Hoài niệm về những tầng văn hoá lâu đời của quê hương

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 87 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Hoài niệm về những tầng văn hoá lâu đời của quê hương

Huế là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Qua những trang viết, Hoàng Ngọc Tuấn cũng rất chú ý chiều sâu văn hóa của con người xứ Huế. Đó mới là nguyên nhân chính để Huế tồn tại lâu bền nhất trong cảm xúc của người đọc. Viết về văn hóa ẩm thực hay phong tục ngày Tết, lối sống của người Huế, Hoàng Ngọc Tuấn thể hiện cảm xúc thật khó tả: “Nồi cơm trắng ngần bốc khói nghi ngút, mấy con cá nục kho với ớt mặn mòi, thêm đĩa ruốc hay mắm cà” thật tuyệt vời. Không nhắc đến những món cao lương mĩ vị, Hoàng Ngọc Tuấn chỉ nói về những thức dân dã, quê mùa như cà pháo, mắm tôm nhưng đó lại là những thức hấp dẫn nhất, làm thành nét văn hóa ẩm thực của người dân xứ Huế. Trong tác phẩm Hình như là tình yêu, Hoàng Ngọc Tuấn dẫn dắt người đọc chứng kiến những món ăn hấp dẫn khác “canh cá ngạnh nấu canh măng chua bốc khói thơm lừng”. Khẩu vị rất riêng trong ẩm thực của người Huế là hương vị ớt. Những soong cá nục kho phải chứa đầy ớt: “Khi chín, những trái ớt xanh đỏ này sẽ mềm nuột, mặn mùi cá thơm phức, cay dìu dịu, ngon không thể nào tả nổi”.

Vẻ đẹp văn hóa của người dân Huế còn được Hoàng Ngọc Tuấn thể hiện qua thú uống trà. Một chén trà nâng mời bạn bè, một chén trà trò chuyện tâm giao, thú uống trà đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc của người dân Việt Nam cũng như của nhiều dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ theo nếp sống, văn hoá của từng dân tộc mà người ta thưởng thức trà với nhiều phong cách và phương thức khác nhau. Với riêng Huế, uống trà là một nghệ thuật với bao sự sắp đặt công phu và cả những nghi thức phải tuân thủ.

Đọc Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, người đọc chứng kiến thú chơi tao nhã của các nhà Nho xưa ở đất kinh kì. Nghệ thuật uống trà của lớp người đi trước thật đặc biệt, hấp dẫn. Nước nấu pha trà phải từ giếng nước chùa Mai hoặc phải lấy nước từ lá sen đọng sương buổi sớm. Trà phải uống

trong chén Tàu, bình Tàu mới giữ đậm hương vị thơm lâu của nó. Trong tuyển tập Hình như là tình yêu, người đọc chứng kiến thú độc ẩm của người dân Huế qua cách uống trà của bà ngoại. Trong cách uống trà của người Huế, nước trà phải có mùi thơm của các loại hoa: “Sáng nào tôi cũng hái một đóa hoa hồng ngâm với trà Tàu cho bà ngoại”. Người ta có nhiều cách điểm tâm: một li cà phê, một tô phở bốc hơi thơm lừng. Với người Huế, bình trà điểm tâm buổi sáng không thể thiếu được. Trà ướp hương sen, hoa hồng, tường vi... “Bà đang pha bình trà điểm tâm buổi sớm, khói nhẹ bay vào không khí một mùi thơm dịu dàng, quen thuộc. Những cánh bông tường vi lả tả tẩm trong bình trà Tàu sôi nóng, làm tách trà thêm phần hương vị”. Sự công phu ấy cho thấy trà không đơn thuần là một thức uống mà người ta đã lồng vào đó bao công sức và tâm huyết để nâng lên thành một nghệ thuật. Tinh tế đến như thế thì người uống trà cũng phải có một tâm hồn nhẹ nhàng, luôn hướng đến những vẻ đẹp của đất trời, của con người thì mới thẩm thấu hết hương vị của chén trà. Thú uống trà của người Huế xuất phát từ cung đình. Từ cung đình ra dân gian, tính chất nghi lễ và sang trọng giảm dần nhưng cái hồn của thú thưởng thức trà vẫn được giữ nguyên. Bạn bè uống cùng nhau chén trà để tăng thêm tình thân thiết. Chén trà vì thế vẫn nặng tình, nặng nghĩa. Trong không gian xanh mướt của những ngôi nhà vườn xứ Huế, con người được giải toả khỏi những áp lực công việc, tìm thấy chính mình trong sự tĩnh lặng và sâu sắc mà hương vị chén trà đem lại. Đó chính là ý nghĩa cuối cùng của thú uống trà mà nhiều người đã chiêm nghiệm và thu nhận lại cho chính mình, làm giàu thêm bản sắc văn hóa của người dân cố đô.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc “Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa” (Huy Cận), có tình yêu đặc biệt đối với văn chương. Những câu ca dao từ ngàn xưa của người Việt Nam từng làm đắm say lòng người, nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ. Phần hồn con người Việt

