2012 đối với học sinh khối 1,2,3,4,
2.6.6. Về quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần đối giáo viên của Hiệu trưởng
đời sống vật chất và tinh thần đối giáo viên của Hiệu trưởng
- Đa số các Hiệu trưởng đều rất chăm lo để tham mưu xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, do đó phong trào kiên cố hoá trường học và xây dựng trường chuẩn Quốc gia được đẩy mạnh.
- Thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên tạo điều kiện tốt nhất có thể có để mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.6.6.1. Về cơ sở vật chất.
- Trường đạt chuẩn mức độ I: 6/26 trường. - Trường đạt chuẩn mức độ II: 2/26 trường
- Trường có đủ điều kiện học 2 buổi/ ngày: 18/ 26 trường
- Tất cả các trường đều đủ phòng học để học tăng buổi cho một số lớp, 2 trường có đủ phòng học học 2 buổi/ ngày, chủ yếu là các phòng được xây dựng kiên cố.
- Trong các trường được khảo sát thì trường chuẩn mức độ I là tương đối đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất cho dạy và học. Tuy nhiên đây chỉ là một điểm trường chính còn hầu hết các điểm trường lẻ cũng chưa có đủ các điều kiện để giảng dạy và học tập. Các công trình phục vụ cho dạy và học còn thiếu nhiều.
2.6.6.2. Trang thiết bị dạy học.
- Các trường Tiểu học được đề tài chọn nghiên cứu đã được trang cấp đầy đủ thiết bị tối thiểu từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình đổi mới chương trình .
- Các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu đa năng, máy tính, phần mềm dạy học... hiện chỉ có một trường chuẩn Quốc gia được trang bị .
2.6.6.3. Chăm lo đến đời sống cán bộ, giáo viên.
Qua phỏng vấn trực tiếp 26 Hiệu trưởng và một số GV đều cho biết Hiệu trưởng đã chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, giáo viên; động viên, tham hỏi kịp thời những GV có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều trường đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi thăm quan du lịch, tổ chức tốt các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ quần chúng...
Việc động viên kịp thời, có hiệu quả những cá nhân có sáng kiến, cải tiến trong giảng dạy còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Hạn chế này có nhiều nguyên nhân,
song nguyên nhân chính về khách quan là cơ chế quản lý, đánh giá chưa rõ ràng và chưa giao quyền chủ động nhiều cho Hiệu trưởng, kinh phí còn quá hạn chế; về mặt chủ quan, Hiệu trưởng chưa giám mạnh dạn, quyết đoán trong sử dụng con người.