7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Sự tiếp nối của Hoàng Ngọc Tuấ nở dòng truyện ngắn trữ tình
1.3.2.1. Việc tiếp tục khẳng định vẻ đẹp của loại truyện ngắn trữ tình trong bối cảnh sáng tạo mới
Tiếp nối các nhà văn như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu,... Hoàng Ngọc Tuấn trong những truyện ngắn của mình, hầu như không hề đặt ra một vấn đề xã hội nào gay gắt. Ông không chối bỏ cuộc sống nhưng ông miêu tả hiện thực cuộc sống qua một cái nhìn riêng. Khác với nhiều nhà văn cùng thời, ông không tái hiện cuộc sống chiến tranh với cảnh đầu rơi, máu chảy. Người đọc sẽ không tìm thấy những cảnh tượng bom gào, đạn thét. Thay vào đó, Hoàng Ngọc Tuấn tái hiện cuộc sống của tuổi trẻ, tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình quê hương. Nhưng đọc kỹ, người đọc vẫn nhận ra thấp thoáng đằng sau trang viết bóng dáng của của sự mất mát, hy sinh thời chiến tranh.
Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu... là những người khởi đầu cho dòng truyện ngắn trữ tình. Đến với Hoàng Ngọc Tuấn, ngoài việc kế thừa một giọng văn đầy chất thơ, ông còn là người mang đến cho dòng truyện ngắn trữ tình một phong cách mới. Đề tài về tình yêu, tình bạn, tình cảm gia đình đã có rất nhiều nhà văn khai thác và gặt hái được những thành công đáng kể. Với những chủ đề muôn thuở của văn chương, Hoàng Ngọc Tuấn đã mang đến cho bạn trẻ Việt Nam những tác phẩm để đời. Có thể nói giai đoạn 1954- 1975 là thời kỳ nước sôi lửa bỏng, cả nước đang dốc sức cho cuộc chiến. Lúc này, sáng tác của các nghệ sỹ nhằm mục đích phục vụ cuộc chiến tranh. Họ viết để ca ngợi, động viên những người chiến sĩ. Đứng trước một hoàn cảnh đặc biệt như vậy, Hoàng Ngọc Tuấn lại có một cách nhìn khác. Không ồn ào, không đao to búa lớn, tác phẩm Hoàng Ngọc Tuấn mải mê về hai đề tài: tình bạn, tình yêu và tình cảm quê hương. Khi Buổi chiều Hạ Lan ra đời, Hoàng Ngọc Tuấn bỗng trở thành một hiện tượng văn chương thời thượng. Ngay sau đó, truyện ngắn của ông thu hút độc giả ở khắp mọi nơi, mọi giới. Phong cách trầm tư, sâu lắng, nhẹ nhàng, mượt mà nhưng đầy tính
nhân văn, tác phẩm Hoàng Ngọc Tuấn đã gây sự chú ý nhiều đối với các độc giả.
Con người không tránh khỏi sự nghiệt ngã của thời gian. Năm tháng với những nỗi ám ảnh của chiến tranh làm cuộc sống con người càng buồn bã. Nỗi sợ hãi khiến họ thu mình lại trong vỏ bọc. Sự kìm nén trước hoàn cảnh khiến họ càng thấy khát khao một cuộc sống bình yên. Độc giả vẫn khao khát tình yêu, hạnh phúc, tình quê hương. Những trang văn của Hoàng Ngọc Tuấn đã giúp họ phần nào giải tỏa được tâm lý đó. Họ đến với Hoàng Ngọc Tuấn để quên đi khói lửa chiến tranh, quên đi những mất mát và sự hy sinh. Những câu chuyện: Ở một nơi ai cũng quen nhau, Như truyện thần tiên,
Buổi chiều Hạ Lan, Hình như là tình yêu... ngọt ngào, tươi mát ấy đến với bạn trẻ làm xoa dịu nỗi đau, sự ngột ngạt, bế tắc trong cuộc sống. Trong khi cả nước đang trong thời kỳ ác liệt nhất của cuộc chiến tranh, tác phẩm Hình như là tình yêu phần nào xao dịu những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra. Với một tài năng nghệ thuật, kế thừa những tinh hoa của lớp đàn anh đi trước, Hoàng Ngọc Tuấn đã góp phần đưa dòng truyện ngắn trữ tình có những đột phá đáng kể.