Nam thể hiện qua lòng yêu thích, ham chuộng thơ văn: “Thơ, những đứa con của đất nước này vừa mở mắt chào đời là sống trong nguồn thơ bất tuyệt rồi: lời ru của mẹ, mấy vần ca dao, tiếng hò câu hát trên đồng lúa. Lớn lên, vẫn tiếp tục tìm thơ trong cảo thơm lần giở. Chết đi, nằm trong quan tài vẫn còn nghe tiếng thơ ai oán trong bài văn tế tiễn biệt. Sống cuộc sống toàn là ngập tràn trong thơ” (Tiểu Muội). Đó cũng chính là nét văn hóa của con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày. Đến với người dân vùng đất thanh lịch xứ Huế, Hoàng Ngọc Tuấn còn cho ta chứng kiến, khám phá vẻ đẹp tâm hồn của con người xứ Huế, đó là tấm lòng yêu thích thơ văn. Mỗi con người là một kho từ điển sống về vốn hiểu biết tục ngữ ca dao, thơ phú. Chính vốn hiểu biết văn học sâu rộng này khiến con người nơi đây thể hiện rất văn hóa trong ứng xử.

Từ nhỏ, nhân vật anh trong truyện Thuở ấy có nhà say mê văn chương, anh đã đọc không biết chán tủ sách của nhà ông ngoại: “Anh say mê biết bao tủ sách trong nhà, chứa đầy sách báo thật xưa của ông ngoại anh để lại. Những bộ truyện Tàu, nào là Tam Quốc Chí, Nhạc Phi diễn nghĩa, Bao Công kì án... Mỗi truyện anh đọc trên năm sáu lần nên thuộc lòng từng chi tiết, từng khuôn mặt của nhân vật”. Những gương mặt của từng nhân vật trong các trang sách đã cuốn hút tâm hồn con người. Yêu nhân vật, họ hành động theo nhân vật, nuôi khát vọng mở cánh cửa, chắp cánh cho trí tưởng tượng để tâm hồn bay cao, bay xa. Niềm say mê đọc sách đã gắn bó máu thịt với con người xứ Huế ở khắp mọi lứa tuổi từ trẻ tới già. Đọc sách là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Trong mỗi gia đình, thường có “những chiếc tủ đầy sách” mà họ gây dựng từ thời trai trẻ. Trong kí ức của Hoàng Ngọc Tuấn, bà ngoại là người ham muốn đọc sách. Tuổi già, mắt bà yếu, từ nhỏ, Hoàng Ngọc Tuấn thường xuyên phải đọc sách cho bà thưởng thức. Anh hứa: “sẽ đọc cho bà nghe trọn bộ Thuyết Đường với điều kiện là bà

phải gói riêng cho một đòn bánh tét thật nhỏ nhắn nhét đầy nhân thịt”. Mỗi tối, sau buổi ăn cơm chiều xong, nhiệm vụ của Hoàng Ngọc Tuấn là phải đọc cho bà ngoại vài chục trang sách rồi mới được đi ngủ. Cũng có khi Tí Đường bận học, vì quá say mê sách, bà ngoại lại bảo dì Út phải đọc cho bà nghe: “Con đọc cho mạ nghe, ngang cái đọan thằng gian thần Tần Cối bắt cha con Nhạc Phi về Triều...”. Cứ như thế, cuộc sống dù còn bộn bề, khó nhọc, nhưng không thể nào đành mất niềm đam mê đọc sách của bà ngoại. Niềm say mê đọc sách thấm sâu vào máu thịt của người bà yêu dấu.

