Kín đáo phát biể uý kiến về thời cuộc thông qua những câu chuyện “vụn vặt”, nhẹ nhàng

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 102 - 108)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Kín đáo phát biể uý kiến về thời cuộc thông qua những câu chuyện “vụn vặt”, nhẹ nhàng

“vụn vặt”, nhẹ nhàng

Văn học là tấm gương phản ánh trung thành bộ mặt xã hội. Thông qua thế giới hình tượng, thông qua những suy nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật trong tác phẩm, bạn đọc cảm nhận được hiện thực cuộc sống, hiểu được thái độ của nhà văn đối với thế giới. Nhà văn càng gắn bó với cuộc sống bao

nhiêu, những trang viết của nhà văn càng chân thành và có sức cảm hóa bạn đọc bấy nhiêu.

Các truyện ngắn trong Hình như là tình yêu thuộc dòng truyện ngắn trữ tình, mà ở đó, yếu tố hiện thực, cốt truyện đứng hàng thứ yếu. Hiện thực trong truyện ngắn trữ tình chủ yếu là hiện thực tâm trạng. Song xét trong rất nhiều truyện ngắn ở tập Hình như là tình yêu, ta thấy Hoàng Ngọc Tuấn đã thể hiện kín đáo những quan điểm, suy nghĩ của mình thông qua những câu chuyện nhỏ, “vụn vặt”, những câu chuyện mà nhiều người dễ bỏ qua trong một thời cuộc không bình yên.

2.3.1. Một cách nói về tai ương của chiến tranh

Hình như là tình yêu là những sáng tác trong lòng đô thị miền Nam, khi dân tộc ta đang trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ. Không có một tác phẩm nào trực tiếp viết về đề tài chiến tranh, nhưng không phải vì vậy mà ta không bắt gặp những suy nghĩ của nhà văn về thời cuộc, về chiến tranh.

Truyện ngắn Tiếng hát hoang đường là câu chuyện đầy trắc ẩn về người phụ nữ có hai đứa con. Nàng sống bình yên bên chồng và những đứa con yêu quý. Nhưng oái ăm thay, nàng yêu con nhưng không hề yêu chồng, “nàng yêu nhiều điều, say mê nhiều thứ”. Nàng không muốn tíếp tục dối lừa cuộc sống. Nàng đã tìm đến âm nhạc ở phòng trà trong nỗi buồn đau, chán chường. Nhưng rồi may mắn đã đến với. Nàng đã gặp một nhạc sĩ nổi tiếng tại phòng trà vào một đêm tại Đà Lạt. “Người nhạc sĩ đó đã tập cho nàng biết yêu những bài hát, biết yêu những nốt lên cao vút như ước mơ, những nốt thấp xuống như phận người”. Âm nhạc cũng giống như văn học. Khi người ta gắn bó với nó một cách máu thịt, yêu nó như chính cơ thể của mình thì tác phẩm mới có sự lan tỏa, sự rung cảm thực sự lâu bền: “Người ta không thể hát thật hay một bài hát nếu không yêu, nếu không cảm thấy những lời ca chính là những điều bao lâu nay ôm ấp chưa thành tiếng nói”. Nhờ sự tập luyện kiên trì, tiếng hát của

nàng có sức động viên cảm hóa, an ủi những nỗi đau thân phận. Không theo chủ nghĩa hiện thực nhưng qua Tiếng hát hoang đường, tác giả cho ta thấy những nỗi đau của con người do chiến tranh gây ra. Mất mát, đau khổ là không trừ một riêng ai khi có chiến tranh. Một người phụ nữ có thể trở thành góa phụ “khi người yêu của họ bất chợt ngã gục trên một chiến trường nào đó, ở Pleime, ở Đồng Xoài, Ở Chiến khu D”, “nàng kêu khóc cho nàng và cho cả biết bao cô gái khác” có số phận như nàng. Tiếng hát của nàng cũng xoa dịu nỗi đau cho những người mẹ. Có nỗi đau nào đau hơn khi người mẹ phải từ giã đứa con của mình mang nặng đẻ đau. Nhưng chiến tranh đã làm người mẹ vĩnh viễn không bao giờ thấy mặt con. Người mẹ hai lần ru con trong cuộc đời: “Lần thứ nhất khi con thơ khóc chào đời, lần thứ hai trên xác người con đã hai mươi tuổi vừa bỏ mình vì bom đạn”. Những câu chuyện tưởng “vụn vặt” nhưng lại bộc lộ quan niệm: chiến tranh không mang lại hạnh phúc cho con người, chiến tranh gắn với khổ đau, mất mát, chết chóc và chia li: “Từ lúc mùa xuân đem chiến tranh vào tận trung tâm thành phố, quán cà phê bị dẹp bỏ, bạn bè mỗi người một nơi”. Hoàng Ngọc Tuấn không nói về những trận đánh cũng như nói về quân ta, quân địch. Nhưng trong tác phẩm của ông, người đọc nhận thấy thái độ chán ghét chiến tranh của ông. Nhà văn từng bộc lộ quan điểm của mình qua nhân vật ông Trần:

