải vận dụng để đánh giá, còn nhiều mặt hạn chế, bất cập, đó là:

- Hình thức kiểm tra học sinh của các nhà trường còn nhiều hạn chế về khâu tổ chức ra đề kiểm tra, thường các nhà trường giao cho GV tự ra đề theo ý chủ quan của mỗi người, dẫn đến nội dung kiến thức yêu cầu không đồng đều ở mồi lớp, mỗi môn học. GV chưa bám sát yêu cầu kiến thức, kỹ năng.

- Còn chạy theo thành tích, nhìn vào kết quả chấm bài để điều chỉnh điểm hoặc tính vào nội dung cần đạt để có kết quả xếp loại, lên lớp theo ý chủ quan của GV.

- Hiệu trưởng không kiểm tra sát nội dung, đôi khi còn giao chỉ tiêu về xếp loại, lên lớp chứ chưa quan tâm đến chất lượng thực chất để giao nhiệm vụ cho GV, chưa giám đánh giá đúng sự thực.

- Phương tiện kiểm tra, điều kiện để đánh giá khách quan còn hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị như máy tính, máy photocopy, giấy thi, nguyên tắc bảo mật, kinh phí chi trả cho làm đề, kiểm tra chéo...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 55 - 57)