Trong gia đình bà ngoại, dì Út là người say mê văn chương thơ phú. Mỗi lời nói của dì thường đi kèm với những câu tục ngữ, ca dao: “Tôi nói thầm: dì Út ơi, cháu biết dì chứa đầy trong bụng một đống thơ phú, ca dao, tục ngữ rồi. Ca dao về món ăn, về tô canh cá mà dì còn nhớ được thì cháu phục lắm”. Văn hóa đọc đã trở thành niềm say mê, gắn bó máu thịt với người dân Huế. Họ ôm ấp, giữ gìn từng cuốn sách, tập thơ. Trong Mưa Huế, Bích Câu, cô gái Huế mơ mộng đau buồn khi tập thơ của mình bị nước mưa làm nhòe hết chữ. Nàng buồn rầu khi tâm sự với Đông: “Tôi buồn quá Đông ơi. Nàng làm tôi ngạc nhiên, tôi nhìn thấy đôi mắt nàng hơi đỏ vì hình như nàng đã khóc... Tại sao buồn? Trời lụt được nghỉ học mà còn buồn gì nữa. Bộ nhà hết gạo ăn rồi hả? Không phải. Tại vì tập thơ của tôi, tôi mất hết tập thơ rồi”. Công lao tập thơ Bích Câu đã sưu tầm, tích lũy từ những bài báo chỉ sau một trận lụt đã không cánh mà bay. Thật phí cuộc đời cho những ai không biết văn hóa đọc là gì. Người dân Huế trong cách thưởng thức văn hóa đọc, họ cũng ứng xử rất có văn hóa. Qua từng trang sách, con người càng yêu hơn cuộc sống xung quanh, yêu quê hương, gia đình, bạn bè, có niềm tin, sức mạnh. Từng trang sách của văn học mà người đọc tiếp nhận, giúp con người thanh lọc tâm hồn. Trong tuyển tập Hình như là tình yêu, các cô thiếu nữ Huế vừa giỏi giang công việc nội trợ nhưng tâm hồn thì rất lãng mạn, thơ mộng. Dưới

con mắt của Hoàng Ngọc Tuấn, những cô gái Huế tâm hồn thật trong sáng, tinh tế. Nói về họ, Hoàng Ngọc Tuấn thể hiện niềm tự hào, yêu mến, cảm phục. Trong tác phẩm Tiểu Muội, cô gái có tên Tiểu Muội là người con gái rất dễ mến, tâm hồn thấm đẫm thơ văn: “Tiểu Muội thích thơ lắm. Em sưu tầm những được những tập thơ của Hàn Mặc Tử mà anh chưa từng thấy ở đâu cả. Em đọc Đường thi qua bản dịch, em chép thơ Tagore trong vở, thuộc lòng nhiều bài ca dao... Có lẽ Tiểu Muội cũng là một cô thi sĩ nhỏ”. Là cô gái có đời sống nội tâm phong phú, Tiểu Muội sống với từng nhân vật qua từng trang sách, yêu quý nhân vật, khát khao tìm mua lại cho kì được những cuốn sách dù đã cũ. Tiểu Muội đi qua những hàng sách cũ, “muốn mua một cuốn mà em đã đọc qua nhưng làm mất lâu rồi. Suốt trong cả buổi sáng, lục lạo trong cả những đống sách báo ngổn ngang, Tiểu Muội cứ đòi tìm bắt cho được thằng Holden Caulfleld của Salinger”. Viết về những ham muốn tìm kiếm sách, niềm đam mê sách của nhân vật, Hoàng Ngọc Tuấn đồng cảm, chia sẻ với từng nhân vật qua sở thích của họ. Bản thân nhà văn ngay từ nhỏ, sách đã lôi cuốn tâm hồn Hoàng Ngọc Tuấn.

Đến với con người xứ Huế, người đọc bắt gặp nét văn hóa của con người nơi đây là phong tục giỗ tết. Trong tâm thức người Việt, người đã khuất và người còn sống luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều tình cảm giữa các thế hệ, chính vì thế việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người. Không phải đợi lúc năm hết tết đến, nhân dịp giỗ chạp hay vào những ngày lễ, người ta mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ. Tuy nhiên, phải vào những ngày cận Tết, chúng ta mới thấy hết được không khí bận bịu, tất bật của việc dọn dẹp và chuẩn bị sắm sửa đồ thờ. Từ việc đánh sáng lại bộ tư đồng, lau chùi khung ảnh, thay

cát bát hương (nhang)... đều thể hiện cho nhu cầu giao hòa, gắn kết mật thiết giữa thế giới hữu tình và thế giới tâm linh thiêng liêng.