Ông Trần là một người hiểu biết rộng. Tôi bàn góp với ông về những chuyện chiến tranh, lính tráng. Ông hỏi tôi còn hoãn đi lính bao lâu nữa.

- Dạ, cũng còn được một vài tháng.

- Buồn nhỉ. Thời bọn tôi đi lính cho Tây, tôi cũng bằng tuổi cháu, lúc ấy tôi nghĩ rằng bọn trẻ chúng tôi lao đao hết sức rồi, chắc đến thế hệ con cháu mình sẽ sung sướng hơn...

Nhưng các cháu bây giờ, xem ra còn cực khổ lo âu vì chuyện lính tráng hơn bọn tôi ngày trước nữa.

Tôi nói đùa:

- Thôi đành chờ xem thế hệ sau nữa vậy. - Biết đến thời nào mới yên được cháu”.

Các nhân vật trong tác phẩm Hình như là tình yêu ít khi nói và bàn chuyện chính trị. Trường hợp trao đổi, bàn bạc giữa nhân vật ông Trần và nhân vật anh giúp người đọc nhận ra rằng: các nhân vật trong Hình như là tình yêu thường bị bắt đi lính quân dịch vì họ ở trong vùng bị chiếm đóng. Nhiều lúc nhân vật chỉ muốn yên ổn sống cuộc đời bình dị, lo làm ăn nhưng vẫn không xong. Khi đế quốc Mỹ đã dùng chính sách Việt Nam hóa chiến tranh, tức là dùng người Việt đánh người Việt thì những người thanh niên đủ nghĩa vụ đi lính bị chúng lùng sục gắt gao, thậm chí bắt bớ, đánh đập rất dã man. Trong tác phẩm Không còn ai trả lời, nhân vật Văn ở trong tình trạng trốn lính quân dịch. Chàng sống trong cảnh nơm nớp lo sợ, không dám ra ngoài đường vì lúc nào cũng sợ bị cảnh sát quân đội ngụy quyền tóm cổ: “Cả mấy tháng nay không dám đi đâu xa. Tôi sợ mọi người, tưởng chừng ai cũng có thể là một gã cảnh sát hỏi giấy tờ hợp lệ quân dịch...”. Khát vọng của Văn cũng như bao con người khác là ước muốn có một cuộc sống bình yên, ở đó mỗi con người đối xử với nhau chân thành, nhân ái. Văn đã quen Thư trong cuộc gọi điện thoại. Những cuộc chuyện trò nảy sinh tình cảm giữa anh và Thư. Hai người quen nhau nhưng không hề biết mặt. Sinh nhật của Thư, nàng mời Văn đến dự và tất nhiên là chàng không từ chối. Nhưng rồi, oái ăm thay, vừa ra khỏi nhà, chàng bị lính quân cảnh “ốp” tại cây cầu quái ác. Không có hẹn hò, không có sinh nhật, một nỗi buồn đau thấm đẫm tâm hồn khi Văn gửi cho Thư những dòng tâm sự: “Bây giờ tôi đã ở một nơi xa lắm rồi, một nơi không có sinh nhật, không có quà tặng, không có tiếng cười, không có áo tím

hay sách vở gì hết”. Đó là sự thật của chiến tranh. Chiến tranh làm con người mất mát quá lớn. Chiến tranh làm giết chết những ước mơ bình thường nhất của con người: “Thế giới này có quá nhiều cơ hội cho những bọn phè phỡn ngồi trên đầu thiên hạ nhưng không có chỗ cho người chỉ muốn có một đời sống bình yên tầm thường, chỉ muốn làm một điều nhỏ mà hắn ao ước”. Thế giới trong những năm Hoàng Ngọc Tuấn sống ở trong các vùng đô thị miền Nam rất không yên bình. Những ngôi nhà bị đổ nát vì bom đạn, ngay cả nhà thờ là nơi linh thiêng nhất, cũng không loại trừ: “Trên xa kia, ngôi nhà thờ Phú Cam... đổ nát lỗ chỗ những vết bom đạn từ một năm nào”.

