2012 đối với học sinh khối 1,2,3,4,
3.2.1. Nâng cao nhận thức nghề nghiệp, trách nhiệm cho cán bộ quản lý
Với tính chất đặc thù của lao động sư phạm, Hiệu trưởng phải định hướng, triển khai cho cán bộ, giáo viên nhận thức được vai trò mang tính chất quyết định của người thầy trong quá trình dạy học, ý thức được nhiệm vụ dạy học, trách nhiệm xã hội của người thầy đối với thế hệ tương lai của đất nước trong giai đoạn mới là hết sức cần thiết.
3.2.1.1. Tổ chức tốt cho giáo viên học tập, nắm bắt các chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
- Hiệu trưởng cần tổ chức tốt cho giáo viên học tập nắm bắt các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, để có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác. Chúng ta phải xác định đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định đến chất lượng giáo dục.
+ Đầu năm học mới, nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên sinh hoạt chính trị, học tập, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp thu nhiệm vụ năm học mới.
+ Chăm lo công tác xây dựng Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, tổ chức đoàn thể trong nhà trường, phát huy tính dân chủ trong mỗi người giáo viên.
+ Cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chi bộ định kỳ 1 lần trong tháng, ấn định lịch cụ thể cho phù hợp với yêu cầu, tính chất đặc thù của đơn vị trường học, nhằm nâng cao chất lượng Đảng viên và xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh.
3.2.1.2. Tổ chức thực hiện tốt các văn bản qui định về giáo dục, hưởng ứng các chủ trương, các phong trào do ngành Giáo dục - Đào tạo phát động.
- Qui định về giáo dục là các văn bản có tính pháp qui của Nhà nước mà mỗi giáo viên phải tuân thủ. Các qui định cụ thể này trước hết phải được phổ biến tới từng giáo viên (đặc biệt lưu ý đến các giáo viên mới ra trường). Các nội dung chính, cơ bản, quan trọng cần được thể hiện trên các bảng biểu ở trong phòng hội đồng, tạo điều kiện cho giáo viên luôn luôn được tiếp cận. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế định này, tránh để tình trạng giáo viên vi phạm rồi mới xử lý.
- Các chủ trương, phong trào do ngành phát động phải được giáo viên nhận thức đúng và hưởng ứng thực hiện. Muốn vậy phải cho giáo viên tìm hiểu mục đích ý nghĩa của từng chủ trương, các phong trào đã và đang phát động.
+ Tuyên truyền một cách sâu rộng cho cán bộ giáo viên về các chủ trương dân chủ hoá trường học, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.
+ Tổ chức tốt các hình thức tuyên truyền để cán bộ, giáo viên được biết, được bàn, được đóng góp trí tuệ trong xây dựng kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn.
+ Vấn đề chất lượng dạy học phải luôn luôn được đặt ra trong các cuộc vận động, trong các hoạt động của nhà trường. Hưởng ứng phong trào thi đua “ Hai tốt”; phong trào xây dựng “Giáo viên giỏi”; “thi viết sáng kiến kinh nghiệm”; “làm đồ dùng dạy học”; “giỏi việc trường, đảm việc nhà”... Từ các phong trào đó, chọn ra các chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi, các nhà quản lý giỏi, đã rút ra những kinh nghiệm quý báu “nhà trường gắn với đời sống”; “Giáo dục phục vụ mục tiêu kinh tế – xã hội của địa phương”...
+ Với nhận thức: Phẩm chất chính trị, đạo đức là gốc của người thầy. Nhà trường phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt các cuộc vận động “đã là giáo viên phải là người tiên tiến”; “Mỗi giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”; “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Các cuộc vận động này là bước phát triển mới về chất, tạo động lực cho phong trào thi đua “ hai tốt”.
3.2.1.3. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lẽ sống cho giáo viên và học sinh thông qua các hoạt động.
- Tổ chức tốt các ngày kỉ niệm, các ngày lễ lớn hàng năm như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2, ngày sinh nhật Bác 19/5... Với nhiều hình thức phong phú nhằm giáo dục tình thầy trò, đền ơn đáp nghĩa, sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hướng về cội nguồn...
- Xây dựng mối đoàn kết và bầu không khí dân chủ thực sự, tạo môi trường giáo dục lành mạnh; tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có một nhận thức đúng đắn, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Giáo viên tự chủ động trong nhiệm vụ dạy học, giáo viên phải biết học sinh mình đang đứng ở đâu để xây dựng kế hoạch dạy học riêng cho từng đối tượng học sinh trong lớp. Bằng cách Hiệu trưởng công khai yêu cầu kiểm tra, đánh giá cho các môn học theo khối, lớp; đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh.