Tổng quan về dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam hiện đại

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 31 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Tổng quan về dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam hiện đại

Nam hiện đại

1.3.1. Tổng quan về dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam hiện đại Nam hiện đại

1.3.1.1. Khái niệm dòng truyện ngắn trữ tình

Khái niệm dòng truyện ngắn trữ tình là vấn đề đang được nhiều nhà lý luận phê bình quan tâm nhưng để trả lời rõ ràng, rành mạch thật không đơn giản. Trước hết, nó phải thể hiện những đặc điểm của truyện ngắn, tức là loại

Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ..., cốt truyện hiện ra trong không gian và thời gian hạn chế, nhân vật là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người... Chi tiết trong truyện ngắn thường cô đúc...”

[9, 314-315]. Trong truyện ngắn, dựa vào phương thức thể hiện, cách trình bày nội dung, lời văn trong tác phẩm, khuynh hướng sáng tác mà người nghiên cứu phê bình có thể phân chia thành nhiều thể loại nhỏ. Trong thơ có thơ trữ tình. Trong truyện ngắn có truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn mang đậm tính hiện thực. Trữ tình là gì? Là tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện để có thể khơi gợi những rung động thẩm mỹ và tình cảm nhân văn. Khi phân loại truyện ngắn trữ tình và truyện ngắn mang đậm tính hiện thực chúng ta dựa trên nhiều yếu tố nhưng tất cả cũng không có một sự phân định rạch ròi, chỉ mang tính tương đối. Truyện ngắn trữ tình phản ánh cuộc sống “bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người” [9, 316]. Truyện ngắn thường không có cốt truyện, hay nói cách khác, các nhà văn ít để ý đến cốt truyện. Cốt truyện bị đẩy xuống hàng thứ yếu, cốt truyện trở nên mờ nhạt, đó là loại truyện không có cốt truyện. Nhân vật ít hành động, chủ yếu bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ. Các nhà văn thường chú ý đến diễn biến tâm trạng, tâm lý cảm xúc của nhân vật. Giọng văn nhẹ nhàng, bàng bạc, giàu chất thơ. Người ta thường nói “chất thơ trong văn xuôi” để nói về truyện ngắn trữ tình.

Dòng truyện ngắn trữ tình là những sáng tác của nhà văn có những đặc điểm giống nhau trong hệ thống đề tài, chủ đề, bút pháp. Đó là truyện của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Đỗ Chu, Hoàng Ngọc Tuấn...

1.3.1.2. Những nét nổi bật về thi pháp của truyện ngắn trữ tình

Trong hoạt động nghệ thuật, sự thâm nhập vào nhau giữa các thể loại là một hiện tượng tự nhiên, nó có tác dụng gợi ý, kích thích sự phát triển riêng của từng thể loại. Bàn về tính trữ tình trong truyện ngắn là bàn về một phương

diện cụ thể. Tính trữ tình trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc. Một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc tâm hồn. Một truyện ngắn được coi là giàu chất thơ khi người viết không chú ý nhiều vào việc kể lại biến cố, sự việc, hành động mà quan tâm làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.

Trong truyện ngắn trữ tình, người viết không chú ý tới cốt truyện. Cốt truyện trong nhiều truyện ngắn trữ tình rất đơn sơ. Vì thế, người ta thường gọi những truyện ngắn này mang tính “phi cốt truyện”. Đó là những truyện ngắn khó kể lại được vì cốt truyện không tiêu biểu, nếu có thì đó lại là “cốt truyện bên trong”, tức cốt truyện tâm lý diễn tả những tâm trạng điển hình của nhân vật. Tuy không có “truyện” nhưng truyện ngắn kiểu này lại sống lâu trong tâm trí người đọc. Đó là những truyện như: Những vì sao của Daudet, Lẵng quả thông của Paustovski, Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam,

Hoa học trò, Phấn thông vàng của Xuân Diệu, Hương cỏ mật, Phù sa của Đỗ Chu... Tại sao những truyện ngắn trữ tình lại đọng lâu bền trong trái tim của độc giả? Và tại sao khi đọc xong, những truyện ngắn ấy luôn để lại những âm vang, những dư ba? Truyện ngắn trữ tình ít chú ý đến mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Các nhà văn cũng ít khi quan tâm đến sự mở nút, thắt nút của truyện mà thường chú ý đến suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật: khi dịu dàng, lúc đau đớn, dằng xé, lúc âm thầm vô vọng... Chính điều này gợi sự đồng cảm sâu sắc đối với độc giả, khiến độc giả cũng trăn trở, sống cùng tâm trạng với nhân vật.