Trong tuyển tập Hình như là tình yêu, Hoàng Ngọc Tuấn nhiều lần nói đến phong tục cúng Tết của người dân xứ Huế. Xa Huế, đã nhiều lần thưởng thức Tết nhưng không khí Tết của những ngày ở Huế vẫn không sao quên được trong kí ức của nhà văn. Những ngày Tết rộn ràng trên mỗi ngôi nhà, mỗi ngả đường, mỗi khuôn mặt rạng ngời của người dân quê. Những câu văn như những tiếng reo vui: "Tiếng pháo nổ giòn vang dội làm anh nao nao và sung sướng vô cùng. Những viên pháo được đốt lên từ khắp nơi, trong ngôi biệt thự lớn, dưới những mái ngói nhỏ, trong những mái tranh nghèo nàn và trên những con đò đêm nay đang bỏ neo trên bến nước”. Không khí ngày Tết tỏa ra khắp muôn nơi, khắp hang cùng ngõ hẻm. Đối với những đứa trẻ không gì vui bằng Tết, đối với trẻ con nhà nghèo, Tết là cả nỗi háo hức, mong chờ. Chúng đếm từng ngày, từng ngày một nhiều khi chỉ là mong muốn giản đơn đến tội nghiệp là mong được đốt lên tràng pháo trong ngày giao thừa: “ Huế, những ngày gần mùng một tết, anh chờ đợi và hồi hộp đến từng ngày như một chuyên viên chờ bấm nút cho hỏa tiễn phóng lên cung trăng. Còn tám ngày... Còn bảy ngày... Còn sáu ngày...”. Không khí rộn ràng của ngày Tết vui vẻ, bình yên, ấm cúng: “Trên tấm phản rộng, bà ngoại và những bà dì, bà mợ bận rộn gói những đòn bánh chưng, bánh tét. Những bàn tay thoăn thoắt và đôi mắt chăm chú xen lẫn trong xấp lá chuối xanh xếp từng đống cao và những đậu xanh, thịt mỡ thật gợi cảm”. Giây phút linh thiêng chờ đón giao thừa thật hồi hộp. Đó là giờ khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, trời đất giao hòa. Lòng người thành kính hồi hộp chờ đón giây phút đặc biệt khiến ai nấy cảm thấy niềm xúc động rưng rưng: “... Còn hai ngày... Còn một ngày... Đêm giao thừa trời lạnh giá ”. Tất cả mọi người trong gia đình không ai ngủ được. Bàn thờ tổ tiên được mọi người thành kính chiêm ngưỡng với: “những ngọn

nến đỏ hồng và biết bao xôi chè, đùi gà luộc, cua, trứng”. Giây phút hồi hộp, trọng đại mà ai nấy đều háo hức “Đến mười hai giờ đêm, giờ cuối cùng của năm cũ và đầu tiên của năm mới”, mọi người “run rẩy châm lửa phong pháo treo trên mái hiên trước nhà”. Tiếng pháo nổ vang khắp mọi ngôi nhà. Không khí mùa xuân tràn ngập mọi ngõ xóm, sực nức mùi hương của các loài hoa từ các khu vườn trong những ngày Tết. Mọi người mở toang cánh cửa nhà mình để không khí mùa xuân tràn vào nhà, để xem “cây mai nhà mình năm nay có nở đúng kì hẹn không”. Cách thưởng thức các ngày lễ Tết trong năm của người Huế cũng không giống nhau. Nếu như những ngày Tết Nguyên đán, không khí tưng bừng, rộn ràng thì Tết Trung thu không khí bình yên, ấm cúng, thư thái: “Mâm cỗ Trung thu đã bày ra trước sân, bánh nướng, bánh dẻo, trà Tàu... Bà ngoại tôi cùng mấy ông cậu bà dì ngồi trầm ngâm trong vườn, mọi người đều nhìn lên trời thưởng trăng”. Từ một ngôi vườn xanh mướt của Huế, vào dịp tết Trung thu, mọi người ngồi bên nhau thưởng thức một tách trà thơm “và ngắm nhìn trăng lung linh soi trên bóng nước của ao hồ nào đó trong vườn nhà” là thú thưởng thức tinh tế của người dân vùng đất Cố đô.

Đọc những truyện ngắn của Hoàng Ngọc Tuấn, chúng ta nhận thấy tác giả đã quan tâm quan sát sự vật, sự việc, con người bằng cảm quan văn hóa. Miêu tả Huế với các đặc trưng văn hóa cũng là xu thế tất yếu của những người con xa quê khi muốn lưu giữ kí ức văn hóa của một vùng quê. Đặc biệt, khi sống trong cảnh đô thị ở Sài Gòn, sự khác nhau giữa hai vùng miền văn hóa càng khiến cho Hoàng Ngọc Tuấn muốn lấy kí ức văn hóa làm nguồn cảm xúc sáng tác cho riêng mình. Vì vậy những trang viết trong Hình như là tình yêu chủ yếu là dòng hoài niệm về quê hương xứ sở. Đó cũng là biểu hiện chính của dòng văn chương yêu nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Văn hóa chính là sự tổng hợp của tất cả, văn hóa do con người làm ra và được duy trì,

tiếp nối bởi chính thái độ và cách ứng xử của con người. Phải có một tình yêu quê hương sâu sắc đến độ nào nhà văn mới có thể tái hiện lên từng trang viết

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w