Tăng cường hiện đại hoá trang thiết bị dạy học, chỉ đạo sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học trong các nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 87)

- Coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề

3.2.7. Tăng cường hiện đại hoá trang thiết bị dạy học, chỉ đạo sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học trong các nhà trường

hiệu quả thiết bị dạy học trong các nhà trường

Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu nhằm đảm bảo và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của mỗi nhà trường. Muốn đổi mới phương pháp dạy học, muốn dạy theo phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh thì cần phải tăng cường cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học cho quá trình dạy - học.

3.2.7.1. Tăng cường cơ sở vật chất- Thiết bị dạy học.

- Mặc dù đã có nhiều chương trình dự án đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường, nhưng vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu thực tế. Nên hàng năm Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể huy động các nguồn lực có thể, lập tờ trình xin kinh phí để xây dựng. Đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng, bàn ghế học sinh,đầu tư lắp đặt hệ thống máy vi tính, hệ thống mạng internet, đưa việc quản lý nhân sự, quản lý điểm, thư viện...bằng hệ thống vi tính nhằm phục vụ cho việc quản lý và nâng cao chất lượng dạy học.

- Các thiết bị dạy học đã được trang cấp, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, các thiết bị được trang cấp chỉ là trang cấp lần đầu (thiết bị tối thiểu), cần phải được bổ sung và thay thế, hàng năm hiệu trưởng phải tham mưu, lên kế hoạch để mua sắm bổ sung. Phát động phong trào sáng kiến tự làm đồ dùng dạy học, bằng các vật liệu đơn giản, dễ kiếm, hoặc sưu tầm tranh ảnh... ở mỗi nhà trường, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cán bộ, giáo

viên đồng thời kịp thời bổ sung những thiết bị còn thiếu, hư hỏng hoặc không phù hợp trong giảng dạy.

3.2.7.2. Phát huy trang thiết bị được trang cấp và đồ dùng tự làm ở mỗi nhà trường.

- Hiện nay, trong dự án thì các nhà trường Tiểu học trong cả nước nói chung và huyện Thường Xuân nói riêng đã được trang cấp khá đầy đủ, đồng bộ các bộ thiết bị dạy học cho tất cả các môn ở cả 5 khối lớp. Nhiều nhà trường đã được địa phương đầu tư xây dựng các phòng chức năng, tủ giá đựng thiết bị dạy học. Nhìn chung các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học tương đối đầy đủ, lượng sách giáo khoa dùng chung, sách giáo viên và tài liệu tham khảo đủ để cung cấp cho giáo viên giảng dạy, tự học và tự bồi dưỡng. Song để phát huy và vận dụng có hiệu quả các trang thiết bị này Hiệu trưởng các nhà trường trong huyện cần phải:

+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên sử dụng có hiệu quả các thiết bị sẵn có, tránh tình trạng GV dạy "chay". Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm quản lý số thiết bị được nhà nước trang cấp, giao cho từng GV có trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng và tự chịu trách nhiệm cá nhân.

+ Xây dựng nội quy chi tiết cho các phòng thí nghiệm, phòng thư viện, tủ đựng thiết bị dạy học ở mỗi lớp học, có sổ sách theo dõi chi tiết được quản lý đến từng giáo viên.

+ Phân công phó Hiệu trưởng chỉ đạo, giúp đỡ, tổ chức trao đổi, học hỏi để mọi giáo viên đều có thể sử dụng tốt các thiết bị hiện có, nắm vững kế hoạch sử dụng thiết bị của từng giáo viên và đánh giá được hiệu quả sử dụng các thiết bị nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

+ Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, giáo viên và học sinh có ý thức làm chủ tập thể, bảo vệ và giữ gìn các thiết bị sẵn có.

+Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng hoặc cử giáo viên kiêm nhiệm (nhân viên thư viện, phụ tá thí nghiệm nếu có) tham dự các lớp tập huấn về bảo quản, sử dụng và giới thiệu các thiết bị dạy học và tài liệu hiện có của nhà trường theo chương trình tập huấn của các cấp quản lý giáo dục.

+ Khi thực hiện bài dạy trong chương trình, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung các thiết bị, đối chiếu với nội dung bài học để khai thác triệt để nội dung, tác dụng của các thiết bị, phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao nhất.

+ Hiệu trưởng phải nắm vững tình hình và hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ đổi mới đổi mới phương pháp, qua giám sát hoạt động của tổ, khối chuyên môn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở các khối lớp đối với từng giáo viên, chỉ đạo phối hợp sử dụng các thiết bị giữa các lớp trong cùng một khối, đảm bảo học sinh nào cũng có thiết bị thực hành (đặc biệt là khối 4,5).

- Với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, nội dung kiến thức trong mỗi môn học cũng được hiện đại để đáp ứng yêu cầu mới, phương pháp dạy học của giáo viên phải được đổi mới, nhu cầu người học đòi hỏi giáo viên phải chuyển dần dạy học theo giáo án truyền thống sang dạy học giáo án điện tử. Để đáp ứng được yêu cầu đó các nhà trường phải có kế hoạch hiện đại hoá các phương tiện dạy học như: mua sắm máy tính, máy chiếu đa năng.

Ngoài việc tăng cường sử dụng thiết bị dạy học trong tiết dạy, phải đồng thời khuyến khích giáo viên có điều kiện sử dụng giáo án điện tử nhằm tăng sức hấp dẫn, nâng cao hơn nữa hiệu quả giờ học.

Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học có vai trò quyết định đến chất lượng hiệu quả của hoạt động giảng dạy ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. Trong quá trình khảo sát và bước đầu áp dụng, tôi đề xuất 7 giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Thường xuân.

Tiểu kết chương 3

Tất cả các giải pháp đưa ra đều xuất phát từ thực tế giáo dục địa phương, tập trung phát huy những mặt mạnh, khắc phục những khó khăn thực tế, tận dụng cơ hội trong các chương trình mục tiêu của chính phủ, các tổ chức xã hội khác(Tầm nhìn thế giới, VNEN, SEQAq...)..

Những giải pháp quản lý nêu trên đều có tính cấp thiết, tính khả thi, bước đầu thực nghiệm đã có hiệu quả nhất định và có thể vận dụng ở tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Thường Xuân. Như vậy mục đích nghiên cứu của đề tài đã được thực hiện đúng mục tiêu, đúng định hướng và hoàn thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 87)