Tuyển tập truyện ngắn Hình như là tình yêu của Hoàng Ngọc Tuấn là tập hợp những tác phẩm viết trong thời kỳ chiến tranh chống Mĩ trong lòng đô thị miền Nam. Truyện “không có truyện” nhưng toàn bộ tập truyện là một khối thống nhất nhờ sự phát hiện của tác giả về dòng lương tri, những “thiên

lương” của con người ở những thời khắc tiêu biểu. Cấu trúc truyện mang tính chất lỏng lẻo. Sự lỏng lẻo cố ý để làm cho truyện co giãn linh hoạt phù hợp với việc thể hiện các sắc thái tâm lý, tình cảm của con người. Dù ra đời ở những vùng miền khác nhau, trong lòng những chế độ chính trị khác nhau nhưng sáng tác của các tác giả Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Đỗ Chu, Hoàng Ngọc Tuấn vẫn có nhiều điểm tương đồng trong cách thể hiện.

1.3.1.3. Điểm qua những gương mặt tiêu biểu của dòng truyện ngắn trữ tình

Các văn nghệ sĩ luôn tìm cho mình mảnh đất tốt để gieo mầm. Có người đi sâu vào đời sống nơi thôn dã hay những góc khuất của một phố huyện nghèo để miêu tả số phận của những con người dưới đáy. Các nhà văn đã trân trọng, yêu thương, thông cảm với những số phận nghèo, lam lũ. Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu... là những nhà văn như vậy. Họ miêu tả và yêu thương những con người nghèo khổ bằng tất cả trái tim nhân hậu. Thế hệ những nhà văn này là những người đầu tiên mở đường cho dòng truyện ngắn trữ tình. Kế sau đó phải kể đến Đỗ Chu, Hoàng Ngọc Tuấn...

* Thạch Lam

Trong sự phát triển lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lam chỉ hiện diện chừng non mười năm nhưng ông vẫn được xem là một tác giả văn xuôi có tầm vóc. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Thạch Lam. Luận văn này chỉ đơn thuần đề cập về sự đóng góp của truyện ngắn trữ tình Thạch Lam.

Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Thạch Lam mang một dấu ấn riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, không triết lý như Nam Cao, văn Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh tế. Thế Uyên, người cháu gọi Thạch Lam bằng cậu đã

viết: “Đọc một đoạn văn của ông, đôi khi tôi có cảm tưởng Thạch Lam chỉ là một hệ thống dây tơ bén nhạy đến độ có thể thu nhận được sự thay đổi về cường độ ánh trăng hay âm sắc các loaì lá khi khô rụng va vào đất” [8]. Một con người trầm tĩnh, kín đáo, thiên về đời sống nội tâm, Thạch Lam không thích sự ồn ào thái quá. Thạch Lam luôn nâng niu mọi vẻ đẹp, điều thiện nhiều khi khuất lấp trong cuộc sống xung quanh. Thạch Lam là người có tâm hồn nhạy cảm “rung động khẽ khàng như cánh bướm non” khi nói về những cơn gió lạnh đầu mùa, về hương hoàng lan, về một phố huyện nghèo...

Nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam phần lớn là những con người nghèo khổ, vất vả, có địa vị thấp kém (người làm thuê, người buôn bán vặt vãnh, người công chức nhỏ...). Họ thường ở trong nhịp sống đơn điệu, buồn tẻ. Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam miêu tả rất xúc động những cảnh đời thê thảm của người nông dân: Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa...

