Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý các hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 67 - 68)

2012 đối với học sinh khối 1,2,3,4,

3.2.3.Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý các hoạt động giáo dục

động giáo dục

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:

Như chúng ta đã biết nghề dạy học là một nghề đặc biệt, nghề xây dựng nhân cách cho những con người từ độ tuổi còn rất trẻ cho đến trưởng thành. Nghề được tiếp xúc với tâm hồn phong phú và là nghề được vinh dự mở những cánh cửa tâm hồn trong trắng ngây thơ, viết nên những trang đời, xây dựng nên nhân cách điển hình trong xã hội.

Đúng như Bác Hồ đã nói “có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”, “Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi” vì thế nâng cao chất lượng dạy học trước hết phải chu ý đến đội ngũ giáo viên và như vậy muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi. Đội ngũ giáo viên ngày nay phải được xây dựng và phát triển xứng đáng là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường.

3.2.3.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng và chất lượng.

- Dựa vào kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường và quy mô phát triển lâu dài của nhà trường mà có kế hoạch xin biên chế giáo viên cho phù hợp, đủ về cơ cấu giáo viên. Đặc biệt chú trọng đến chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên mới tuyển. Coi trọng văn bằng, nhưng điều quan trọng nhất là năng lực sư phạm và khả năng thực tế qua giảng dạy và thời gian làm hợp đồng. Việc đánh giá, lựa chọn phải dựa vào tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và giáo dục.

- Chất lượng của đội ngũ giáo viên phải được đánh giá thường xuyên qua từng tiết dạy, tuần dạy. Qua nhiều “kênh” thông tin: Học sinh, giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, BGH, phụ huynh học sinh. Qua các “kênh” đó người Hiệu trưởng phải tổng hợp, phân tích, động viên những mặt tốt của giáo viên, nhắc nhở những mặt còn hạn chế. Từ đó mỗi giáo viên phải tự hoàn thiện mình, vươn lên để có chất lượng dạy vững vàng. Thường xuyên duy trì phong trào thi đua phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp.

3.2.3.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, khuyến khích tự học tự bồi dưỡng.

- Hiệu trưởng phải có kế hoạch và định hướng nhất định để giáo viên nhận thức rằng: Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, việc tự bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng nghề nghiệp, tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của người thầy.

- Giáo viên phải nhận thức rằng: việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, việc tự học, tự bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng nghề nghiệp, tới sự phát triển của những phẩm chất, năng lực sư phạm của người thầy. Đặc biệt tự học, tự bồi dưỡng đó là sự phát huy cao nhất vai trò chủ thể của giáo viên trong quá trình cập nhật kiến thức và kĩ năng, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thời gian tự học, tự bồi dưỡng: cắt bỏ những cuộc họp mang tính chất sự vụ và đặc biệt coi trọng những buổi sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn. Hàng tháng, nhóm, tổ chuyên môn phải tổ chức trao đổi giảng dạy theo chuyên đề, mỗi giáo viên dự giờ của đồng nghiệp ít nhất 3 giờ.

- Tài liệu bồi dưỡng, các loại báo chí, đặc biệt sách báo, tạp chí trong ngành, hệ thống mạng thông tin internet phải được trang bị để phục vụ việc nâng cao nhận thức, quan điểm đường lối giáo dục của Đảng cũng như những thông tin mới về công tác giáo dục, về kiến thức chuyên môn. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Bộ và Sở giáo dục tổ chức.

- Ban giám hiệu phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho cán bộ giáo viên tự nâng cao về trình độ ngoại ngữ, tin học, chuyên môn và năng lực sư phạm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 67 - 68)