Quản lý tổ, khối chuyên môn của Hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 53)

2012 đối với học sinh khối 1,2,3,4,

2.6.5. Quản lý tổ, khối chuyên môn của Hiệu trưởng

Về quản lý tổ khối chuyên môn ở trường Tiểu học được khảo sát cho thấy tất cả các các trường đều chia ra 2 tổ chuyên môn, đó là tổ chuyên môn khối 1, 2, 3; tổ chuyên môn khối 4, 5. Trong mỗi tổ có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó, thường được bố trí ở khối khác nhau; mỗi tổ lại được chia thành các khối chuyên môn đó là khối chuyên môn khối 1, khối 2, khối 3, khối 4, khối 5; mỗi khối chỉ có 1 khối trưởng (cũng có thể khối trưởng là tổ trưởng hoặc tổ phó). Nói chung tổ chức nhà trường được chia thành 2 tổ chuyên môn, mà hoạt động dạy và học được quản lý từ khối lên tổ chuyên môn.

- Lựa chọn tổ trưởng, tổ phó và khối trưởng là những người có chuyên môn vững vàng, có uy tín và có khả năng quản lý, điều hành được lựa chọn trong tổ, khối.

- Phân công phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn theo tổ chuyên môn để chỉ đạo.

- Hiệu trưởng (hoặc phân công cho phó Hiệu trưởng) duyệt kế hoạch cho tổ, tổ duyệt kế hoạch cho khối chuyên môn theo định kỳ.

- Sinh hoạt chuyên môn tổ và khối thường là: sinh hoạt định kỳ trong tuần theo kế hoạch; thao giảng, kiến thực tập theo tổ để chọn giáo viên giỏi, góp ý, đánh giá giờ dạy, phân loại giáo viên; học tập nội dung chuyên đề theo quy định; các thủ tục hành chính như phân công giảng dạy, phân công dạy thay, làm đồ dùng dạy học; đánh giá, xếp loại học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu, dạy tăng buổi; kiểm tra chéo chuyên môn, hồ sơ theo quy định...

- Tổ chức các chuyên đề, chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo cụm điểm trường, thao giảng chọn giáo viên giỏi cấp trường, xếp loại chuyên môn giáo viên, bình xét thi đua...

- Qua tìm hiểu cho thấy: Nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, nhất là khối chuyên môn còn nặng về hình thức, hành chính, chưa đi sâu theo các chuyên đề, còn mang tính đối phó; khảo sát ở 12 trường Tiểu học, có đến 8 trường Hiệu trưởng phó thác hoàn toàn công việc chuyên môn cho phó Hiệu trưởng, nội dung sinh hoạt chưa thiết thực, chưa giúp GV nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 52 - 53)