Ngòi bút của Thạch Lam tinh tế, trân trọng, nâng niu khi nói tới số phận những con người bất hạnh, đau khổ. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người. Truyện Cô hàng xén khắc họa chân dung người phụ nữ mà soi vào nhân vật, người đọc tìm thấy phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: nhẫn nại, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Tâm, nhân vật chính trong Cô hàng xén gợi lên ở người đọc sự thương cảm pha lẫn sự kính trọng, ngưỡng mộ. Với gánh hàng xén trên vai, Tâm đã bôn ba gồng gánh ngược xuôi ở các phiên chợ quê để nuôi sống gia đình. Tâm không biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu. Có lúc Tâm ngậm ngùi, tủi phận. Gánh hàng trên vai Tâm trở nên quá nặng, chiếc đòn gánh đè trĩu xuống trên đôi vai bé nhỏ, gầy guộc của Tâm. Gánh nặng mưu sinh với bao nỗi lo toan cho nhà chồng, lo cho các em ăn học làm cho nhan sắc của Tâm tàn phai nhanh chóng. “Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô

hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia như tấm vải thô sơ” [12]. Tác phẩm Thạch Lam luôn đi sâu khám phá đời sống tâm linh của nhân vật bằng một ngòi bút rất tinh tế, rất hiểu sự đời. Đó là những vẻ đẹp khuất lấp bên trong tâm hồn con người: tình thương, sự cảm thông, lòng vị tha giữa người với người, giữa người với vật. Càng nghèo khổ, nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam càng xích lại gần nhau. Đó là tình cảm chân thành Thạch Lam dành cho nhân vật. “Càng chân thành, văn học càng cao cả, vì sự chân thành trong sáng tác nghệ thuật bao giờ cũng tạo ra những rung động tinh tế, những cảm xúc mãnh liệt, thắp sáng niềm tin để con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ” [10, 248]. Trong Gió đầu mùa, người đọc thấm thía sự ấm áp của tình người. Trong cảm giác rùng mình khi chạm đến mùa đông lạnh lẽo, cái cảm giác gợi người ta đến trạng thái co quắp, run rẩy của những đứa trẻ nghèo không manh áo trên mình. Trong hoàn cảnh đó, lòng thông cảm nảy sinh một cách hồn nhiên ở những đứa trẻ, tình nghĩa láng giềng, tình mẹ con... đem lại cho chúng ta niềm tin yêu vào cuộc đời. Khái Hưng đã không có gì là quá lời, khi bảo “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vì sự thành thực”. Hai đứa trẻ là truyện ngắn không có truyện nhưng có sức gợi sâu xa. Nó tràn ngập không khí và tâm trạng. Đó là không khí một cảnh quê, một ga xép, một chút dư vị của thị thành. Dư âm của chuyến tàu đi qua đưa con người nơi phố huyện nghèo vào tâm trạng vui buồn lẫn lộn.

Khắc họa vẻ đẹp nhân vật, Thạch Lam thường đưa người đọc trở về với thế giới hoài niệm. Thạch Lam thường tạo tình huống trở về - gặp lại để nhân vật hoài niệm, tự cảm thấy tâm hồn thanh lọc. Tân trong truyện Những ngày mới trở về nơi vùng quê thôn dã sau rất nhiều bon chen cuộc sống nơi thị thành. Tân cảm thấy tâm hồn mình trẻ lại trước ngọn gió đồng quê, trước những mầm cây đang nhú chồi non. Truyện Dưới bóng hoàng lan như một bài

thơ trữ tình về mối tình đầu hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng. Lòng chung thủy, tình nghĩa thắm thiết là chất keo bền chặt gắn khít các nhân vật trong truyện. Không gian khu vườn thật bình yên. Tâm hồn Thanh nhẹ nhõm khi sống trong không gian ấm cúng nơi có bà ngoại, có những hồi ức của tuổi ấu thơ. Sự ngỡ ngàng của Thanh khi gặp lại Nga làm chàng vô cùng ngạc nhiên. Giờ đây Nga đã là “cô thiếu nữ xinh xắn trong trong tà áo trắng, mái tóc đen nhánh buông trên cổ nhỏ” khiến cho Thanh cảm thấy trái tim mình đập nhẹ nhàng “có cái gì chăng tơ đâu đây khiến chàng vương phải”.

