Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 61)

2012 đối với học sinh khối 1,2,3,4,

2.6.8.Đánh giá chung

Qua khảo sát, điều tra và phân tích thông tin các dữ liệu một số trường (15/26 trường) và mở rộng ra các trường Tiểu học trong huyện trong công tác quản lý dạy học của Hiệu trưởng có một số điểm nổi bật sau:

2.6.8.1. Ưu điểm.

- Các nội dung quản lý dạy học được các nhà trường tiến hành đồng bộ, đúng quy định, nhiều đơn vị có tính năng động, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của nhà trường nhất là những Hiệu trưởng nam giới còn trẻ, có trình độ đào tạo bài bản và được cấp trên đánh giá đúng mức.

- Đã chú ý đến việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ dạy và học trong trường học, đặt đúng vị trí vai trò của nhà giáo vào tình hình của địa phương nên chất lượng HS khá cao.

- Chú ý tới việc tổ chức xây dựng và quản lý theo kế hoạch, quy chế chuyên môn, quan tâm đến đời sống của cán bộ, giáo viên dưới quyền; chú trọng bồi dưỡng GV theo phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề bằng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nên số lượng GV giỏi ngày một tăng lên.

2.6.8.2. Tồn tại.

- Về mặt nhận thức: Hiệu trưởng chưa làm cho mọi cán bộ, GV nhận thức được vai trò mang tính chất quyết định của người thầy trong quá trình dạy học, ý thức được nhiệm vụ dạy học, trách nhiệm xã hội của người thầy đối với thế hệ tương lai của đất nước ở giai đoạn mới.

- Các nội dung quản lý của Hiệu trưởng còn mang nặng tính hình thức, hành chính, sự vụ, một số Hiệu trưởng chưa thực sự năng động, chưa hết mình vì sự nghiệp chung, tính chủ động chưa cao, chưa theo kịp với tiến trình biến chuyển của xã hội.

- Các hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, còn mang tính đối phó chưa đi sâu vào đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới nội dung chương trình.

- Trong các biện pháp quản lý chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của GV, giao quyền chủ động cho các tổ chuyên môn, tính trách nhiệm cá nhân chưa được rõ ràng, còn chung chung, tiêu chí đánh giá GV chưa đi sâu vào chất lượng chuyên môn dẫn đến "cào bằng" trong đánh giá, xếp loại.

- Trong đánh giá xếp loại HS chưa khách quan, độ tin cậy chưa cao nên không có kế hoạch sát thực để bồi dưỡng HS yếu kém, nâng chất lượng đại trà mà mới chỉ chú trọng bồi dưỡng HS giỏi để chạy theo thành tích.

2.6.8.3. Những nguyên nhân tồn tại.

* Nguyên nhân khách quan.

- Đội ngũ Hiệu trưởng chưa đồng bộ về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, chưa được đào tạo bài bản về khoa học quản lý mà chỉ được trưởng thành từ những GV có năng lực, có thành tích về chuyên môn.

- Về mặt vĩ mô, quản lý Tiểu học vẫn còn mang nặng tính hành chính bao cấp, chưa được phân cấp nhiều. Vì thế cản trở tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân nhà quản lý ở cơ sở nói chung và Hiệu trưởng nói riêng.

- Yêu cầu đổi mới chương trình là đúng hướng và rất thiết thực, song điều kiện để thực hiện còn nhiều hạn chế: đội ngũ Hiệu trưởng, GV đào tạo ở nhiều loại hình, nhất là Hiệu trưởng, GV được đào tạo trước đây tuổi đã cao không tiếp cận được với chương trình mới; cơ sở vật chất đáp ứng cho dạy và học còn nhiều bất cập như các trang thiết bị hiện đại để GV thể hiện giáo án điện tử, phần mềm quản lý chuyên môn; phương tiện để kiểm tra, đánh giá còn lạc hậu, chưa đồng bộ.

* Nguyên nhân chủ quan.

- Năng lực quản lý quá trình dạy học của Hiệu trưởng còn hạn chế, không chịu cải tiến phương pháp, chưa mạnh dạn áp dụng các biện pháp hay, hiện đại vào cải tiến biện pháp quản lý.

- Hiệu trưởng chưa thực sự có nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên, cập nhật kiến thức nâng cao trình độ quản lý nên khả năng thích ứng với nhiệm vụ chưa cao.

- Tính chủ động trong tham mưu, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đánh giá, xếp loại chưa cao. Vì thế, cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho dạy và học còn bị hạn chế và lạc hậu.

- Tư duy quản lý của Hiệu trưởng chưa khoa học, đổi mới để thích ứng với cơ chế mới, còn làm việc theo kinh nghiệm và cảm tính nhiều, nên hiệu suất lao động không cao, chất lượng GD chưa đáng tin cậy.

- Công tác quản lý chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá trong nhà trường chưa chặt chẽ và được coi trọng, nền nếp kỷ cương trong dạy và học chưa khoa học.

Thực trạng quản lý dạy và học của Hiệu trưởng trường Tiểu học ở huyện đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, song những yếu kém, tồn tại trong khâu quản lý có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nếu biết phát huy những thành quả đã có, giải quyết được những yếu kém tồn tại sẽ tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học ở cấp học trên địa bàn huyện trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.

Tiểu kết chương 2

Công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Thường xuân đã có những chuyển biến, nhưng công tác quản lý nhiều trường còn yếu kém, hiệu quả giáo dục chưa cao, còn nhiều bất cập và hạn chế, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương và của ngành giáo dục.

Từ những tồn tại đã nêu, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Thường xuân, tỉnh Thanh Hoá, xin đưa ra các giải pháp sẽ được trình bày tại chương 3 tiếp theo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 61)