Truyện Đừng đến sân ga kể về nhân vật Toàn, một giáo viên Tiểu học Lăng Cô bị gọi đi lính quân dịch. Toàn “giã từ phấn trắng bảng đen, giã từ đám học trò quê kệch... Giã từ những mùa hè êm đềm rạng rỡ ánh nắng”. Trong cuộc chiến, Toàn bị trúng đạn và què chân. Những ngày ở lính quân dịch là những ngày tháng lê thê, chán chường, không còn phân biệt ngày nào với ngày nào: “Ngày còn làm lính, anh không phân biệt ngày nào với ngày nào. Chỉ nhớ ngày phát lương và ngày hết tiền cách đó không đầy một tuần. Chỉ lo lắng ngổn ngang ngày lên đường chuyển quân và nôn nóng chờ ngày chấm dứt cuộc hành quân, trở về”. Sau những tháng ngày ở quân ngũ, Toàn được giải ngũ trở về, nhưng sự ám ảnh của chiến tranh chưa chấm dứt. Những mắc cảm về thân phận, nỗi đau nhức nhối của chiến tranh vẫn chưa bị xóa mờ: “Mặt trận, chiến tranh, súng đạn, máu, mồ hôi... Đau đớn, yếu đuối và hung dữ thù hận... Những cái đó chưa thực sự chấm dứt đối với anh. Chúng vẫn chưa chịu chết tiệt hẳn mặc dầu bây giờ anh đang ở thật xa nơi chốn đầy thuốc súng, chúng vẫn còn âm ỉ lúc nhúc trong người anh như một thứ vi trùng độc địa”. Trong tác phẩm Hình như là tình yêu, Toàn, Văn, nhân vật xưng

anh... là những người bị bắt quân dịch. Hoàng Ngọc Tuấn cho người đọc cảm nhận rõ về những suy nghĩ của những người phía bên kia cuộc chiến. Họ cho

rằng “đó là những việc điền cuồng” mà những ngày ở chiến trường họ cảm thấy “như một màn lưới trói buộc tâm hồn” làm cho con người ta cảm thấy tâm hồn “rũ rượi và đầy những cảm giác nhờm gớm”.

Các nhân vật của Hoàng Ngọc Tuấn ít đề cập đến những vấn đề chính trị nhưng người đọc vẫn cảm nhận rất rõ những day dứt, khổ đau mà con người phải chịu đựng trước cuộc chiến. Toàn, nhân vật trong truyện Đừng đến sân ga đã bộc lộ những suy nghĩ, nỗi đau của thân phận người: “Chiến tranh vẫn chưa chấm dứt đối với một kẻ đã giải ngũ. Nhất là với một con người tận nguyền như Toàn, dầu anh vẫn còn đứng vững trên đất, vẫn còn đi được không cần chiếc nạng gỗ, nhưng thỉnh thoảng, hình bóng cái chân hằn vết sẹo thóp nhỏ cứ lởn vởn trước mặt anh”. Qua nhiều truyện ngắn, Hoàng Ngọc Tuấn đã thể hiện khát vọng của con người muốn có một cuộc sống hòa bình.

Truyện ngắn Ở một nơi ai cũng quen nhau kể chuyện các nhân vật từ những nơi xa lạ trở về hội ngộ ở khu vườn cỏ. Trong thành phố, cảnh “tiền bạc, áp phe và không khí sôi nóng của tình hình chính trị” đã làm họ mệt mỏi, căng thẳng. Các chàng trai, cô gái: Xuân, Giang, Nhuệ, Trịnh, Mai... đã tụ tập về lều cỏ “để được chuyện trò như pháo nổ, được cười sặc sụa như trẻ thơ”. Các nhân vật không tranh luận, bình phẩm nhiều về thời cuộc nhưng họ cảm nhận thấy tình hình thời cuộc luôn là nỗi ám ảnh. Con người muốn sống, khát khao những điều bình thuờng nhưng họ không tránh khỏi những vòi bạch tuộc

của thời cuộc. Nó có thể chụp vào họ bất cứ lúc nào và làm thay đổi, đảo điên cuộc sống của họ: “Nhưng thời cuộc lần hồi xòe những móng ngón tay dài quái ác chụp bắt những người chối từ nó. Đời sống không làm ai toại nguyện cả, đời sống dần dần đã tống cổ mỗi người ra khỏi chiếc vỏ ốc hồn nhiên đẹp đẽ của mình. Đời sống xô đẩy họ vào những con đường mà trước đây họ không bao giờ mơ mộng đến”.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn của hoàng ngọc tuấn (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w