Thạch Lam không gân guốc, không đao to búa lớn mà luôn thâm trầm, kín đáo. Có những trang viết cách hơn nửa thế kỷ nhưng đọc lên vẫn thấy tươi mới, xúc động: “Chợ họp giữa phố vãn từ lâu rồi... Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này” (Hai đứa trẻ). Đằng sau những dòng chữ lặng lẽ ấy là bao nhiêu dằn vặt của sự thức tỉnh nhân cách con người. Tất cả tạo nên một thanh âm dịu nhẹ, trong trẻo, man mác khiến cho người đọc khi đi vào thế giới nghệ thuật của Thạch Lam vừa thấy thanh thản, vừa thấy day dứt âm thầm. Khác với các nhà văn khác, Thạch Lam đã để cho nhân vật của mình thức tỉnh một cách rất hồn nhiên. Trong khi miêu tả trạng thái tâm lý nhân vật, Thạch Lam thường chú ý đến những cảm giác, những rung động vi tế trong tâm hồn con người: “Khi mùa thu bắt đầu hết, khi nắng vàng hanh mất dần vẻ rực rỡ trên các lá cây, ngọn gió heo may sẽ từng cơn nhẹ lướt trên cánh đồng ruộng, đem lại cho chúng ta những cái rùng mình mới mẻ, như đã lẫn cái buồn ảm đạm của ngày mùa đông” (Gió lạnh đầu mùa). Nhân vật trong sáng tác của Thạch Lam ít hành động, không thích cãi cọ, xô bồ. Nhân vật thích hướng nội, thích giãi bày. Nhiều khi họ để cho tiếng lòng rung lên, trạng thái đó thể hiện ý nghĩa tích cực của nhân vật.

Hầu hết truyện ngắn Thạch Lam có lối kết cấu đơn tuyến. Nhiều lúc kết cấu dựa theo dòng suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác của nhân vật. Trong các truyện, nhân vật thường hồi tưởng, vỡ lẽ rồi thiết tha trải lòng mình. Ngoài kết cấu trên, truyện ngắn Thạch Lam còn tạo dựng theo kiểu kết cấu tâm lí. Lối kết cấu này đem đến cho truyện ngắn Thạch Lam một chiều sâu, một ấn tượng sâu sắc cho độc giả, nó khiến người ta phải suy ngẫm chứ không thể lướt qua. Bên cạnh kiểu kết cấu này, truyện ngắn Thạch Lam còn có kiểu kết cấu đi thẳng vào hành động ở thời hiện tại và từ đó quay trở lại kết cấu, tạo ra kiểu kết cấu: hiện tại - quá khứ - hiện tại như trong Người bạn cũ, Một cơn giận. Kết cấu vòng tròn cũng được Thạch Lam sử dụng trong Cô hàng xén.

Mở đầu truyện là người phụ nữ tần tảo, khó nhọc với những cuộc mưu sinh và kết thúc truyện lại vẫn là cái nhọc nhằn ấy. Kết cấu xâu chuỗi cũng xuất hiện trong truyện ngắn của ông như Nhà mẹ lê, Hai đứa trẻ, Đói... tạo thành mạch thẳng thời gian, nối dài những số phận cùng chung cảnh ngộ với nhau.

* Hồ Dzếnh

Hồ Dzếnh không phải là một tác giả lớn nhưng những tác phẩm của ông, do sức hấp dẫn riêng của ngòi bút văn xuôi trữ tình đã đứng vững được với thời gian. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu xếp Hồ Dzếnh vào chung “chiếu” với Thạch Lam, Thanh Tịnh. Đây chính là ba phong cách văn xuôi trữ tình tiêu biểu trong văn xuôi nghệ thuật giai đoạn 1930-1945.

Hồ Dzếnh sáng tác không nhiều. Người ta biết đến ông qua tập thơ Quê ngoại, tập truyện ngắn Chân trời cũ và vài tiểu thuyết. Không ai yêu thích văn chương mà không một lần rung động với những trang văn đậm chất trữ tình và thấm đượm nỗi niềm thương cảm, hoài niệm về quá khứ của ông khi hướng về Chân trời cũ (chúng tôi cũng chỉ tìm hiểu những đóng góp của Hồ Dzếnh ở Chân trời cũ). Chân trời cũ là tác phẩm ông viết về những gì mình đã sống và có cảm hứng sâu sắc. Vì thế Chân trời cũ đã đem đến cho người đọc

những rung đông thật sự. “Những rung động đầy mến thương và cũng đầy đau buồn. Hồ Dzếnh là một tâm hồn dường như đẻ ra trong đau buồn và lớn lên trong đau buồn. Nỗi đau buồn ấy có sức lay động lòng người vì có nguồn gốc

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 31 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w