1.3.2.2. Những nỗ lực làm tăng thêm tính đa âm cho truyện ngắn trữ tình
Nhắc đến Hoàng Ngọc Tuấn là nhắc đến một tài năng nghệ thuật độc đáo nhưng lại toả sáng một cách âm thầm và lặng lẽ. Ông đến với văn chương một cách rất tình cờ. Nhân trả lời phỏng vấn báo Tuổi Ngọc, ông đã nói lên suy nghĩ của mình: “Văn chương không phải là một nghề nghiệp hiểu theo nghĩa thông thường. “Văn” chọn tôi chứ tôi không chọn văn... Nhưng nếu nói một cách đơn giản, thì tôi theo đuổi nghiệp văn chương vì đó là một sinh hoạt có ý nghĩa nhất trong đời sống, theo ý kiến riêng của tôi”. Với nỗ lực của bản thân, trong những sáng tác của Hoàng Ngọc Tuấn, cốt truyện không đóng một vai trò nào đáng kể. Nhà văn tập trung sự chú ý vào số phận con người, tính
cách nhân vật và những biến đổi xúc cảm của nhân vật trước những cuộc sống và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào, ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống. “Sự khao khát bóng mát của những cây cổ thụ trong rừng, cơn mưa mát lạnh của miền núi, đám mây đẹp của không khí vùng cao nguyên luôn luôn có một vẻ sầu muộn. Tất cả đã xa tôi trong một khoảng thời gian dài. Cũng như Châu. Tôi đã xa Châu thật lâu...” (Hình như là tình yêu). Suốt cuộc đời cầm bút của mình, dù có hàng nghìn độc giả ái mộ, Hoàng Ngọc Tuấn chỉ ấp ủ một điều: đi tìm một tầng lớp độc giả lý tưởng biết chia sể mối đồng cảm, đồng thuận với tác giả ngay trong cuộc đời này.
Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Hoàng Ngọc Tuấn chỉ chuyên tâm với truyện ngắn trữ tình. Bằng một giọng văn nhẹ nhàng trầm tĩnh, không ào ạt nhưng Hoàng Ngọc Tuấn vẫn tạo được cảm giác lắng đọng, ngấm sâu: “Cùng lúc, trong bóng đêm vắng lặng chỉ có tiếng rù rú của bầy chim bồ câu trong chuồng, trong vòng tay ôm và những cái hôn vụng về, tôi cảm thấy hạnh phúc lẫn đau đớn tràn ngập trong người” (Hình như là tình yêu).
Như đã nói, Hoàng Ngọc Tuấn hầu như không hề đặt ra bất cứ một vấn đề xã hội nào gay gắt. Xuyên suốt tập truyện ngắn Hình như là tình yêu, người đọc cảm nhận một thế giới không có tiếng súng, không có những cái chết đang rình rập. Tác phẩm là những trang truyện ngắn đầy những chất thơ, nói về tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ. “Đôi mắt Châu giận hờn óng ánh trong bóng tối làm tôi cảm thấy sung sướng vô cùng. Đôi mắt ấy mà ứa ra những giọt nước mắt là tuyệt...” (Hình như là tình yêu). Đây là những tình cảm ngọt ngào, thi vị của tuổi mới lớn, vừa xen lẫn tình cảm yêu đương buổi đầu vừa vương vấn tình cảm bạn bè. Đến với Buổi chiều Hạ Lan, ta bắt gặp sự nhí nhảnh và dễ thương của những cô cậu học trò. Và có người cho rằng truyện ngắn đầu tay này của Hoàng Ngọc Tuấn chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của J.D. Salinger và
Bắt trẻ đồng xanh. Nhân vật Holden Caueld có phảng phất bóng dáng trong truyện Hoàng Ngọc Tuấn.
Chương 2
NHỮNG NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN HOÀNG NGỌC TUẤN XÉT TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG