- Coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2.2. Đối với hiệu trưởng các trường Tiểu học
- Hiệu trưởng trường học là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về nhà trường mình, tức là thực hiện các chủ chương, nhiệm vụ về công tác giảng dạy trong nhà trường, về chất lượng giáo dục. Vì vậy Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc được vai trò của mình trong công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý giảng dạy và các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói riêng. Để từ đó thấm nhuần cũng như nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho bản thân cũng như cho mọi cán bộ, giáo viên. Đặc biệt, trong điều kiện huyện là vùng đặc biệt khó khăn, sự gương mẫu trong công tác, đi đầu trong mọi phong trào là yếu tố rất quan trọng phải xây dựng và phải có. Từ nhân cách trong sáng đó mới có sức lan toả tạo những ảnh hưởng cũng như tăng cường giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cá nhân trong nhận thức nghề nghiệp.
- Trong giai đoạn hiện nay, xã hội đất nước phát triển nhanh chóng, nhưng đối với những huyện nghèo nói chung trong cả nước và huyên Thường Xuân nói riêng thì yêu cầu đối với người hiệu trưởng không chỉ về năng lực chuyên môn, quản lý, mà rất cần người hiệu trưởng có một tinh thần trách nhiệm cao, sự quyết tâm dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những khó khăn thách thức. Có thể nhìn lại một vài điểm trong thực trạng những khó khăn của giáo dục Tiểu Học Huyện Thường Xuân trong thời điểm này. Tổng số cả huyện có 427 lớp, trong đó có 25 lớp ghép 02 trình độ với hơn 90 điểm trường lẻ. Các điểm trường lẻ xa khu chính bình quân từ 8 đến 12 km đường đất rừng núi hiểm trở. Chủ trương thực hiện nuôi ăn bán trú chưa thực hiện được vì điều kiện địa phương còn rất nghèo nàn. Từ những thực tế đó, đặt ra yêu cầu mỗi Hiệu trưởng các trường Tiểu Học huyện Thường Xuân phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, dành những quan tâm đặc biệt và chân thành cho việc giáo dục con em dân tộc, luôn nêu cao trách nhiệm nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý. Mục tiêu từng bước khép dần lại khoảng cách quá xa của giáo dục vùng miền núi với trung du và đồng bằng. Từng bước xây dựng phong tào học tập, xây dựng nền giáo dục miền núi có chiều sâu, tạo vị thế nhà trường xây dựng được niềm tin cậy đối với Đảng bộ, nhân dân địa phương và xã hội.
- Thực hiện quản lý theo kế hoạch; Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trên cơ sở lựa chọn giải pháp phù hợp, kế hoạch phải được chi tiết hoá thực tế, đặc biệt sau khi triển khai phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá từ đó có điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó phải chú trọng việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí, nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, tạo sức mạnh tập thể trong quản lý dạy và học. Trong việc thực hiện kế hoạch nhà trường ở mỗi giai đoạn cụ thể, có thể cho mỗi năm học cần lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm có tính chất bứt phá trong quản lý, chỉ đạo nhằm thúc đẩy phong trào thi đua.
- Vận dụng có hiệu quả vào điều kiện cụ thể của nhà trường để lựa chọn những giải pháp trọng tâm mang tính đột phá. Mỗi trường có một điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ CBQL, giáo viên, năm trên những địa phương có phong trào học tập khác nhau. Hiệu trưởng nhà trường phải lựa chọn giải pháp nào cấp thiết và phù hợp đối với đơn vị trường mình, cách triển khai và thực hiện phải đồng bộ các biện pháp, phải có sự đồng thuận của tập thể giáo viên, phải được cụ thể hoá thành chương trình hành động, tuyên truyền rộng rãi trong tập thể nhà trường.
- Tạo điều kiện để giáo viên có thể tự tin trong việc cụ thể hoá chương trình, chủ động trong việc giảng dạy dựa trên chương trình, kiến thức, kỹ năng.